Chủ tịch LeBros: 'Fake news phải coi là tội hình sự'

Nhàđầutư
Theo ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông LeBros, ở các nước đưa ra chế tài rất nặng đối với fake news, chẳng hạn như Singapore hay Thái Lan, họ có những mức phạt tiền lớn và thậm chí là bắt bỏ tù.
PHƯƠNG LINH
24, Tháng 02, 2020 | 11:24

Nhàđầutư
Theo ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông LeBros, ở các nước đưa ra chế tài rất nặng đối với fake news, chẳng hạn như Singapore hay Thái Lan, họ có những mức phạt tiền lớn và thậm chí là bắt bỏ tù.

Theo Ths. Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế, từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Bộ Y tế cũng đã nhìn thấy mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho các thông tin trái chiều, fake news, các thông tin không được kiểm chứng xuất hiện. 

Mặc dù đã tuyên truyền, cảnh cáo, thậm chí là xử phạt khá nhiều, song thời gian gần đây, tin giả về dịch bệnh Covid-19 vẫn lan truyền trên mạng xã hội và cả đời thực.

Các thông tin không chuẩn xác không những gây hoang mang cho cộng đồng, mà còn khiến nỗ lực của Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng càng thêm khó khăn trong công cuộc chống dịch.

le-quoc-vinh-nha-dau-tu

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông LeBros. Ảnh: Quang Hiếu

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông LeBros để đánh giá thực trạng fake news hiện nay, cũng như biện pháp để ngăn chặn và xử lý tình trạng này.

Được biết, hiện nay cơ quan quản lý cũng như xã hội đang quan tâm các tin giả trên mạng xã hội, nhất là trong dịch Covid-19. Ông có thể cho biết thực trạng fake news đang diễn ra phức tạp như thế nào?

Ông Lê Quốc Vinh: Fake news là một vấn nạn mà tôi đã nói đến từ lâu nay, đặc biệt trong vụ Covid-19 tình trạng fake news càng bùng nổ nhiều hơn, vì nó đánh vào tâm lý của người dân đang hoang mang lo sợ. Cho nên fake news càng bùng nổ mạnh hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là fake news từ trước đến nay gây ra những khó khăn, hoảng loạn thông tin, đặc biệt trong công cuộc chống dịch cúm lại càng có tác động rất tiêu cực. Nó làm ảnh hưởng đến những nỗ lực phòng chống virus Covid-19 của Chính phủ và Bộ Y tế. Nhưng đồng thời có những thông tin sai lệch, khiến người dân có những ứng xử sai so với những chỉ dẫn về chuyên môn để bảo vệ bản thân.

Một là, có những loại fake news cố tình làm cho người dân hiểu rằng, Việt Nam không minh bạch về thông tin. Và những thông tin mà chúng ta nhận được đều là những thông tin không đáng tin cậy, đó là mục đích lớn nhất của những người tạo ra fake news. Họ cố tình gắn kết với tình hình của Trung Quốc về những nỗ lực ở Việt Nam. Tức là, họ lấy những thông tin rất tiêu cực phía Trung Quốc để nhằm ám chỉ và gây mối nghi ngờ đối với hoạt động phòng chống dịch ở Việt Nam.

Hai là, fake news làm cho người ta lo lắng quá mức và thậm chí là bất tuân những chỉ dẫn của các cơ quan chuyên môn. Ví dụ, cơ quan chuyên môn hướng dẫn về việc rửa tay hay không nên quá lo lắng thái quá về khẩu trang, thì tin fake news lại làm cho người ta hoảng loạn. Điều này tạo ra một tâm lý đầu cơ thu mua, tích trữ các phương tiện phòng chống dịch.

Fake news làm cho người ta ứng dụng những biện pháp chống dịch sai lệch hoàn toàn. Chẳng hạn, ăn trứng vào lúc 12h đêm để chống dịch, hay những bài thuốc xui làm thế này thế kia. Trong khi đó, cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo đó không phải là những biện pháp có thể phòng chống dịch.

Vậy nếu như người dân cứ nhắm mắt làm theo những điều đó và tin rằng đó chính là giải pháp tốt để phòng chống dịch thì cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ người ta lạm dụng khẩu trang, cứ nghĩ đeo khẩu trang là phòng chống được dịch. Nhưng đâu phải như vậy!

Do đó, những thông tin trên làm cho người dân hiểu sai vấn đề. Thế nhưng, mối nguy hại lớn nhất là thông tin sai về giải pháp hay các biện pháp thực thi của chính quyền để ngăn chặn và cách ly những người nghi nhiễm, giải pháp đưa những người từ ổ dịch về. Những thông tin đó bị hiểu sai sẽ rất nguy hiểm.

Hiện nay, có rất nhiều lực lượng cố tình sử dụng những thông tin bóp méo đi, hoặc sử dụng một vài những yếu tốt có thật nào đó nhưng được thêm thắt cường điệu và dẵn dắt làm cho người dân tưởng rằng tất cả mọi thứ họ nói đều đúng.

Chúng ta đều biết rằng, phía chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch không minh bạch thông tin. Tức là họ không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của dịch, dẫn đến họ không có hành động đúng. Nhưng, sau đó những người tạo fake news gắn luôn vào chuyện đó là tình hình chung trên toàn bộ đất nước Trung Quốc cho đến tận thời điểm này và Việt Nam cũng như thế. Có rất nhiều thông tin nói rằng Việt Nam và Trung Quốc giống nhau, trong việc thông tin dịch bị giấu diếm.

Theo tôi, chúng ta chỉ cần rà soát lại thông tin từ nhiều nguồn, có thể nhìn thấy ngay, phần lớn những thông tin đó đều là bịa đặt. Chẳng hạn, vừa qua họ có đưa những thùng xử lý xác thải đến Vũ Hán thì bị đổ ngay đó là những thùng để đốt xác. Từ số lượng những thùng đó người ta quy ra là một ngày đốt bao nhiêu xác. Từ thông tin đó, đã tạo ra một sự hoảng loạn rất ghê gớm cho người dân.

Từ thực trạng trên, với kinh nghiệm là một một chuyên gia truyền thông, Việt Nam nên có biện pháp xử lý như thế nào đối với cá nhân hay tổ chức đăng fake news, thưa ông?

Ông Lê Quốc Vinh: Đương nhiên, phải cần mọi nỗ lực của nhiều bên, trong đó có các cơ quan truyền thông, chính quyền và kể cả người dân, đều phải nỗ lực để vạch trần những thông tin giả. Những người dân bình thường không có khả năng điều tra tận gốc vấn đề, phần lớn người dân là như vậy.

Vì thế, khi họ nhìn thấy một thông tin nào đó trên mạng, lập tức họ hoang mang lo ngại và thúc đẩy họ “share”, phát tán những thông tin mà họ nhận được mà không cần kiểm chứng. Thực ra, muốn kiểm chứng cũng rất khó, không phải ai cũng làm được.

photo-1-15821212490811742259192

Việt Nam đã xử phạt nhiều cá nhân bịa đặt thông tin về dịch Covid-19

Do đó, việc quan trọng thứ nhất là chúng ta phải làm sao để cho người dân biết cái gì là thật và giả. Muốn thế thì phải có người làm, tìm kiếm và khai thác đến tận gốc của vấn đề hay phân tích xem với những dữ liệu đó cái gì là sai và đúng để mọi người nhìn thấy. Điều quan trọng nữa là phải truyền thông cho người dân biết được những thông tin sai, để họ không chia sẻ nữa.

Hai là, phải tiếp tục minh bạch thông tin, hiện nay trong chiến dịch chống Covid-19 này chính quyền Bộ Y tế tuân thủ tính minh bạch rất cao. Ông Đại sứ Mỹ, Daniel Kritenbrink, phát biểu trên Kênh truyền hình Phố Bolsa của người Việt hải ngoại rằng, ông đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam trong việc chống dịch này. Và chúng ta đã nhìn thấy kết quả tích cực, chứng tỏ Việt Nam đã rất chủ động và có kinh nghiệm trong việc xử lý dịch cúm. Nhưng quan trọng nhất, việc xử lý thông tin rất minh bạch, nhanh chóng. Điều đó cần tiếp tục phát huy và chỉ khi nào những thông tin chính thống được thúc đẩy và truyền tải mạnh, nhanh chóng, tích cực, chủ động thì fake news sẽ dần dần bị hạn chế.

Ba là, phải có những biện pháp chế tài rất mạnh đối với những cá nhân hay tổ chức cố tình phát tán tin giả. Về vấn đề này tôi thấy rằng chúng ta chưa làm tốt lắm. Thời gian qua, có nhiều người tung tin giả về dịch đã bị xử phạt. Nhưng mức phạt chưa đủ răn đe, 10-12 triệu cho một mức phạt với trường hợp như vậy thì không phải lớn. Như thế cũng chưa làm cho người ta thực sự sợ, khi bấm nút phát tán những thông tin sai lệch.

Có thể thấy, ở các nước họ đưa ra chế tài rất nặng, chẳng hạn như Singapore, Thái Lan, họ có những mức phạt tiền rất lớn và thậm chí là bắt bỏ tù. Để có những biện pháp răn đe mạnh như vậy, phải coi tội đăng fake news là tội hình sự, cần được xử lý.

Bốn là, song song với những biện pháp trên là phải tuyên truyền cho người dân, nâng cao nhận thức và chủ động của người dân về tin giả. Tự động mỗi người phải có một con mắt bình tĩnh, khách quan, tự trang bị cho mình những kiến thức để ngăn chặn tin giả. Điều đó liên quan đến cả hệ thống giáo dục và tuyên truyền lâu dài.

Tôi nghĩ rằng, ba biện pháp đầu tiên là biện pháp chủ động và chúng ta có thể thực thi ngay lập tức.

Về mặt lâu dài, ông có kiến nghị gì với các cơ quan nhà nước đề quản lý và siết chặt lại các mạng xã hội mà không ảnh hưởng đến các "ông lớn" mạng xã hội này?

Ông Lê Quốc Vinh: Hiện nay, về lâu dài chúng ta vẫn phải thực hiện những biện pháp mang tính chất chiến lược như nâng cao nhận thức của người dân. Hai là, phải có cơ chế để phát hiện tin giả và thông báo cho người dân biết, những kênh hay cá nhân nào chuyên phát tán tin giả để người dân nhận thức đề phòng.

Chẳng hạn, trong vụ fake news này chúng ta thấy một việc điển hình là một loạt các trang web như Tinhhoa.net, Trithucvn.net, Đại Kỷ Nguyên… Những trang đó, được cho rằng của Pháp Luân Công, đều phát tán một nội dung như nhau. Chúng ta chỉ cần đi sâu vào sẽ đều biết ngay những trang web đó đều được xây dựng với mục tiêu tấn công chính quyền Trung Quốc.

Như vậy, chúng ta phải có công khai minh bạch thông tin để người dân không tin vào những trang web đó nữa. Và những trang mạng xã hội phải có biện pháp, chế tài xử phạt nặng những cá nhân cố tình phát tán thông tin sai và gây ảnh hưởng đến xã hội. Phải có hệ thống định nghĩa được những thông tin nào là không đúng mang tính chất giải trí hay mang tính cố tình tạo ra những bất ổn xã hội.

Tất cả những điều trên không phải chỉ riêng trong dịch virus Covid-19 mà trong tất cả hoạt động xã hội tin giả đang tạo ra những hệ lụy rất lớn.

Bên cạnh đó, phải có sự tham gia của các công ty công nghệ, để phát hiện cái nào sai hay đúng. Ví dụ, hệ thống fact check (hệ thống kiểm chứng thông tin), bằng cách sử dụng công nghệ. Với những sự tìm hiểu của cá nhân con người, truy tìm trên mạng nhưng không có sự hỗ trợ của công nghệ thì rất lâu, công cuộc tìm kiếm sẽ rất khó khăn.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 13/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức một cuộc họp kéo dài một ngày với một số hãng công nghệ hàng, bao gồm Facebook, Amazon và Google, để thảo luận về việc gác bỏ sự khác biệt để cùng nhau giải quyết sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19 (nCoV), đặc biệt là ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch bệnh nguy hiểm này.

Chuyên gia WHO Patt Andy Pattison cho biết nhóm các công ty công nghệ hàng đầu đang bắt đầu đẩy mạnh các nỗ lực chống lại tin tức giả về Covid-19.

Cuộc họp cũng thảo luận về việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa và cách thức truyền bá thông tin chính xác tới người tiêu dùng. Một số ưu tiên mà các công ty công nghệ đã vạch ra trong những tuần gần đây bao gồm nỗ lực làm việc với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba và các tổ chức y tế công cộng.

 

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24625.00 24945.00
EUR 26301.00 26407.00 27573.00
GBP 30639.00 30824.00 31774.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26849.00 26957.00 27794.00
JPY 159.52 160.16 167.58
AUD 15876.00 15940.00 16426
SGD 18054.00 18127.00 18664.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17893.00 17965.00 18495.00
NZD 0000000 14638.00 15128.00
KRW 0000000 17.58 19.18
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ