Chưa doanh nghiệp Đà Nẵng nào tiếp cận được gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng

Nhàđầutư
Sau hơn 2 tháng triển khai đến nay, chưa doanh nghiệp nào ở Đà Nẵng tiếp cận được gói tín dụng 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0%/năm để trả lương cho người lao động. Chính sách không phù hợp, thủ tục rườm rà khiến doanh nghiệp nằm ngoài tầm với gói hỗ trợ này.
THÀNH VÂN
07, Tháng 07, 2020 | 19:13

Nhàđầutư
Sau hơn 2 tháng triển khai đến nay, chưa doanh nghiệp nào ở Đà Nẵng tiếp cận được gói tín dụng 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0%/năm để trả lương cho người lao động. Chính sách không phù hợp, thủ tục rườm rà khiến doanh nghiệp nằm ngoài tầm với gói hỗ trợ này.

Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Đà Nẵng khóa IX, các đại biểu đã thảo luận tình hình ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là các gói hỗ trợ của chính phủ đến với người dân và doanh nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp chung toàn TP. Đà Nẵng là 7,24%, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 7,55% (trong khi cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi là 2,89%).

Qua thống kê cho thấy có khoảng 179.000 người lao động bị ảnh hưởng, trong đó có 12.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng, 59.600 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không lương và 106.800 lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm. 

IMG_1550-2

Doanh nghiệp Đà Nẵng khó tiếp cận với gói hỗ trợ 16.000 tỷ để trả lương cho người lao động

Đến nay việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng lao động, doanh nghiệp gặp nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về thời điểm áp dụng, quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện.

Theo bà Cao Thị Huyền Trân, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn thành phố, nhất là tình trạng người lao động mất việc làm, bị ngưng việc, nghỉ việc không lương.

Đến ngày 30/6/2020, có 2.935 đối tượng lao động (gồm 114 lao động thuộc đối tượng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc  nghỉ việc không hưởng lương; 2.821 lao động bị chấm dứt hợp đồng, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm) và 90 hộ kinh doanh cá thể được nhận hỗ trợ. 

GD

Bà Phan Thị Thuý Linh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng

Bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Đà Nẵng cho biết, việc rà soát, lập danh sách, chi hỗ trợ cho người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp gặp khó khăn đang có nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

Cụ thể, việc kê khai danh sách người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ do dịch COVID-19 (đối tượng thuộc Điều 1 và Điều 5 Quyết định 15/2020/QĐ-TTG ngày 24/4/2020) đang gặp rất nhiều vướng mắc.

Theo quy định thì thời gian người lao động phải nghỉ việc không hưởng lương tính từ 1/4/2020 đến hết 15/6 hoặc 30/6/2020. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng hầu như nghỉ việc trước thời gian đó (từ tháng 2 đến trước ngày 1/4/2020) nên các địa phương không thể lập danh sách những lao động này, cho dù họ bị mất việc và giảm thu nhập thật sự do dịch COVID-19.

Bà Phan Thị Thuý Linh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng cho biết, đối với doanh nghiệp vay vốn để trả lương, với gói hỗ trợ này thì cả nước hầu như chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn này. Bởi vì, theo quy định điều kiện để được vay là phải tối thiểu doanh nghiệp phải trả 50% lương cho lao động ngừng nghỉ việc từ tháng 4 đến 6/2020. Và đặc biệt, doanh nghiệp phải thật sự khó khăn về tài chính cũng như là không có nợ xấu thì mới đủ điều kiện vay.

“Vay thì phải trả lương cho người lao động ngừng việc, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp vừa không đảm bảo về mặc tài chính theo quy định vừa có nhu cầu khác (nhu cầu được mở rộng sản xuất, kinh doanh và nhu cầu được trả lương cho người đang lao động) nên dẫn đến tình trạng không có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói hộ trợ này”, bà Linh cho hay.

Theo bà Linh, đến nay đã chi trả cho gần 99.000 người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên đối với việc chi trả cho người lao động, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp thì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tiến độ còn chậm, số lượng hỗ trợ còn ít gây bức xúc cho người dân.

“Ngoài việc kê khai các biểu mẫu thủ tục hồ sơ còn phức tạp thì nguyên nhân chính các đối tượng trên chưa được hỗ trợ do không đảm bảo các quy định, các điều kiện của trung ương quy định”, bà Linh cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ