Chưa đủ thông tin khẳng định gạo Ấn Độ 'đội lốt' gạo Việt Nam

Nhàđầutư
Mặc dù là đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng gần đây Việt Nam đã nhập khẩu một khối lượng lớn gạo từ thị trường Ấn Độ. Điều đáng nói, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của việc gian lận xuất xứ đối với gạo Ấn Độ, gây ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam.
PHƯƠNG LINH
27, Tháng 06, 2021 | 06:16

Nhàđầutư
Mặc dù là đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng gần đây Việt Nam đã nhập khẩu một khối lượng lớn gạo từ thị trường Ấn Độ. Điều đáng nói, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của việc gian lận xuất xứ đối với gạo Ấn Độ, gây ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đã đạt gần 247 nghìn tấn, trị giá 74,8 triệu USD. Con số này tăng đột biến hơn 3.250 lần về lượng và tăng gần hơn 554 lần về trị giá so với 76 tấn, trị giá 135 triệu USD của cùng kỳ năm 2020.

Đây là lượng gạo nhiều nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam. Trước đó, giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn từ 500 tấn cho đến vài nghìn tấn.

Từ năm 2020 Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng vẫn tiếp tục diễn trong những tháng đầu năm 2021.

ttxvn_bocxepgao

Từ 2020, Việt Nam bất ngờ nhập khẩu một khối lượng lớn gạo từ thị trường Ấn Độ. Ảnh: TTXVN

Theo bảng giá gạo xuất khẩu mới nhất do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố, dù gạo 5% xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 5 USD/tấn, bán ra ở mức 478 USD/tấn, giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống như Thái Lan (434 USD/tấn; Pakistan: 428 USD/tấn; Ấn Độ: 388 USD/tấn). Như vậy, gạo 5% tấm của Ấn Độ đang thấp hơn gạo Việt Nam tới 90 USD/tấn.

Bên cạnh đó, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).

Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).

Kiến nghị dừng nhập khẩu gạo 

Cùng với việc lượng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tăng lên, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của việc gian lận xuất xứ đối với gạo Ấn Độ, gây ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam.

Trước nguy cơ gạo Ấn Độ "đội lốt" xuất xứ Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã kiến nghị cần có cơ chế giám sát đối với gạo nhập khẩu.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, việc gạo Ấn Độ nhập khẩu vào Việt Nam gây ảnh hưởng rất lớn đến công ty và những DN gạo trong nước, bởi gạo Ấn Độ nhập khẩu "ồ ạt" vào Việt Nam, thậm chí lấy xuất xứ giả gạo Việt Nam để chào bán giá rẻ, gây ảnh hưởng đến giá gạo Việt Nam.

"Tình trạng này đã xảy ra từ năm 2020 đến nay, trong khi mỗi lần đi đàm phán Việt Nam chỉ được xuất khẩu 5.000-10.000 tấn gạo, thì hiện nay Việt Nam lại cho nhập khẩu gạo tràn lan, tính đến nay ít nhất cũng 500.000 tấn rồi", ông Bình nói.

Theo ông Bình, nếu như ở vụ Đông Xuân vừa qua, gạo Việt Nam được chào bán với giá từ 520-530 USD/tấn vẫn chốt được đơn thì hiện tại giá chào bán chỉ ở mức từ 470-480USD/tấn nhưng nhiều khách hàng đang “dè chừng,” đơn hàng xuất khẩu gạo ngày càng ít.

"Việt Nam lúc nào cũng thừa gạo, đứng trong top đầu về xuất khẩu gạo, 40 năm nay đều xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo mỗi năm. Trong nước thì luôn luôn đủ hoặc thừa để xuất khẩu, vậy nhập khẩu gạo về để làm gì? Nhập khẩu gạo về chỉ để “phá” nền nông nghiệp lúa gạo Việt Nam mà thôi", ông Bình bức xúc.

Lãnh đạo công ty Trung An đề nghị cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương và Hải quan ngưng ngay việc nhập khẩu gạo để tránh tình trạng DN gạo trong nước bị chèn ép như hiện nay.

Có hay không việc gạo Ấn Độ 'khoác áo' gạo Việt?

Thời gian vừa qua, dư luận liên tục nóng lên khi các công ty gạo Việt Nam cho hay, khách hàng tại một số nước than phiền về việc chất lượng gạo trắng của Việt Nam có dấu hiệu giảm sút, thậm chí, chỉ tương đương với gạo Ấn Độ trong khi giá lại cao nên ngưng mua do nghi ngờ gạo Ấn Độ giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Thực tế, mới đây, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP. HCM đã phát hiện một số lô hàng nhập khẩu với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái. Trong đó, dù tờ khai ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác lại thể hiện là hàng… “Product in Vietnam”.

Cụ thể, lô hàng này thuộc 2 tờ khai nhập khẩu do một doanh nghiệp tại Hà Nội đăng ký làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Cát Lái vào cuối tháng 2 và tháng 3/2021. Theo khai báo trên tờ khai hải quan, lô hàng gạo này có xuất xứ Ấn Độ, qua kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện toàn bộ số gạo nhập khẩu được đóng gói 50kg/bao, trên bao bì, nhãn mác thể hiện xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam (bao bì gạo đều ghi rõ tên thương hiệu, địa chỉ nhà máy, địa chỉ doanh nghiệp tại Việt Nam; thành phần gạo 5% tấm...).

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với Nhadautu.vn, ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho hay, hiện nay, chỉ có việc gạo Ấn Độ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến, tuy nhiên chưa có đủ thông tin khẳng định gạo Ấn Độ “đội lốt” xuất xứ gạo Việt Nam.

"Việc có tình trạng gạo Ấn Độ gian lận như các DN phản ánh hay không chúng tôi phải điều tra rõ, khi nào có thông tin chính xác thì cơ quan Hải quan sẽ thông báo lại. Còn kiến nghị tạm dừng nhập khẩu thì phải đề nghị với Bộ Công Thương", ông Tuấn nói.

Trong khi đó, thông tin với báo chí, Cục Hải quan TP. HCM cho biết, đơn vị đã ban hành kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ… đối với nhiều mặt hàng, bao gồm cả gạo trắng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ