Chủ tịch LienVietPostBank Nguyễn Đình Thắng: 'Chuyển đổi sang nền kinh tế số, thể chế phải đi trước một bước'

Bên lề Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) Nguyễn Đình Thắng chia sẻ, để tận dụng được cuộc CMCN 4.0, thể chế phải đi trước một bước vì cái mới đưa vào sẽ xung đột với quy định cũ, sẽ gây rủi ro về pháp lý.
ANH MAI (ghi)
03, Tháng 05, 2019 | 10:40

Bên lề Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) Nguyễn Đình Thắng chia sẻ, để tận dụng được cuộc CMCN 4.0, thể chế phải đi trước một bước vì cái mới đưa vào sẽ xung đột với quy định cũ, sẽ gây rủi ro về pháp lý.

nguyendinhthang

Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.

Thời gian qua, Chính phủ và Trung ương Đảng rất nỗ lực để đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng đối với nền kinh tế và cụ thể đã ban hành Nghị quyết TW 10, đồng thời liên tục triển khai cắt giảm điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Ông Nguyễn Đình Thắng: Chúng tôi đánh giá rất cao Đảng và Chính phủ khi đã có Nghị quyết 139 về cởi trói cho doanh nghiệp, đó là việc làm rất tích cực giúp cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Theo dự báo, GDP năm 2019 tăng trưởng 7%, nếu có chính sách tốt để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân phát triển, trong đó có giảm thuế, cắt giảm điều kinh doanh, thông thoáng thủ tục hành chính... Nếu cắt giảm thuế thu nhập thì việc phát triển số lượng doanh nghiệp đến năm 2020 khoảng 1 triệu doanh nghiệp, 2025 khoảng 1,5 triệu và 2030 dự kiến trên 2 triệu doanh nghiệp sẽ được mở ra.

Vậy đối với LienVietPostBank thì cắt giảm các thủ tục hành chính tác động thế nào tới ngân hàng?

Ông Nguyễn Đình Thắng: Ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, vậy nên cắt giảm cũng có giới hạn. Với một số điều kiện kinh doanh trong thời kỳ mới, Bộ Tài chính đang nghiên cứu cởi trói cho ngành ngân hàng.

Chính phủ cũng đang khuyến khích ngân hàng đi đầu trong thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu không cải tiến về khung pháp lý thì hệ thống không dùng tiền mặt không thể phát triển trên toàn quốc được, ví dụ như thiếu những khung khổ pháp lý để ngân hàng là cánh tay nối dài hỗ trợ cho không dùng tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước hiện cũng đang xem xét việc dùng ví điện tử. Một số chính sách khác đã cởi trói như thủ tục đăng ký, mở thêm điểm giao dịch, chi nhánh.. Với một số điều kiện phát triển kinh doanh vĩ mô đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì các ngân hàng được quyền chủ động.

Chúng ta đang chuyển sang kinh tế số, nhưng nhiều khi từ chủ trương đến cách hiểu đang bị lệch. Đây là thời cơ cho các doanh nghiệp tư nhân, vậy chúng ta nên tận dụng thời cơ này như thế nào để các doanh nghiệp tư nhân phát triển?

Ông Nguyễn Đình Thắng: Để tận dụng được cuộc CMCN 4.0 có 3 điều kiện hoặc yếu tố thế giới đã có mà chúng ta có thể học để ứng dụng. Thể chế phải đi trước một bước vì cái mới đưa vào sẽ xung đột với quy định cũ, sẽ có rủi ro về pháp lý. Vai trò của Chính phủ đặc biệt quan trọng. Vì dùng công nghệ số sẽ khác, ví dụ với taxi công nghệ, nếu không rạch ròi sẽ xảy ra xung đột giữa hai hình thức và có thể xung đột về thuế.

Đề nghị Chính phủ sớm có quy định rõ ràng thế nào là kinh doanh số và điều kiện để kinh doanh số và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, phân phối như thế nào khi doanh nghiệp bước vào kinh tế số. 

Còn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, rất nhỏ về quy mô nhân sự, vốn cũng hạn chế, phải có quy định riêng cho các doanh nghiệp này, như vay ưu đãi, hay hỗ trợ pháp lý, thuế.

Việt Nam đang tiến đến thời buổi công nghệ số, và buộc phải thích nghi. Theo ông, hiện nay chúng ta đang ở đâu để tiếp cận nền kinh tế số?

Ông Nguyễn Đình Thắng: Việt Nam mới bắt đầu, về thể chế Chính phủ đang rất tích cực đổi mới. Phải tiến tới chính phủ điện tử, chính phủ số. Chính phủ số tạo sự minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp. Giai đoạn này, chúng ta đang bắt đầu, cần thể chế, khung pháp lý đi trước. Con người cũng phải từng bước một để hội nhập CMCN 4.0, tiến tới doanh nghiệp số, hội nhập với chính phủ số mới tiến tới nền kinh tế số được.

Ông nhận xét thế nào khi vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng coi trọng hơn? Vai trò của kinh tế tư nhân trong thời gian gần đây và thời gian tới sẽ như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Thắng: Kinh tế tư nhân càng ngày càng đóng vai trò quan trong trong sự phát triển của đất nước. Có những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh không kém gì nhà nước. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp nhỏ mà còn có các tập đoàn lớn.

Cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa, siêu nhỏ, ví dụ như với mô hình kinh doanh cá thể, Không nên áp đặt, gây khó khăn bởi sẽ càng khó quản lý, dẫn đến không minh bạch và trốn thuế. Ngoài động viên, hỗ trợ thành lập những tập đoàn tư nhân lớn mạnh thì cần quan tâm để doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Đó là thế mạnh của Việt Nam

Trong 3 thành phần ông vừa nêu là thế chế, con người và công nghệ đâu là vấn đề then chốt để đưa kinh tế tư nhân phát triển?

Ông Nguyễn Đình Thắng: Trong 3 thành phần vừa nêu là thế chế, con người và công nghệ, đầu tiên là thế chế (CP kiến tạo), tạo ra khung pháo lý và chính sách khuyến khích để DN phát triển. Thứ hai là con người, nếu chúng ta không có đội ngũ, không thay đổi nhận thức, không có đội ngũ đủ để sáng tạo, tiếp nhận công nghệ của thế giới. Ngay cả không tạo ra tầng lớp để hưởng thụ công nghệ đó thì không thể phát triển được.

Cuộc CMCN 4.0 đã đi được mười mấy năm rồi, thế giới đã có rồi, chúng ta hoàn toàn có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Tôi tin rằng thế hệ trẻ Việt Nam có đủ năng lực khát vọng để vươn tới trình độ sáng tạo công nghệ. Cái còn lại là thể chế, cần khung pháp lý hoàn chỉnh, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và làm sao có nguồn nhân lực đáp ứng được cuộc CMCN 4.0.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ