Chủ tịch Quốc hội: Quy hoạch đi trước mà chưa có thì bó tay hết

Nhàđầutư
"Từ khi có Luật Quy hoạch đến nay, việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn rất chậm, tác động nhiều đến phát triển. Quy hoạch đi trước một bước mà chưa có thì bó tay hết", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
BẢO LÂM
22, Tháng 09, 2021 | 11:41

Nhàđầutư
"Từ khi có Luật Quy hoạch đến nay, việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn rất chậm, tác động nhiều đến phát triển. Quy hoạch đi trước một bước mà chưa có thì bó tay hết", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Sáng 22/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành".

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu chậm tiến độ lập quy hoạch

Trình bày báo cáo tóm tắt kế hoạch, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết mục đích của kế là đánh giá toàn diện, khách quan việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.

Kết thúc hoạt động giám sát, đoàn giám sát sẽ có báo cáo đánh giá cụ thể việc sử dụng nguồn lực cho công tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030; Lựa chọn tư vấn lập quy hoạch và chất lượng của công tác tư vấn quy hoạch; tiến độ, cách thức triển khai công tác lập, thẩm định và quyết định/phê duyệt các quy hoạch; tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch; việc tuân thủ các quy định về căn cứ, yêu cầu, nội dung quy hoạch của từng cấp/loại quy hoạch theo hệ thống quy hoạch quốc gia; tác động đối với công tác quản lý nhà nước, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân...

Báo cáo sẽ đánh giá việc quản lý các quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành) là những quy hoạch có ảnh hưởng lớn đến quản lý đầu tư công, hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và của người dân.

vu-hong-thanh

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội.

Đồng thời, phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (làm rõ những tồn tại, hạn chế là do quy định pháp luật hay do tổ chức thực hiện); làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong việc chậm tiến độ lập quy hoạch, lãng phí nguồn lực, chất lượng quy hoạch, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động đầu tư, kinh doanh và việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó, kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý những tồn tại, hạn chế nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030; kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, pháp luật có liên quan và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch.

Đối tượng giám sát là Chính phủ và các bộ (trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực sau: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), HĐND, UBND cấp tỉnh.

Về phạm vi, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định pháp luật liên quan trên phạm vi cả nước.

Thời gian giám sát từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2019, riêng các quy định về lập, thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018).

Kiến nghị xử lý thích đáng với sai phạm, chậm trễ

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định hồ sơ chuẩn bị công phu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu việc giám sát phải cho ra những kết quả cụ thể, thiết thực; công tác giám sát phải vừa toàn diện, vừa có trọng tâm trọng điểm.

vuong-dinh-hue

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng từ khi có Luật Quy hoạch đến nay, việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn rất chậm, tác động nhiều đến phát triển. Ảnh: Quốc hội.

"Tinh thần là đảm bảo nguyên tắc "4 mắt" - ai làm gì cũng phải có người khác giám sát và phải nghe nhiều tai, nhiều kênh, có tính chất độc lập với nhau thì mới có thể "gạn đục khơi trong được" chứ không nghe một chiều. Từ khi có Luật Quy hoạch đến nay, việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn rất chậm, tác động nhiều đến phát triển. Quy hoạch đi trước một bước mà chưa có thì bó tay hết", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ông Vương Đình Huệ cũng cho rằng giám sát làm rõ cho được lý do vì sao chậm, cần chỉ ra những bất cập của khung khổ pháp luật nếu có để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh. Kết thúc giám sát cần có kiến nghị hình thức xử lý thích đáng với các tổ chức cá nhân sai phạm, chậm trễ, cản trở công tác thi hành pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phân tích cần giới hạn phạm vi giám sát chuyên đề này là việc thực hiện quy hoạch, chứ không bao gồm toàn bộ quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch.

Kết luận buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí dự thảo kế hoạch và đề cương chi tiết, đồng thời đề nghị đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến đóng góp hôm nay để tiếp tục hoàn thiện và trình ký ban hành.

Ông Trần Quang Phương nhấn mạnh thêm phải tạo cho được sự thống nhất nhận thức đối với chủ thể giám sát, đối tượng giám sát về sự cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan Quốc hội trong tình hình mới để có phương thức thực hiện phù hợp với tình hình hiện nay; qua giám sát phải tạo điểm nhấn, lan toả cả nhiệm kỳ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ