Cổ đông công ty 144.000 tỷ đồng bị phạt gì nếu không góp đủ vốn?

Nếu không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ khi các cổ đông không hoàn tất nghĩa vụ góp vốn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
BẢO LINH
26, Tháng 02, 2020 | 19:25

Nếu không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ khi các cổ đông không hoàn tất nghĩa vụ góp vốn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

ba-phuong-1582713338099554856664-1582713372786943575150-1582713505347713870518-15827141361701494583643-1843

Bà Kim Thị P, một trong 3 cổ đông sáng lập doanh nghiệp trăm ngàn tỷ đang phải chạy ăn từng bữa - Ảnh: BN (Tuổi trẻ)

Vừa qua, giới đầu tư  xôn xao khi Tổng cục thống kê cho biết trong tháng 1/2020 đã xuất hiện 1 doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội với vốn đăng ký là 144.000 tỷ đồng.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, doanh nghiệp này có tên là CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco), thành lập ngày 17/1/2020. 

Con số này khiến cộng đồng tài chính xôn xao, bởi lẽ nó còn lớn hơn cả Viettel và bằng 4 ngân hàng quốc doanh Big4 cộng lại không khỏi làm giới tài chính xôn xao. Trong khi đó,  cả nước mới chỉ có 5 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng, gồm 3 tập đoàn kinh tế nhà nước là PetroVietnam, EVN và Viettel cùng 2 doanh nghiệp FDI là Formosa Hà Tĩnh và Vietnam Beverage - thành viên của tập đoàn đồ uống ThaiBev của Thái Lan - là công ty đã trực tiếp chi ra 5 tỷ USD để mua lại 53,6% cổ phần của Sabeco từ Bộ Công thương.

Càng bất ngờ hơn khi mới đây truyền thông đưa tin, cổ đông Kim Thị Phương góp 30% doanh nghiệp, tương ứng 43.200 tỷ đồng, phải lo chạy ăn từng bữa và chẳng có đồng nào để góp vốn vào công ty.

Vậy điều gì xảy ra với các cổ đông này trong trường hợp họ không thể góp số vốn cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các cổ đông phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp không thực hiện được đúng cam kết, tức cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua, đồng nghĩa sẽ không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác. 

Với trường hợp cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán và không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác. 

Số cổ phần chưa thanh toán còn lại được coi là cổ phần chưa bán và HĐQT được quyền bán.

Nếu không tuân thủ yêu cầu về đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ khi các cổ đông không hoàn tất nghĩa vụ góp vốn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. 

Cụ thể, khoản 3 điều 28 Nghị định nói trên cho biết, hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đang ký bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Điều kiện khắc phục đi kèm là doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh vốn góp theo số vốn đã thực góp.

Cùng với đó, Điều 17 Luật Doanh nghiệp cũng nghiêm cấm hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ