Chuyện lạ: Tỷ phú vẫn lo thiếu ăn

Nhàđầutư
Người dân vùng dự án chạy dọc ven biển ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhận tiền tỷ bồi thường nhưng vẫn lo kế sinh nhai ngày một ngày hai.
TRƯƠNG TAM
13, Tháng 09, 2017 | 16:07

Nhàđầutư
Người dân vùng dự án chạy dọc ven biển ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhận tiền tỷ bồi thường nhưng vẫn lo kế sinh nhai ngày một ngày hai.

Cầu Cửa Đại nối TP Hội An với các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ (Quảng Nan) đưa vào sử dụng hơn một năm nay. Nhiều nhà đầu tư lớn tìm đến đầu tư xây dựng resort, biệt thự, khách sạn, chuỗi du lịch mọc lên như nấm trên những đồng cát trắng mịn sát biển.

Thắc thỏm trên bạc tỷ

Chỉ quang cảnh vùng quê thay da đổi thịt, ông Phan Quốc Trị (trú xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên) kể, bắt đầu tư năm 2008 đến nay quê hương vùng cát này thay đổi hẳn lên. Trên làng dưới xã, ai cùng bàn tán chuyện di dời dân cư, chuyện sẽ có nhiều dự án du lịch “khủng” đỗ về đây. Cuộc sống dân cư yên ả bỗng chốc xô bồ lên.

resort-ven-bien-duy-xuyen

Resort, biệt thự, khách sạn, chuỗi du lịch mọc lên như nấm trên những đồng cát trắng mịn sát biển Duy Xuyên 

Trước đây, Quảng Nam bắt đầu triển khai Dự án quy hoạch tổng thể sắp xếp dân cư ven biển Quảng Nam. Theo đó, trên 18 ngàn hộ dân, gần 73 ngàn nhân khẩu của 15 xã thuộc 4 huyện nằm trong vùng dự án. Trong đó, trên 4 ngàn hộ dân phải di dời, hàng chục ngàn hộ còn lại sẽ được sắp xếp, chỉnh trang trong nội bộ. Tổng nguồn vốn đầu tư cho “cuộc di dân” này dự kiến gần 3.700 tỷ đồng.

Người dân vùng Đông này lóa mắt với những dự án tỷ đô như Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (15 ngàn ha), Khu đô thị Nam Hội An (650 ha), khu nghỉ dưỡng Dacotex Hải Âu Xanh (18.7ha)… Người dân còn chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã chen chân nhau lên xã, lên huyện nhận tiền đền bù từ các dự án. Những lão nông bỗng chốc trở thành tỷ phú, đổi đời trong một đêm. “Con số quá lớn với chúng tôi. Ai ai cũng hồ hởi, vui mừng. Sau vì cầm nhiều tiền quá cũng bất an. Thực chất đây là vùng quê nên đất đai ai cũng rộng thênh thang tiền đền bù giải tỏa nhiều. Hồi đó, bà con gặp nhau đều nghe câu nhận bao nhiêu tỷ, xây nhà mấy trăm triệu”, ông Huỳnh Văn Cho, trú khu Tây Sơn Đông, xã Duy Hải kể.

Ngay sau đó, nhiều người về khu tái định cư thi nhau xây nhà, dựng cửa. Có người chia cho con cho cháu, cũng có những tay chơi đốt sạch bạc tỷ sau vài ba tháng ăn chơi ở tận mấy thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn… Để rồi đến nay tỷ phú đang ngồi bó gối, nơm nớp nỗi lo kế sinh nhai.

Theo ông Cho, dẫu được đầu tư hoàng tráng điện đường bề thế nhưng đến nay chỉ mới khoảng 20 hộ dân đến khu tái định này ở. Tôi nhận 4 tỷ đồng tiền đền bù. Sau xây nhà và cho con cái một ít xong thì còn dư 400 triệu gửi ngân hàng. 400 triệu với tôi vẫn là con số nhiều khủng khiếp. Nhưng rồi về khu tái định cư không còn đất canh tác, không công ăn việc làm nên cứ rút dần rút mòn tiền để ăn.

Đây là nỗi lo chung của nhiều hộ dân phải nhường đất lại cho các nhà đầu tư lớn mà ở vùng ven biển Quảng Nam này. "Tại khu tái định cư Sơn Viên (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên), với hệ thống hạ tầng đèn điện hiện đại chỉ là lác đác vài căn nhà mới mọc lên. Người ta không chịu đến đây tái định cư - ông Nguyễn Văn Hai, một cư dân địa phương chua chát nói.

Theo ông Hai, chính quyền có chủ trương giải tỏa, ông được đền bù hơn 1 tỷ đồng. Ngày nhận tiền chẳng dám tin, nhưng rồi thực tại quá chua chát. Tiền tỷ đã cầm nhưng nhà cửa đất đai không còn. Ông tính mua 1 miếng đất ở khu tái định cư rồi xây cái nhà dù dè sẻn hết đát cũng mất 4- 5 trăm triệu. Lô đất chính chỉ đủ ở. Nếu muốn nuôi trồng con gà con heo, lão phải mua thêm lô phụ với giá 180 triệu đồng/lô. “Nhà tôi đông người. Nếu không có thêm đất đai thì chắc được ít tiền còn lại cũng bay vèo trong mấy tháng. Nghĩ rứa nhưng tôi cũng chưa dám mua đất đành dựng tạm lều ở. Hàng ngày tôi tranh thủ gieo cây nén, loại giống ngắn ngày ở khoảnh đất cũ trước khi chuyển hẳn cho dự án du lịch”, ông Hai nói.

Đây là nỗi lo chung của những nông dân vùng ven biển Quảng Nam bất chốc trở thành tỷ phú. “Số tiền tưởng lớn những qua ít năm ai cũng vơi dần. Có tiền mà không sinh lợi nên đủ hệ lụy. Nhiều người được nhận mấy tỷ đồng vẫn lo. Chưa nói chuyện nhà cửa, dân chúng tôi lo lắng không thích nghi ở nơi mới hay mồ mả tổ tiên bao đời nay dời đi phải xây lại cho đàng hoàng tử tế ra sao. Trước đây, có ít lúa ít gạo, nếu nuôi thêm con gà con heo cũng được đồng ra đồng vào. Nay vô khu tái định cư chỉ có ngồi chơi xơi nước, suốt ngày bắt mặt nhìn ra đường. Rồi hết đời mình, đời con cháu không biết tính như thế nào…”, một người dân nói.

Mờ mịt kế sinh nhai

Chủ tịch UBND xã Duy Hải Nguyễn Văn Thống cho biết, địa phương bị giải tỏa trắng 1.000ha để nhường đất cho dự án. Đã có 163ha được thu hồi, 178 hộ dân cũng được di dời lên khu tái định cư mới. Ông Thống cũng thừa nhận, hiện có bộ phận lớn người dân vẫn chưa chịu dời lên nơi mới bởi vấn đề sinh kế, việc làm. “Hiện người dân trong xã có 2 nguồn thu nhập chính là từ tiền bồi thường giải tỏa và làm các nghề liên quan đến biển, nghề nông. Sau khi giải tỏa vùng này không còn đất sản xuất nữa. Vì vậy, ngoài tiêu dần tiền đền bù thì nhiều người trung niên, lớn tuổi không còn nguồn thu khác”, ông Thống nói.

nguoi-dan-duy-xuyen-lo-ke-sinh-nhai

 Người dân vùng dự án ở vùng ven biển Quảng Nam đang vất vả mưu sinh sau khi bị giải tỏa.

Chung quan điểm, ông Nguyễn Tấn Nam, Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa cho biết thêm, việc các dự án về địa phương tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH nhưng cũng nhiều hệ lụy. Về lâu về dài, đối với chuyện sinh kế người dân vùng ven biển thì những dự án nói trên sẽ hỗ trợ giúp đỡ, tạo công ăn việc làm. Nhưng thực tế, còn quá xa vời vì vướng trình độ, tuổi tác… của lao động. Cũng như tốc độ “rùa bò” trong triển khai của các dự án chứ chưa nói đến chuyện hỗ trợ sinh kế người dân. Vì thế, tương lai an sinh của những cư dân ven biển vẫn mịt mù, nếu không muốn gọi là bế tắc.

Chưa kể, cũng chính vì giải tỏa đền bù triển khai chậm chạp đã gây lãng phí, khốn khổ cho người dân. Liên quan đến công tác đền bù cũng xuất hiện tiêu cực, kiện tụng kéo dài. Chưa hết, nhiều hộ dân vùng giải tỏa đã nhận tiền nhưng vẫn chưa di dời hay cố chấp xây thêm nhà cửa. Đó là thực trạng đã đang và còn diễn ra vùng biển Quảng Nam...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ