Chuyển đổi số đang thay đổi lĩnh vực lao động, việc làm

Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, ngành lao động đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp.
HÀ NAM
31, Tháng 10, 2021 | 07:00

Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, ngành lao động đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp.

Chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lao động, việc làm. Từ năm 2019, đã có nhiều dự báo về việc chuyển đổi số sẽ tác động đến cơ cấu việc làm, đòi hỏi người lao động phải thay đổi phương thức làm việc để có thể thích nghi và nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành truyền thống để phù hợp với một xã hội được chuyển đổi số.

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Việt Nam là quốc gia có lực lượng lao động trong độ tuổi vàng. Năm 2020, lực lượng lao động của nước ta là 54,8 triệu người. Đảm bảo việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số là một trong những mục tiêu quan trọng với một nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam.

thu-truong-bo-ld-tb-xh-le-van-thanh

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Đặc biệt, trong 2 năm qua, tác động của dịch COVID-19, là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động, việc làm ở Việt Nam nhanh hơn.

"Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, ngành đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng áp dụng công nghệ, số hóa trong việc kết nối cung cầu lao động; tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước; ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mới. Một số điểm sáng nổi bật của thị trường lao động Việt Nam thời gian vừa qua bao gồm việc chuyển dịch theo hướng tốt hơn. Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên liên tục tăng qua các năm, đến nay là 26,1%", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói.

Ngày 5/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 176 ban hành chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, theo đó, đặt mục tiêu chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90% vào năm 2030.

Ông Lê Văn Thanh cho rằng, để lực lượng lao động ứng phó và thích nghi với quá trình chuyển đổi số là vấn đề không dễ dàng. Đã có không ít lo ngại về việc chuyển đổi số tạo ra biến động trong thị trường lao động, đặc biệt ở những quốc gia có năng suất lao động thấp và chủ yếu dựa vào gia công, lắp ráp.

"Với Việt Nam, sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh, robot vào sản xuất như hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam như nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng có thể sẽ phải chịu sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vì nước ta có quy mô dân số lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao. 46 triệu lao động Việt Nam chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao do bị thay thế bởi lao động robot, trang thiết bị công nghệ thông minh… Bên cạnh đó, chuyển đổi kỹ thuật số đang định hình lại và chuyển đổi các kỹ năng theo yêu cầu, trong đó nổi bật nhu cầu về nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động", ông Thanh cho biết thêm.

chuyen-doi-so-thay-doi-linh-vuc-lao-dong

 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế xã hội toàn cầu, ông Lê Văn Thanh cũng nhấn mạnh, thị trường lao động trong nước cần những giải pháp toàn diện từ tất cả các bên liên quan để nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, thông qua phát triển kỹ năng và tăng cường tri thức cho người lao động trong tình hình mới.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), số lượng các việc làm mới tại Việt Nam do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại, và một số lượng việc làm mới ít hơn trong lĩnh vực sản xuất.

Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào thực tế lực lượng lao động trong nước có đủ kỹ năng phù hợp thông qua các nền tảng số hay không trong khi việc làm truyền thống mất đi có thể xảy ra ngay lập tức.

(Theo VOV)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ