Chủ tịch TP.HCM: Sẽ đeo bám vấn đề hỗ trợ tài chính, giảm thuế cho doanh nghiệp

Nhàđầutư
Các vấn đề thủ tục liên quan hỗ trợ tài chính, giảm thuế, đặc biệt về thuế, giảm thuế như kiến nghị thuộc thẩm quyền, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã tập hợp các ý kiến này và sẽ đeo bám, tháo gỡ vấn đề cho doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nói chung.
NHÂN TÂM
20, Tháng 08, 2021 | 13:56

Nhàđầutư
Các vấn đề thủ tục liên quan hỗ trợ tài chính, giảm thuế, đặc biệt về thuế, giảm thuế như kiến nghị thuộc thẩm quyền, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã tập hợp các ý kiến này và sẽ đeo bám, tháo gỡ vấn đề cho doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nói chung.

8G9A1742

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: TTBC TP.HCM.

Sáng 20/8, kết luận hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện tại TP.HCM đã thực hiện đến ngày thứ 42 giãn cách xã hội. Những ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp có thể thấy qua hơn 21.000 công ty giải thể trong 7 tháng đầu năm 2021.

Theo ông Phong, việc ban hành Quyết định chỉ thị 15, 16 là những quyết định rất khó khăn. "Chúng tôi hiểu rằng nếu việc giãn cách xã hội nghiêm sẽ đóng vai trò quan trọng với công tác phòng chống dịch, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt người dân, doanh nghiệp sản xuất, môi trường đầu tư. Dù vậy, vì sự an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân, TP.HCM phải đi đến quyết định như vậy", Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết vào ngày 16/8 vừa qua đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, như: Nhóm giải pháp duy trì để không đứt gãy sản xuất hàng hóa, hàng thiết yếu với người dân; giải quyết vướng mắc theo mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến"; các chính sách hỗ trợ tài chính, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin. Những kiến nghị này được dựa trên tập hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi bị đại dịch COVID-19 tác động.

Trước kiến nghị, đề xuất của nhiều doanh nghiệp về phương pháp "3 tại chỗ", ông Phong chia sẻ, trong đợt 4 bùng dịch này, biến chủng Delta lây quá nhanh, các hoạt động của doanh nghiệp tại TP.HCM lại có đặc điểm rất riêng.

Một yếu tố quan trọng là "hội chứng bóng bàn" - nghĩa là nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM có lượng lao động trải dài 5-7 quận trên thành phố. "Tác động lây lan của biến chủng này rất lớn trong cộng đồng, chẳng may 1 anh công nhân nhiễm tại khu phố thì sẽ có nguy cơ mang mầm bệnh vào doanh nghiệp và lây cho các công nhân khác ở nhà máy", ông Phong nói.  

Lãnh đạo TP.HCM nhận định mô hình "3 tại chỗ" xuất phát từ đây. Khi triển khai phương thức này, chúng tôi mong muốn áp dụng biện pháp thực hiện công tác phòng chống dịch trong thời gian ngắn và sau đó có thể nới lỏng, nhưng thực tế tình hình càng căng thẳng hơn, mô hình sản xuất này vẫn phải kéo dài thời gian áp dụng và ảnh hưởng tâm lý người lao động”.

Ngoài ra, vị Chủ tịch UBND TP.HCM cũng lưu ý rằng mô hình "3 tại chỗ" chỉ thích ứng với một bộ phận doanh nghiệp nhất định với quy mô vừa phải. Doanh nghiệp quy mô lớn quá thì không thực hiện được. Cùng với đó, khi triển khai mô hình "3 tại chỗ", doanh nghiệp tự nguyện đăng ký, nhưng cần có sự thẩm định của cơ quan chuyên môn y tế”.

Trong khi đó, mô hình "1 cung đường, 2 địa điểm" được áp dụng với doanh nghiệp không có điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện "3 tại chỗ", linh hoạt bằng cách doanh nghiệp bố trí cơ sở lưu trú, chịu trách nhiệm đưa đón người dân theo 1 cung đường đến nơi làm việc, nơi ở theo một chu trình khép kín.

Do đặc thù sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không giống nhau, ông Phong cho biết thêm TP.HCM hiện đang thảo luận với 4 phương án:  Tiếp tục thực hiện 3 tại chỗ, phương án thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lao động vừa; "1 cung đường, nhiều điểm đến" thay vì chỉ là "2 điểm đến" như phương án cũ; tổ chức hoạt động 4 xanh gồm: Nhân lực xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh; kết hợp các phương án trên, tùy vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, miễn là đảm bảo hoạt động kinh doanh, bảo vệ sức khỏe người lao động.  

Về tiêm vaccine, hiện nay, TP.HCM đã tiêm 85% người lao động ở các khu công nghiệp và khu chế xuất (khoảng 286 ngàn lao động và 3.000 chuyên gia), riêng khu công nghệ cao thì là khoảng 47.000 lao động.

TP.HCM đang có kế hoạch tiêm đợt 2 cho 85% người tiêm đợt 1 và 15% người chưa tiêm đợt 1. Ngoài ra, quy trình tiêm cũng sẽ được rút ngắn. Ban đầu quy trình này là 8 khâu, nhưng sau đó, TP.HCM cho rằng cần đẩy nhanh công tác tiêm và rút gọn quy trình. Tốc độ tiêm hiện tại của thành phố có thể lên đến hơn 300 ngàn người trong 1 ngày.

Với lực lượng công nhân bên ngoài, TP.HCM đặt mục tiêu là tiêm tất cả sao cho đến hết quý III/2021 là tiêm 70% dân số độ tuổi trên 18 tuổi.

Các vấn đề thủ tục liên quan hỗ trợ tài chính, giảm thuế, đặc biệt về thuế, giảm thuế như kiến nghị thuộc thẩm quyền, ông Nguyễn Thành Phong cho hay đã tập hợp các ý kiến này và sẽ đeo bám, tháo gỡ vấn đề cho doah nghiệp FDI và các doanh nghiệp nói chung.

Đối với vấn đề hàng hóa thiết yếu, không thiết yếu, thành phố sẽ tiếp thu và làm rõ các khái niệm này. "Còn liên quan đến chuyện vận chuyển, chúng ta chỉ quy định về việc không được vận chuyển hàng bị cấm lưu hành", ông Phong khẳng định.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ