Chủ tịch Quốc hội: Đề xuất thời điểm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm từ 1/1/2023

Nhàđầutư
Không đồng ý với đề xuất của Chính phủ lấy mốc 1/7/2023 Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực, Chủ tịch Quốc hội đề xuất thời điểm có hiệu lực thi hành của luật là từ 1/1/2023.
ĐÌNH VŨ
25, Tháng 10, 2021 | 15:46

Nhàđầutư
Không đồng ý với đề xuất của Chính phủ lấy mốc 1/7/2023 Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực, Chủ tịch Quốc hội đề xuất thời điểm có hiệu lực thi hành của luật là từ 1/1/2023.

vuong-dinh-hue

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 25/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật để tháo gỡ các điểm nghẽn, các vướng mắc để thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ngoài ra, cần quan tâm đến bảo hiểm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để tạo bệ đỡ cho người nông dân.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội so sánh “cuộc sống mà không có bảo hiểm giống như là đi cầu thang mà không có tay vịn”. Dư địa để phát triển thị trường bảo hiểm trong nước còn lớn, cả về bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm vi mô, cũng như các hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm.

"Thời gian qua, tăng trưởng ở lĩnh vực này là tương đối tốt và còn nhiều tiềm năng. Do đó, tháo gỡ vướng mắc của thị trường bảo hiểm là một bộ phận rất quan trọng để phát triển thị trường vốn", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường bảo hiểm, để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát một số nội dung.

Cụ thể, đề nghị Chính phủ tiếp tục đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm, cả về nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm và tái bảo hiểm. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý tới bảo hiểm vi mô trong lĩnh vực phi nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

"Nước ta là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai gây thiệt hại đến cây trồng, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, hiện nay, khi thiệt hại do thiên tai còn nặng về hỗ trợ của Nhà nước hoặc hỗ trợ từ hoạt động thiện nguyện trong nhân dân. Trong khi đó, bù đắp cho thiệt hại này từ sản phẩm bảo hiểm còn chưa đáp ứng, thậm chí sản phẩm bảo hiểm cho lâm nghiệp, ngư nghiệp gần như là chưa có", Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, dù dự thảo Luật đã có tiếp thu nhưng nội dung về sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là chưa đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển thị trường này trong thời gian tới. "Dù bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp là rất khó, khó trong tính toán phí bảo hiểm... nhưng khó cũng phải làm để phát triển mạnh bảo hiểm trong lĩnh vực này theo tiến bộ của thế giới và làm cho người nông dân yên tâm đầu tư, sản xuất".

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về hợp đồng bảo hiểm theo hướng bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trên cơ sở luật gốc là Bộ luật Dân sự. Hợp đồng bảo hiểm cần phù hợp với kinh doanh bảo hiểm tới đây trên môi trường số, môi trường điện tử, liên quan đến các vấn đề số hóa, chữ ký điện tử, hồ sơ điện tử… 

Về thời điểm có hiệu lực của Luật sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ đề nghị lấy mốc thời gian là 1/7/2023. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề xuất thời điểm có hiệu lực thi hành của luật là ngày 1/1/2023.

"Sau khi Quốc hội thông qua dự kiến kỳ họp tháng 5/2022, còn tới 6 tháng để ban hành văn bản hướng dẫn. Không thể lấy lý do không ban hành kịp văn bản hướng dẫn để chậm trễ áp dụng luật, nhất là trong bối cảnh nước ta vừa phải phòng, chống dịch vừa phải phục hồi, phát triển kinh tế thì việc có một luật mới được ban hành có thể đẩy thị trường lên cũng là một giải pháp thiết thực cho việc phục hồi kinh tế hậu đại dịch", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ