Chủ tịch Đèo Cả Hồ Minh Hoàng: 'Với tôi đích đến là chân trời phía trước''
Với những gì đã làm trong thời gian qua, với năng lực cả về chuyên môn, kinh nghiệm, thiết bị, tài chính… không ngừng được bồi đắp thông qua chiến lược quản trị "phát triển trong vòng tròn năng lực của mình", Đèo Cả tiếp tục được giao nhiều công trình, gói thầu lớn không chỉ trên đại công trường cao tốc Bắc - Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường xây dựng dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo do Tập đoàn Đèo Cả đầu tư theo hình thức PPP
Đèo Cả không dừng lại ở năng lực hàng đầu trong việc đào hầm đường bộ mà cả làm đường cao tốc, cầu vượt biển và sắp tới sẽ nghiên cứu để làm chủ công nghệ cầu dây văng, đường sắt cao tốc... Quy mô càng lớn, thách thức càng nghiệt ngã. Nhân dịp Ngày Doanh nhân 13/10, Tạp chí Nhà đầu tư có cuộc trò chuyện với ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả xung quanh việc chèo lái con tàu "khổng lồ" này.
Áp lực giữ vững uy tín
Cách đây hơn 6 năm khi thông hầm Đèo Cả, Cù Mông, Cổ Mã, ông đã được mệnh danh là "vua hầm". Sau khi thông hầm Hải Vân (ống 2) và gần đây nhất là hầm Thung Thi trên cao tốc Bắc - Nam, thương hiệu "vua hầm" của ông càng được nhiều người nhắc tới. Ông có cảm nhận gì về điều này?
Ông Hồ Minh Hoàng: Trước hết, nói về "vua hầm". Đó là danh xưng các nhà báo đặt cho tôi. Tôi không tự nhận điều đó. Vì danh xưng đó không mang lại giá trị thật. Với tôi và Đèo Cả, điều chúng tôi quan tâm là làm được gì tốt nhất cho xã hội, cổ đông và doanh nghiệp thì cố gắng.
Cảm nhận gì ư? Tôi cảm thấy trong 1 thời gian ngắn. Chỉ hơn 10 năm, nhìn lại thấy một khối lượng công việc rất lớn đã được chúng tôi thực hiện. Chúng tôi hoàn thành hầm Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân 2, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và hoàn thành các gói thầu của những dự án lớn trên cao tốc Bắc - Nam và dự án ở nhiều địa phương khác nhau.
Tất nhiên là chúng tôi lấy những thành quả làm niềm vui, là động lực để tiếp tục lao động không ngừng vì thông qua những công trình đó đã đóng góp cho sự phát triển chung của ngành giao thông, mang lại sự an toàn, tiện ích hơn cho người dân.
Với những gì đã làm trong thời gian qua, với năng lực cả về chuyên môn, kinh nghiệm, máy móc thiết bị, tài chính… không ngừng được phát triển bồi đắp thông qua chiến lược quản trị “phát triển trong vòng tròn năng lực của mình”, chúng tôi tiếp tục được giao nhiều công trình lớn, gói thầu lớn trên đại công trường cao tốc Bắc - Nam. Rất nhiều địa phương mời Đèo Cả đến nghiên cứu, đề xuất và thực hiện dự án cho họ… Rất áp lực. Áp lực đáp ứng niềm tin, áp lực giữ vững uy tín. Nhưng người Đèo Cả đã quen rồi với áp lực, lấy công việc tạo ra mối quan hệ và chúng tôi tự tin trên con đường mình đang đi.
Giờ đây công nghệ đào hầm xuyên núi đối với ông không còn mới mẻ và dường như công cuộc đào hầm đối với ông đã suôn sẻ hơn, tốc độ nhanh hơn, giá thành rẻ hơn?
Chúng tôi thực hiện Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả theo công nghệ ANTM của Áo. Nhưng trong quá trình thực hiện từ Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân… rồi đến những công trình hầm chúng tôi thực hiện trên dự án cao tốc Bắc - Nam, công nghệ đã được cải tiến với những sáng kiến mới. Các sáng kiến đào hầm này giúp rút ngắn thời gian, tiết giảm chi phí… được tổng kết, cập nhật thường xuyên, nó trở thành cẩm nang thi công của Đèo Cả.
Địa chất ở các dự án hầm khác nhau vì thế phương pháp đào không ống hầm nào giống hầm nào. Mỗi hầm xuyên một ngọn núi là một thử thách mới bắt buộc phải có sáng kiến, cải tiến thì mới có thể chinh phục được.
Tại gói thầu hầm núi Vung thuộc dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, chúng tôi đối mặt với thách thức rất lớn khi gặp đới đá phong hoá. Địa chất bất ổn này không được thể hiện trong báo cáo, trong hồ sơ của đơn vị tư vấn dự án. Như các bạn đã biết, khắc phục nhiều trở ngại, hồi tháng 8 vừa qua, Đèo Cả đã đào thông núi Vung.
Hay như hầm số 3 dự án Quảng Ngãi - Hoài Hơn, có chiều dài hơn 3km chúng tôi đang thực hiện, dự kiến chỉ đào trong 36 tháng, thêm 6 tháng hoàn thiện, việc thông hầm nhờ vào những sáng kiến nâng tổng số mũi đào từ 4 lên 6. Khắc phục được khó khăn về thi công do mùa mưa ở nam Miền Trung kéo dài tới 4 tháng.
Tuy nhiên, Đèo Cả không dừng lại ở năng lực hàng đầu trong việc đào hầm đường bộ. Chúng tôi đã làm đường cao tốc, cầu vượt biển, tiến tới sẽ nghiên cứu học tập để làm chủ công nghệ cầu dây văng, đường sắt cao tốc… Để làm được những việc mới thì phải làm tốt hơn những việc đã làm và nhìn xem xung quanh công nghệ thế giới đang áp dụng cho ngành giao thông là gì để tổ chức đào tạo nội bộ, đầu tư thiết bị máy móc , hợp tác áp dụng công nghệ phù hợp.
Trong đầu ông, trước mắt là những dự án đào hầm xuyên núi nào?
Chúng tôi tham gia đấu thầu dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Dự kiến cuối năm nay khởi công dự án. Đồng Đăng - Trà Lĩnh tại Cao Bằng là dự án kết nối đến miền biên viễn. Cao Bằng có tới 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu tiền khả thi chỉ ra rằng đó là 1 tuyến đường lưu lượng rất thấp, tổng mức đầu tư rất lớn. Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch tỉnh Cao Bằng cho biết, suốt nhiều năm, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước "đến rồi đi". Bằng kinh nghiệm đúc kết thực tiễn giúp chúng tôi đã lựa chọn giải pháp tối ưu hóa hướng tuyến, phân kỳ đầu tư, giảm tổng mức đầu tư.
Đó là dự án mà chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của mình, của doanh nghiệp Việt Nam đối với quê hương cách mạng, vùng đất phên dậu Tổ quốc. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo trước Anh linh Bác Hồ tại đền thờ Người ở Pác Bó, xác lập trách nhiệm của các bên là Nhà nước, nhà đầu tư và nhà băng để thực hiện thành công tuyến đường này nối miền xuôi lên miền ngược, đưa Cao Bằng thoát nghèo để "Cao Bằng vượt mức không ai cao bằng" như lời Bác đã dạy.
Đó là một trong nhiều dự án mà chúng tôi sẽ thực hiện. Đèo Cả ngày càng nhận được nhiều lời mời nghiên cứu, đề xuất và thực hiện dự án. Chúng tôi phải có sự lựa chọn.
Với khối lượng công việc lớn đặt ra những câu hỏi về việc quản trị vận hành hệ thống như thế nào, xây dựng các đối tác ra sao, cách nào tháo gỡ những bất cập trong quá trình thực hiện xét trong bối cảnh cơ chế, chính sách còn nhiều vướng mắc, làm sáng rõ tạo đồng thuận những quan điểm khắt khe, chưa khách quan của một bộ phận người dân về đầu tư PPP…
Với tôi đích đến là chân trời phía trước. Đôi lúc vấp ngã không phải trước những ngọn núi chắn ngang mà có chể vấp ngã trước những viên sỏi trên đường đi, cho nên phải vừa làm vừa cầu thị điều chỉnh xem xét để đưa ra cách thức phù hợp với nhu cầu đất nước.
Cùng với hầm đường bộ, ông đã thành công tại các dự án xây dựng đường cao tốc. Đào hầm và xây đường cao tốc, cái nào khó hơn?
Như đã nói ở trên, hầm xuyên núi, đường cao tốc, cầu vượt biển, tới đây là đường sắt cao tốc… lĩnh vực nào cũng khó, cần con người, công nghệ và chiến lược. Hầm xuyên núi là công trình đặc biệt, nhưng trong dự án tổng thể thì hầm chỉ là một hạng mục. Như tại dự án Quãng Ngãi - Hoài Nhơn chúng tôi đã áp dụng công nghệ, tối ưu trong lao động. Chúng tôi đã có sự chủ động chuẩn bị cho những hạng mục nói trên.

Chủ tịch Đèo Cả Hồ Minh Hoàng - nhà đầu tư dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Nhà đầu tư can đảm
Các dự án đào hầm đường bộ, xây đường cao tốc và các cây cầu vượt biển đã đưa ông tới vị trí hàng đầu trong các nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Song cùng với đó là các khoản vay đầu tư ngày càng lớn, không ít người lo ngại. Ông có chia sẻ gì về vấn đề này?
Tôi biết trên phương tiện thông tin, mạng xã hội có một số bài viết phản ánh về việc hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang vay nợ dài hạn hàng nghìn tỷ, thậm chí cả chục nghìn tỷ đồng tại các ngân hàng thương mại.
Không có gì mà không trả giá. Làm hạ tầng giao thông thì suất đầu tư lớn. Trước khi có Luật PPP, các dự án làm BOT không có vốn nhà nước. Hiện nay, khi có luật, vốn nhà nước chiếm 50% mà không có nhà đầu tư. Để chúng ta thấy rằng thực hiện được một dự án trước đây khó khăn hơn.
Việc các doanh nghiệp huy động vốn từ các tổ chức tín dụng hay các nguồn khác để đầu tư hạ tầng giao thông là sự thật hiển nhiên và phù hợp với quy định hiện hành cũng như thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông có dư nợ ở các ngân hàng là điều rất bình thường. Những cam kết, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng từ dự án giao thông vẫn được thực hiện và đảm bảo. Ngân hàng cho vay để làm đường, làm xong tiền thu phí đường bộ hàng ngày chảy về ngân hàng.
Vậy có gì phải đáng lo ngại?
PPP là giải pháp phù hợp để huy động nguồn lực xã hội trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp. Thậm chí ở những nước phát triển, việc đầu tư xây dựng bằng cách huy động nguồn lực xã hội đã được áp dụng rất thành công. Do vậy, để dư luận hiểu rõ về bản chất câu chuyện vay nợ không chỉ trách nhiệm của nhà đầu tư mà trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật, ngân hàng…
Nhiều người gọi ông là nhà đầu tư can đảm. Điều gì đã tạo nên tố chất này?
Tôi đã có những phát biểu về "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm" tại một cuộc toạ đàm "Bệnh sợ trách nhiệm" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật tổ chức. Để trả lời câu hỏi này, suy cho cùng cũng là những điều tôi đã phát biểu ở buổi toạ đàm đó.
Thứ nhất là "dám nghĩ". Xuất phát từ lòng trắc ẩn khi còn là sinh viên đại học, tận mắt chứng kiến những tai nạn giao thông tang thương trên đèo Cả đã hun đúc trong tôi quyết tâm phải thực hiện dự án hầm đường bộ Đèo Cả để mang lại sự an toàn hơn cho người tham gia giao thông. Với tầm nhìn, ý chí quyết tâm mãnh liệt "lấy ước mơ làm dũng khí", chúng tôi đã đưa dự án hoàn thành, không chỉ giải quyết vấn đề an toàn giao thông mà con có ý nghĩa quan trọng phát triển đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các tỉnh miền Trung nói riêng, đất nước nói chung. Tiếp nối tinh thần "dám nghĩ" đó, chúng tôi "giải cứu" các dự án bị đình trệ nhiều năm. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi chủ động mời người dân, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thậm chí cả cơ quan điều tra để "nội soi" chính mình. Chúng tôi dám nghĩ những mô hình quản trị, mô hình đầu tư, "dám" đặt vấn đề với cơ quan có thẩm quyền như bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị để điều chỉnh cơ chế, chính sách bất cập để giải những bài toán khó tại các dự án bị đình trệ nhiều năm.
Thứ hai là "dám làm". Từ suy nghĩ có cơ sở, có căn cứ khoa học, được cân nhắc kỹ lưỡng cùng với việc tham vấn nhiều cố vấn, chuyên gia, nhà khoa học chúng tôi mạnh dạn "dám làm". Đầu tiên là dám làm những dự án khó. Dám phản biện cơ chế chính sách bất cập.
Thứ ba là "dám chịu trách nhiệm". Dù là ở vai trò nhà đầu tư hay nhà thầu thi công thì chúng tôi luôn luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với cơ quan nhà nước, cổ đông, người dân, đối tác và người lao động trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ông có thể tiết lộ vài điều về những dự định sắp tới?
Giai đoạn 2023 - 2025, chúng tôi tập trung thi công xây lắp, tiếp cận và tham gia đấu thầu các dự án cao tốc, đường sân bay, cầu dây văng… xúc tiến liên kết với nhà thầu nước ngoài để thực hiện một một dự án quốc tế, đặc biệt là dự án hầm đường sắt.
Đèo Cả tiếp tục đổi mới công nghệ khoan hầm đường bộ, chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên thế giới để tiếp cận công nghệ thi công trong lĩnh vực đường sắt, metro… hợp tác thi công các dự án tại Singapore, Indonesia qua đó sẽ dần làm chủ công nghệ TBM để chuẩn bị cho việc đầu tư, thi công tại Việt Nam trong thời gian tới.
Song song với việc tăng quy mô hoạt động thi công xây lắp, chúng tôi thúc đẩy hoạt động đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP để mang lại nguồn công việc thường xuyên, lợi nhuận từ đầu tư tài chính và quản lý vận hành ổn định trong giai đoạn sắp tới. Đèo Cả tiếp tục nghiên cứu các dự án cao tốc mới như TP.HCM - Chơn Thành, Vành đai 4 TP.HCM, Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2, tuyến đường du lịch kết nối TP. Đồng Hới với di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
Về đào tạo, Đèo Cả và Trường Đại học GTVT TP.HCM đã thành lập Viện Đào tào - Nghiên cứu Đèo Cả, đã ra mắt vào cuối tháng 9 vừa qua. Đó sẽ là nơi đào tạo, cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng, nhà cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ về giao thông vận tải có uy tín ở trong nước và khu vực.
Xin cảm ơn Ông!
- Cùng chuyên mục
Chuyên gia khuyến nghị giải pháp khắc phục tin đồn trên thị trường chứng khoán
Để khắc phục tin đồn, tin giả trục lợi trên thị trường chứng khoán, các chuyên gia khuyến nghị cần phát triển dịch vụ quản lý gia sản, khuyến khích đầu tư qua quỹ, nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Đầu tư - 19/07/2025 14:20
'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện
Chiếm 83% thị phần xe máy xăng tại thị trường Việt Nam, “ông vua” xe máy Honda dường như "chậm chân" với xe máy điện khi mới đưa ra thị trường 2 mẫu ICON e: và CUV e:.
Đầu tư - 19/07/2025 07:19
Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI
Với chiến lược thu hút đầu tư bài bản và những chính sách hỗ trợ hiệu quả, Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” FDI, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đầu tư - 18/07/2025 14:00
Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế
Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Đầu tư - 18/07/2025 13:13
Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh
Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư của khu vực FDI có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đầu tư - 18/07/2025 10:31
Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị
Dự án điện gió Lệ Thủy 4 do Viettel đề xuất tại Quảng Trị có công suất 198Mw, với 4 nhà máy điện gió riêng biệt, tổng mức đầu tư 317 triệu USD.
Đầu tư - 18/07/2025 10:26
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.
Đầu tư - 18/07/2025 09:37
Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược
Bên cạnh công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được kỳ vọng sẽ chuyển mình với các dự án bất động sản quy mô lớn vừa được chấp thuận đầu tư.
Đầu tư - 18/07/2025 09:32
Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không
Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.
Đầu tư - 18/07/2025 08:00
TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn
TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.
Đầu tư - 17/07/2025 20:20
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI
Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp vẫn là kênh chủ đạo giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, bất chấp biến động kinh tế thế giới.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán
Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.
Đầu tư thông minh - 16/07/2025 07:00
Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 21.178 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/07/2025 06:45
AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.
Đầu tư thông minh - 15/07/2025 07:00
Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực
Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.
Đầu tư - 15/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
2
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
3
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
4
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
-
5
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago