Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh quan ngại tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, dù TP. Hà Nội đã cam kết đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhưng hiện nay, tỷ lệ giải ngân vẫn đạt thấp so với mục tiêu đề ra, thậm chí đang thấp hơn bình quân chung cả nước, đây là điều đáng quan ngại.
MAI BÙI
03, Tháng 12, 2022 | 09:46

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, dù TP. Hà Nội đã cam kết đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhưng hiện nay, tỷ lệ giải ngân vẫn đạt thấp so với mục tiêu đề ra, thậm chí đang thấp hơn bình quân chung cả nước, đây là điều đáng quan ngại.

Chiều 2/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị về giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và năm 2021 kéo dài.

Theo đó, thời gian qua, TP. Hà Nội đã quyết liệt triển khai các giải pháp và các sở, ngành, địa phương cũng đều có cam kết để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố vẫn đạt thấp so với mục tiêu đề ra, thậm chí đang thấp hơn bình quân chung cả nước, đây là điều đáng quan ngại.

Từ nay đến cuối năm còn rất ít, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị các sở, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố.

Theo ông, đây sẽ là tiêu chí để đánh giá tổng kết cuối năm của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Song song với đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các đơn vị phải bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Tran-Sy-Thanh

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Thủy Tiên

"Các đơn vị cần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; phát huy dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hơn, có giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu công việc. Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để hoàn thành các mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra", ông Thanh nhấn mạnh.

Báo cáo của Sở KH&ĐT TP. Hà Nội cho thấy, đến ngày 28/11/2022, vốn đầu tư công năm 2022 của TP. Hà Nội đã giải ngân được khoảng 25.020 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch. Trong đó, cấp thành phố là 7.665 tỷ đồng, đạt 35,4% kế hoạch và cấp huyện là 17.376 tỷ đồng, đạt 58,9% kế hoạch.

Đối với các dự án cấp thành phố, 13 đơn vị đơn vị giải ngân cao so với tỷ lệ giải ngân chung của toàn thành phố (49%), gồm: Ban QLDA Thăng Long (100%) Ban Giao thông (65,1%); Ban Dân dụng (65,1%); quận Hoàng Mai (100%) quận Ba Đình (97,5%); Đống Đa (81%); huyện Đan Phượng (77,3%); Hoài Đức (58,1%).

4 đơn vị đơn vị đến nay chưa giải ngân (tỷ lệ 0%), gồm: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Cục Hậu cần - Bộ Công an, Công an TP. Hà Nội. Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị X03 - Bộ Công an.

Còn lại 24 đơn vị giải ngân thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân chung của toàn thành phố, trong đó có 10 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 20%: Sở TN&MT (0,5%); Bảo tàng Hà Nội (6,9%); huyện Sóc Sơn (10,9%); Mê Linh (13,4%); Mỹ Đức (0,7%); Ứng Hòa (16,7%).

Về vốn đầu tư công của TP. Hà Nội năm 2021 kéo dài sang năm 2022 là 1.222 tỷ đồng, đạt 41,3%  kế hoạch.

Việc giải ngân chậm tiến độ là do những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện; cũng như vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương.

Trước đó, từ ngày 21-23/11, tại hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Ban Cán sự Đảng bộ UBND TP. Hà Nội cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đó là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, quỹ nhà tái định cư, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường.

Những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Trong đó, một số dự án phát sinh một số hạng mục, chi phí dẫn đến phải điều chỉnh dự án, một số trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải điều chỉnh chủ trương đầu tư nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và kết quả giải ngân của dự án.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến phê duyệt chỉ giới đường đỏ; phê duyệt, điều chỉnh giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng; việc bán nhà, quỹ nhà tái định cư; thẩm định phê duyệt dự án.

Cũng theo Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội, có những nguyên nhân mang tính đặc thù dẫn tới kết quả đầu tư công năm 2022. Nguyên nhân là do 2022 là năm chịu nhiều tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19. Giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước, phí vận chuyển hàng hóa tăng cao; máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư công bị ảnh hưởng. Từ đó, đã dẫn tới tâm lý thi công cầm chừng để chờ hướng dẫn điều chỉnh, chính sách bù giá vật liệu xây dựng.

Các dự án ODA do các nguyên nhân tồn tại từ các năm trước nên các dự án đều phải làm thủ tục điều chỉnh tiến độ, gia hạn hiệp định vay, ảnh hưởng đến kết quả giải ngân. Thêm vào đó, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, gồm cả các dự án cấp thành phố và các dự án cấp huyện đều chưa bảo đảm tiến độ...

Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2022 cũng còn gặp nhiều còn khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu dự toán được HĐND TP. Hà Nội và HĐND cấp huyện giao và ảnh hưởng đến kế hoạch vốn và giải ngân các dự án đầu tư công năm 2022...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ