Chứng khoán tuần tới trông đợi vào điều gì?

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần lễ nhiều khó khăn. VN-Index có 3/5 phiên giảm điểm trong tuần với tổng mức giảm 2,38%. Thanh khoản cũng cho thấy rõ sự ảm đạm của thị trường khi phần đông nhà đầu tư (NĐT) lựa chọn giải pháp hạn chế giao dịch trong bối cảnh không rõ ràng của thị trường.
MINH KHÔI
02, Tháng 07, 2018 | 07:42

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần lễ nhiều khó khăn. VN-Index có 3/5 phiên giảm điểm trong tuần với tổng mức giảm 2,38%. Thanh khoản cũng cho thấy rõ sự ảm đạm của thị trường khi phần đông nhà đầu tư (NĐT) lựa chọn giải pháp hạn chế giao dịch trong bối cảnh không rõ ràng của thị trường.

fef43_24ee7_ttck

 

Giá trị giao dịch trong tuần này giảm thêm 23% so với tuần trước đó. Khối ngoại ghi nhận mức mua ròng nhưng giá trị mua ròng này lại bị ảnh hưởng cục bộ rất lớn từ cổ phiếu YEG (YEAH1) vừa niêm yết trong tuần này. Nếu loại bỏ giao dịch mua ròng đột biến tại YEG, thực tế khối ngoại đã tiếp tục bán ròng hơn 400 tỉ đồng trong tuần này, giảm nhẹ so với mức bán ròng gần 500 tỉ đồng trong tuần trước đó nhưng đây vẫn là mức đáng ngại.

Lo ngại của thị trường tập trung phần lớn cho những diễn biến “bên ngoài Việt Nam”.

Những căng thẳng leo thang trong nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã phủ sắc đỏ lên hầu hết thị trường các quốc gia mới nổi trong tuần rồi. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng được xem là nguyên nhân quan trọng khiến chỉ số sức mạnh đồng đô la tăng khá mạnh trong phần lớn thời gian tuần rồi và điều này đã ít nhiều tạo ra áp lực lên tỷ giá đô la trong tuần qua, khiến tâm lý của NĐT có thêm các nghi ngại (nhất là khi họ nhìn thấy khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng khá lớn).

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, NĐT có thể trông đợi vào điều gì cho tuần giao dịch tiếp theo?

Cá nhân người viết đánh giá có 3 nút thắt sẽ cần được “nới lỏng” trong tuần sau nếu mong muốn VN-Index nói riêng và thị trường nói chung hồi phục trở lại, bao gồm:

(1) Khối ngoại giảm cường độ bán ròng;

(2) Diễn biến tại thị trường các quốc gia mới nổi ít nhất đi ngang và

(3) Chỉ số sức mạnh đô la không vượt 95.

Khối ngoại giảm cường độ bán ròng

Một số thông tin “không chính thức” cho thấy một phần lớn nhu cầu bán của khối ngoại trong 2 tuần gần đây liên quan nhiều hơn đến các quỹ bị động và động thái rút vốn tại cá biệt của một quỹ đầu tư tầm trung trên thị trường. Trong khi đó ở chiều mua vào, phần còn lại của khối ngoại có vẻ đang “chờ đợi” nhìn thấy sự ổn định hơn của diễn biến thị trường các quốc gia lân cận và câu chuyện về tỷ giá trước khi thật sự tự tin hơn trong vấn đề giải ngân.

Diễn biến tại thị trường các quốc gia mới nổi

Sẽ là khó khăn để nghĩ về một kịch bản tích cực dành cho TTCK Việt Nam nếu thị trường tại các quốc gia mới nổi tiếp tục diễn biến kém tích cực. Điểm sáng đã đến trong phiên giao dịch cuối cùng trong tuần rồi khi phần lớn thị trường các quốc gia mới nổi đã đón nhận sự hồi phục rất mạnh mẽ, có thể kể đển như: Shanghai (+2,17%), Hang Seng (+1,61%), IDX Composite (+2,33%), KLCI (+1,55%)... Đây có thể là đòn bẩy tinh thần quan trong dành cho NĐT tại thị trường Việt Nam trong đầu tuần sau.

Chỉ số sức mạnh đô la

Vùng điểm 95 có thể xem là một cột mốc quan trọng của chỉ số sức mạnh đô la khi trong liên tiếp một tháng qua đã có ít nhất ba lần chỉ số này thử thách rất quyết liệt khu vực kháng cự. Trong phiên cuối cùng của tuần, USD Index đã một lần nữa điều chỉnh mạnh trở lại gần 1% từ khu vực 95 điểm và tạm dừng chân tại mức 94,23 điểm. Một kết quả tiếp tục duy trì bên dưới vùng 95 trong tuần sau sẽ là kết quả tích cực hơn dành cho thị trường các quốc gia mới nổi.

Trong trường hợp các nút thắt vừa nêu được nới lỏng hơn ở tuần sau, NĐT có quyền kỳ vọng một đợt hồi phục của VN-Index với mục tiêu ít nhất trở lại quanh khu vực 1000 điểm. Ở chiều hướng tiêu cực khi không có được những cải thiện như người viết đã nêu, VN-Index có thể sẽ tiếp tục suy giảm để kiểm tra lại vùng đáy cũ trước đó quanh vùng 915-925 điểm.

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ