Chủ tịch eCap Holding: Doanh nghiệp fintech là cánh tay nối dài của ngân hàng

Nhàđầutư
Ông Tuấn Nguyễn, Chủ tịch eCap Holding cho rằng các ngân hàng hoàn toàn có thể coi doanh nghiệp fintech là cánh tay nối dài trong việc phục vụ thị trường tài chính tiêu dùng.
NHẬT HUỲNH
21, Tháng 04, 2023 | 14:15

Nhàđầutư
Ông Tuấn Nguyễn, Chủ tịch eCap Holding cho rằng các ngân hàng hoàn toàn có thể coi doanh nghiệp fintech là cánh tay nối dài trong việc phục vụ thị trường tài chính tiêu dùng.

ab

Ảnh: Tùng Đoàn.

Sáng 21/4, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance tổ chức buổi tọa đàm "Tương lai Tài chính số Việt Nam" và ra mắt đặc san "Tương lai Tài chính số".

Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Hoàng Anh Minh, Tổng biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính -VietnamFinance, Phó chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, cho biết theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua vào tháng 2/2021, kinh tế số là "một trong những động lực tăng trưởng trong những thập kỷ tới, cho phép Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045".

Theo ông Minh, trên thực tế, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều phương diện.

"Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, câu chuyện chuyển đổi số đã diễn ra một cách sâu rộng và ngày càng chứng minh sự cần thiết, tính đúng đắn và hiệu quả. Một ví dụ rất đơn giản là giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, một cá nhân đã có thể giải quyết vô vàn vấn đề của đời sống", ông Minh nhấn mạnh.

Thông tin tại tọa đàm, ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết trên thế giới, fintech có 3 ngạch chính: các ngân hàng số hoá các quy trình nghiệp vụ; các big tech kết hợp và cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính; các ngân hàng số.

Mặc dù hiện tại công nghệ tài chính đang phát triển rất mạnh, nhưng cho tới nay, chưa quốc gia nào có thể khẳng định có đủ hệ thống pháp lý về lĩnh vực này. Tại Việt Nam, chủ yếu Ngân hàng Nhà nước đang đi đầu trong lĩnh vực này, dù thị trường mong muốn hơn.

Trong 1 báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nước ta hiện có khoảng 40 doanh nghiệp fintech có tên tuổi, 72% fintech kết hợp với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ, 28% còn lại hoặc tự phát triển các dịch vụ mới, hoặc cạnh tranh với các nhân hàng.

Nói về tốc độ phát triển fintech của Việt Nam, ông Dương Quốc Anh nhận định: "Sự phát triển fintech của Việt Nam rất nhanh, tiềm lực lớn nhưng còn nhiều hạn chế, rủi ro cho các nhà đầu tư", do quy định pháp lý chưa rõ ràng.

Còn theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), thiệt hại tổng thể cho nền kinh tế số Việt Nam là do thiếu khuôn khổ pháp lý, nên thay vì phát triển được 10 phần, đi 10 bước, thì chúng ta chỉ có thể đi 5 bước.

Ông Đồng đề nghị Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) nên có bộ phận pháp lý để tư vấn cho các doanh nghiệp. "Về dài hạn, Hiệp hội nên đẩy mạnh tư vấn chính sách, còn doanh nghiệp nên kết hợp với hiệp hội để giảm thiểu rủi ro về pháp lý. Môi trường vĩ mô đang bất ổn định, nên chúng ta cần chủ động để giảm thiểu rủi ro cho chính mình".

Trong khi đó, TS. Lê Duy Bình khẳng định việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) là cơ hội cho nền kinh tế bắt nhịp với chuyển đổi số.

Riêng đối với hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU, ông Bình đánh giá, hai hiệp định này sẽ có tác động rất lớn tới quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế với 8 tác động.

Tác động đầu tiên là việc mở rộng đầu tư. Hai là sẽ thúc đẩy quá trình số hoá của doanh nghiệp Việt Nam thông qua quan hệ đầu tư với các nước thành viên của EVFTA. Tác động thứ ba là thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Bốn là thúc đẩy quá trình giao dịch giữa doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ với châu Âu bằng hình thức trực tiếp hoặc giao dịch qua không gian số.

Tác động thứ năm là công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ dữ liệu cá nhân được chú trọng. Tác động thứ sáu là thúc đẩy khu vực công chuyển mình về năng lực số. Bảy là EVFTA thúc đẩy quản trị công theo hướng hiện đại ở Việt Nam. Cuối cùng, EVFTA thế hệ mới thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh, quy định pháp luật về môi trường số tại Việt Nam.

Tuan Nguyen

Ông Tuấn Nguyễn, Chủ tịch eCap Holding. Ảnh: Tùng Đoàn.

Về phần mình, ông Tuấn Nguyễn, Chủ tịch eCap Holding nhận định thị trường tài chính tiêu dùng đang có tiềm năng rất lớn. "Thị trường này rơi vào 43 triệu tỷ đồng, chiếm 25% là thị trường tài chính phi truyền thống, cả nước chỉ có 25 cửa hàng cầm đồ chính thống. Tuy nhiên, nhu cầu cho thị trường này còn rất lớn".

Dẫn chứng cho vấn đề này, ông Tuấn Nguyễn cho biết, các đối tượng có thu nhập thấp như công nhân, khi việc nào đó đột xuất thường đi vay bằng kênh tài chính tín dụng bên ngoài như tín dụng đen.

Để các công ty fintech có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, ông Tuấn Nguyễn cho rằng, cần cái nhìn cởi mở hơn đối với doanh nghiệp fintech. "Các ngân hàng hoàn toàn có thể coi các doanh nghiệp fintech là cánh tay nối dài của mình trong việc phục vụ thị trường tài chính tiêu dùng", ông Tuấn nói.

Tại sự kiện, Tạp chí Đầu tư Tài chính đã chính thức ra mắt đặc san "Tương lai tài chính số". Với 300 trang, đặc san hướng đến nhận diện rõ thực trạng về kinh tế số Việt Nam, những cơ hội, thách thức cũng như giải pháp để kinh tế số trở thành tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, giới thiệu các góc nhìn về quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng như các ngành kinh tế, trong đó, không thể không nhắc đến thương mại điện tử - một thành phần quan trọng mang tính dẫn dắt trong nền kinh tế số.

Đặc biệt, thông qua ấn phẩm này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance kỳ vọng đem đến cho bạn đọc góc nhìn tổng quan về tài chính số, chỉ ra các công nghệ quyết định tương lai tài chính số, những điểm mấu chốt cũng như những mâu thuẫn khi phát triển tài chính số, trong đó có những mâu thuẫn phát sinh giữa con người và máy móc. Ấn phẩm cũng dành loạt bài chuyên sâu về chủ đề số hóa ngân hàng và phát triển ngân hàng số, chỉ ra những cơ hội và thách thức điển hình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ