Cơ chế chính sách phát triển các khu kinh tế ven biển thiếu đột phá

Nhàđầutư
"Cơ sở hạ tầng ven biển tại các khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế…"PGS-TS. Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đánh giá.
THÀNH VÂN
25, Tháng 05, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
"Cơ sở hạ tầng ven biển tại các khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế…"PGS-TS. Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đánh giá.

Nhiều 'rào cản' phát triển

Tại hội thảo "Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra" mới đây, TS. Hoàng Thị Hoàng Hương, Đại học Quy Nhơn cho rằng, mặc dù các khu kinh tế ven biển đã đạt được những kết quả nhất định về thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương, nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Theo TS. Hương, thể chế ở các khu kinh tế ven biển tuy có vượt trội so với các khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, nên so với các khu thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới, nó vẫn còn thể hiện nhiều bất cập và không đủ sức cạnh tranh.

"Điểm đáng nói cho đến nay, mới chỉ có một vài khu kinh tế có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thực hiện đầu tư, một số nhà đầu tư đã thực hiện các dự án đầu tư lớn nhưng ít có dự án đầu tư với công nghệ hiện đại", TS. Hương cho hay.

Tương tự, theo PGS-TS. Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, các khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành nơi thí điểm vận dụng sáng kiến về cơ chế chính sách phát triển cho các địa phương. Quy mô hoạt động kinh tế của các khu kinh tế ven biển lớn mạnh và đang khẳng định vị trí trong nền kinh tế vùng…

binh

PGS-TS. Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Ảnh: T.V.

Tuy nhiên, PGS-TS. Bình cho rằng, cơ chế chính sách phát triển của các khu kinh tế ven biển dường như thiếu đột phá và chưa đủ mạnh theo yêu cầu phát triển. Cơ chế chính sách chung cho tất cả tuy đã tạo ra sự bình đẳng nhưng khá cứng nhắc, không phù hợp tính đặc thù của các địa phương và kéo theo tình trạng phân tán dàn trải đầu tư.

"Cơ sở hạ tầng bên trong và ngoài vẫn chưa đồng bộ, chưa đảm bảo tính kết nối, tính hiện đại và phát triển kém. Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng ven biển tại các khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế…", PGS-TS. Bình nói.

Cùng nhìn nhận về vấn đề này, Th.s Nguyễn Phương Thảo, Viện nghiên cứu Việt Nam đánh giá, phát triển khu kinh tế ven biển thời gian qua đã có nhiều điểm tích cực. Các khu kinh tế ven biển đang dần trở thành trung tâm kinh tế của các địa phương, có vai trò thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nhờ thu hút đầu tư vào công nghiệp, gia tăng thu ngân sách, gia tăng việc làm và thu nhập của người lao động.

Th.s Thảo cho rằng, dù tạo ra được những điểm tích cực, song sự phát triển khu kinh tế ven biển vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém như chất lượng đầu tư còn thấp, liên kết trong phát triển trong và giữa các khu kinh tế ven biển còn yếu, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, chất lượng việc làm còn thấp, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được xử lý và thực hiện tốt.

"Các yếu kém hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau như chất lượng chính sách hỗ trợ, quản lý còn chưa phù hợp, thiếu vốn đầu tư hạ tầng đồng bộ, phát triển khu kinh tế ven biển vẫn mang tính cục bộ, địa phương...", Th.s Thảo nói.

khu-kinh-te-mo-chu-lai

Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Thành Vân.

Cần có cơ chế chính sách đột phá

Hiến kế phát triển các khu kinh tế ven biển, PGS-TS. Bùi Quang Bình đề xuất, các cơ chế chính sách xây dựng và phát triển khu kinh tế ven biển cần phải hoàn thiện theo hướng nâng cấp khung khổ pháp luật từ Nghị định lên thành Luật để bảo đảm cho các khu kinh tế ven biển có một khung pháp lý đủ mạnh, đồng bộ.

Đồng thời, giải quyết triệt để sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp luật, trong cơ chế phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về khu kinh tế ven biển nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển và tương thích với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

"Nghiên cứu, xem xét sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước cho phép địa phương, nơi có khu kinh tế ven biển được thực hiện các phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế ven biển với tỷ lệ phù hợp, để địa phương có thể huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư.

Mặt khác cần thiết hoàn thiện và xây dựng đồng bộ chính sách phát triển khu kinh tế ven biển và tích hợp vào chính sách phát triển kinh tế biển, ven biển của quốc gia và vùng", PGS-TS. Bình nói. 

cang-chu-lai

TS. Hoàng Thị Hoàng Hương, Đại học Quy Nhơn đề xuất, cần cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào khu kinh tế ven biển. Ảnh: Thành Vân.

PGS-TS. Bình cho biết thêm, cơ chế chính sách của các địa phương hiện nay thay vì tập trung chủ yếu vào chính sách ưu đãi thuế và ưu đãi về đất đai cần tập trung vào tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi bình đẳng.

Cùng với đó, tập trung ưu tiên và quan tâm nhiều hơn với các dự án đổi mới sáng tạo và lĩnh vực nghiên cứu - phát triển (R&D) vào các khu kinh tế ven biển ở miền Trung. Thực hiện các chính sách phát triển các mô hình vườn ươm công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất...

Đồng quan điểm, TS. Hoàng Thị Hoàng Hương, Đại học Quy Nhơn cũng đề xuất hoàn thiện khung thể chế phục vụ sự phát triển các khu kinh tế ven biển biển. Trong đó, xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý chung cho khu kinh tế ven biển phát triển theo đúng định hướng chiến lược phù hợp với đặc điểm, lợi thế, theo định hướng phát triển của địa phương và quốc gia, nhằm chủ động khai thác triệt để những lợi thế.

TS. Hương cũng cho biết, cần cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào khu kinh tế ven biển. Thu hút hút đầu tư có chọn lọc, có định hướng theo ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ