Có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN?
Mặc dù con đường hình thành một đồng tiền chung tương tự như đồng euro sẽ gặp nhiều trở ngại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng hiệp hội nên thử đưa ra phương án này.

Có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN? Ảnh: ASEAN
Trong bài viết đăng tải trên báo Bangkok Post với tiêu đề "Về trường hợp đồng tiền chung ASEAN", tác giả Vijay Eswaran nhận định mặc dù con đường hình thành một đồng tiền chung tương tự như đồng euro sẽ gặp nhiều trở ngại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng dù sao các nước trong hiệp hội nên thử đưa ra các phương án.
Ông Vijay Eswaran là người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Tập đoàn QI, một tập đoàn có trụ sở chính tại Hong Kong (Trung Quốc) tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh như giáo dục, bán lẻ, bất động sản, khách sạn và các sản phẩm cao cấp.
Bài viết đã phân tích về những khó khăn và thách thức trong việc hình thành đồng tiền chung ASEAN, cũng như lợi ích và hệ lụy mà đồng tiền này có thể mang lại nếu được ra đời. Nội dung cụ thể như sau:
Khoảng cách về kinh tế và xã hội giữa các nước ASEAN
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khiến ASEAN dễ bị tổn thương bởi các dòng vốn xuyên biên giới. Khu vực này đã trải qua sự thay đổi đáng kể từ một khối hầu hết là các nước kém phát triển và đang phát triển thành một khối có các nền kinh tế năng động nhất thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đã dẫn đến chênh lệch thu nhập gia tăng và mức độ bất bình đẳng bị nới rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến chống đói nghèo cũng như làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và đe dọa sự gắn kết trong xã hội.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, ông Mahathir Mohamad khi đó là Thủ tướng Malaysia đã đưa ra ý tưởng hình thành một đồng tiền chung cho khu vực. Vào năm 2019, ông đã nhắc lại đề xuất này. Ông cho rằng nên có một loại tiền tệ "không được sử dụng ở trong nước mà chỉ dung cho mục đích thương mại". Đồng tiền này sẽ tương đương với vàng và có thể thay thế đồng USD như một phương tiện được sử dụng trong thương mại và đầu tư tại khu vực.
Tại sao lại thúc đẩy một đồng tiền chung trong ASEAN?
Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhìn sang châu Âu. Trong 23 năm kể từ khi đồng euro được thông qua, đồng tiền chung châu Âu đã đóng góp không nhỏ vào sự ổn định, khả năng cạnh tranh và thịnh vượng của các nền kinh tế châu Âu. Euro là đồng tiền duy nhất đã giúp duy trì môi trường giá cả ổn định và bảo vệ các nền kinh tế châu Âu trước biến động tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, trong khi châu Âu đã chứng minh rằng một đồng tiền chung có thể hoạt động trong môi trường toàn cầu hóa, thì châu lục này vẫn cần phải thận trọng trước những hệ lụy mà nó có thể mang lại.
Tất cả chúng ta đều nhớ chính sách tiền tệ chung của châu Âu với một số điểm không phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia đã gián tiếp gây ra một cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu cách đây một thập kỷ.
Rủi ro về tỷ giá
Khi quản lý theo hình thức thả nổi tỷ giá, tiền tệ có xu hướng biến động nhiều hơn so với các nguyên tắc cơ bản về kinh tế đối với một quốc gia. Điều này đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế nhỏ đang phát triển với thị trường vốn mỏng.
Nhiều nền kinh tế mới nổi của châu Á đang dự trữ đáng kể đồng USD để đề phòng bất ổn tài chính tiềm ẩn. Với mức độ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ như vậy, các nước châu Á chịu nhiều tác động từ những cú sốc phát sinh từ thay đổi trong chính sách và tình hình kinh tế liên quan đến Mỹ. Các nền kinh tế này phải tuân theo các chu kỳ tài chính toàn cầu về dòng vốn, giá tài sản và tăng trưởng tín dụng.
Do đó, các nước đang phát triển có các khoản nợ lớn phải trả bằng ngoại tệ thường "sợ thả nổi". Các chính sách tiền tệ ở những quốc gia như vậy có xu hướng đi theo chu kỳ hơn là ngược chu kỳ.
Dựa trên kỳ vọng của những người ủng hộ việc thả nổi tỷ giá hối đoái, tỷ giá linh hoạt thường trở thành một yếu tố gây sốc hơn là giảm sốc. Sự biến động không cân đối trong tỷ giá hối đoái đã dẫn đến bất ổn gia tăng, thương mại và đầu tư thấp hơn và làm giảm tăng trưởng kinh tế nói chung.
Đồng tiền chung có thể mang lại những lợi ích gì cho ASEAN - và cụ thể hơn là cho Thái Lan?
Giống như một ngôn ngữ chung tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa mọi người, một đồng tiền chung có thể giúp loại bỏ sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, phòng ngừa các hoạt động đầu cơ và nâng cao khả năng thương lượng của ASEAN.
Lãi suất dài hạn có thể giảm và ít biến động hơn. Một đồng tiền chung cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các luồng thương mại nội vùng, từ đó gây áp lực lên giá cả và dẫn đến hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn.
Các cá nhân cũng sẽ được hưởng lợi vì họ sẽ không còn phải đổi tiền khi đi du lịch trong khu vực và sẽ có thể so sánh giá cả dễ dàng hơn. Với vị trí đắc địa của Thái Lan, điều này có thể tăng thêm lợi ích thương mại nội khối ASEAN cho nước này.
Các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và du lịch sẽ có khả năng trở nên phù hợp hơn đối với các công dân ASEAN khác, làm tăng nhu cầu trong các lĩnh vực này. Nguồn nhân lực có thể dễ dàng thay thế cho nhau hơn, dẫn đến cơ hội việc làm lớn hơn cũng như tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.
Thách thức về chính trị
Tuy nhiên, việc duy trì một đồng tiền chung trên thực tế có thể khó hơn rất nhiều so với việc chấp nhận nó.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các yếu tố cản trở việc áp dụng một đồng tiền chung bao gồm trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước thành viên ASEAN, sự yếu kém trong lĩnh vực tài chính của một số quốc gia quốc gia và sự bất cập của "cơ chế tổng hợp nguồn lực" cùng các thể chế cần thiết cho một liên minh tiền tệ. ADB cho biết quan trọng nhất là khu vực này thiếu các điều kiện tiên quyết về chính trị để có thể đi đến hợp tác tiền tệ.
Một đồng tiền chung cần hệ thống tài chính và thị trường mạnh mẽ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thể chế nhưng không phải tất cả các nước ASEAN đều có thể chế như vậy để đối phó với các mối đe dọa trong lĩnh vực tài chính, vốn đã gia tăng trong những năm gần đây.
Ở Thái Lan, sự trở lại của các cuộc biểu tình chính trị sau khi nới lỏng các hạn chế di chuyển có thể tạo tiền đề cho sự bất ổn về chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó là sự thiếu kiểm soát đối với các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia, cũng như các hạn chế liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của chính phủ. Không phải tất cả các thành viên ASEAN đều sẵn sàng chấp nhận điều này trong tích tắc.
Có lẽ việc áp dụng một loại tiền kỹ thuật số mà các quốc gia như Singapore và Campuchia hiện đang theo đuổi để nâng cao hiệu quả thanh toán có thể là chìa khóa để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên.
Tiền tệ kỹ thuật số và các đổi mới trong hệ thống thanh toán có thể tăng tốc độ giao dịch trong nước và xuyên biên giới, giảm chi phí giao dịch và cuối cùng mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống tài chính cho các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn.
Về mặt kinh tế, một đồng tiền chung có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia đã cân nhắc đến những thiệt hại trong việc có khả năng mất quyền tự chủ về tiền tệ so với lợi ích của một liên minh tiền tệ.
Sự tăng trưởng và phát triển của ASEAN có thể được nâng lên nhờ một đồng tiền chung - giúp khu vực này cải thiện sự ổn định tài chính và đóng góp vào nền kinh tế thế giới.
(Theo TTXVN)
- Cùng chuyên mục
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng
TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 06/05/2025 11:11
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago