Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19: Mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho 'fake news'

Nhàđầutư
Theo Ths. Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế, từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Bộ Y tế cũng đã nhìn thấy mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho các thông tin trái chiều, fake news, các thông tin không được kiểm chứng xuất hiện.
PHƯƠNG LINH
20, Tháng 02, 2020 | 18:37

Nhàđầutư
Theo Ths. Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế, từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Bộ Y tế cũng đã nhìn thấy mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho các thông tin trái chiều, fake news, các thông tin không được kiểm chứng xuất hiện.

Thất bại mặt trận truyền thông sẽ thất bại trong chống dịch

Tính đến ngày hôm nay (20/2), Bộ Y tế cho biết, Việt Nam chỉ còn duy nhất 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona mới (Covid-19) là ông N.V.V (50 tuổi, ngụ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông V. là ca thứ 16 được phát hiện nhiễm Covid-19 ngày 13/2. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân này rất ổn định và hiện được điều trị tại địa phương.

Tại tọa đàm “Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch COVID-19” do Báo Giao thông tổ chức chiều 20/2, Ths. Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh này chúng ta nghe đến từ giữa tháng 1/2020. Khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, truyền thông nước ngoài bắt đầu đưa tin, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, Cục Khám chữa bệnh lập tức lật giở lại dịch SARS, đưa ra phác đồ điều trị.

Theo ông Cường, thời gian qua, Việt Nam đã có các cấp độ, cách thức, biện pháp truyền thông khác nhau, sử dung từ những phương tiện truyền thông đơn sơ nhất đến hiện đại nhất.

86776534-519307422343148-7089777965197688832-n-1582182889-width4032height3024

Theo Ths. Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế, mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho 'fake news'

Cục Viễn thông của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông đã phối hợp với Bộ Y tế mỗi ngày gửi tin nhắn về dịch bệnh đến 150 triệu thuê bao trên toàn quốc. Viettel đã lập tức thiết lập 1 tổng đài với 80 nhân viên, Bộ Y tế soạn câu hỏi để mỗi ngày giải đáp 15 nghìn cuộc gọi để giải toả thông tin về dịch bệnh cho công chúng. Đặc biệt, giúp người dân kết nối với các cơ sở khám chữa bệnh gần họ nhất để được khám, tư vấn.

Đồng quan điểm, BS. Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn cho rằng, trong đợt dịch này, thành hay bại, vai trò của truyền thông chiếm tỷ lệ rất cao, có thể là 30%.

"Truyền thông làm thế nào để con số cất lên tiếng nói, những con số đó không đe doạ người dân thì mới quan trọng. Chúng ta mà thất bại trên mặt trận truyền thông thì 100% sẽ thất bại khi dịch xuất hiện", BS. Trần Văn Phúc nói.

BS Phúc dẫn chứng, trong dịch bệnh Mers, Hàn Quốc không có truyền thông nguy cơ, dẫn tới người dân không biết, tự vào mạng tìm, loạn tin đồn, dẫn đến Hàn Quốc có 186 bệnh nhân nhưng tử vong 38 bệnh nhân, Chính phủ Hàn Quốc phải cách ly 16.752 bệnh nhân. Hệ quả toàn xã hội Hàn Quốc thời điểm đó bị rối loạn, bệnh nhân sợ hãi, giá cả leo thang, phải đóng cửa toàn bộ trường học từ mầm non đến đại học, GDP sụt giảm.

Mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho 'fake news' xuất hiện

Vụ phó Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế cho biết, rất may dịch Covid-19 lần này, việc truyền thông tương đối đồng điệu, chúng ta đã bắt đầu đi được một nhịp với nhau, đây là điều tuyệt vời để ngăn chặn dịch bệnh không lan rộng ra.

Ông Cường thông tin thêm, về tính chính xác, trung thực của dịch bệnh, thì ngay từ đầu tiên khi dịch bệnh bùng nổ, Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng đã nhận được chỉ đạo của Bộ Y tế cũng như Chính phủ là trong dịch bệnh này không được giấu bệnh.

"Tôi khẳng định các thông tin Bộ Y tế đang công bố là hoàn toàn trung thực, công khai, minh bạch. Còn việc xuất hiện những thông tin trái chiều, chúng tôi cũng nhìn thấy mạng xã hội là mảnh đất rất màu mỡ cho các thông tin trái chiều, fake news, các thông tin không được kiểm chứng xuất hiện. Trong đó, có rất nhiều thông tin dịch không chính xác, mà “khí dung giao” là 1 ví dụ", Ths, Vũ Mạnh Cường cho hay.

Theo Ths. Vũ Mạnh Cường, thời gian qua xuất hiện rất nhiều thông tin dịch sai, chưa được kiểm chứng từ các bác sỹ, nhà khoa học. Các thông tin không chuẩn xác sẽ gây hoang mang cho cộng đồng.

Cũng theo ông Cường, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu nóng lên, người dân gọi điện đến đường dây nóng của Bộ Y tế nhiều hơn. Do đó, ngay trong ngày đi làm đầu tiên, Bộ Y tế đã phối hợp với Viettel để triển khai đường dây mới với 80 điện thoại viên trả lời. Số lượng trung bình là 15 nghìn cuộc gọi và kết nối thành công 98%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ