Chủ tịch Deloitte Việt Nam: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro là ‘vũ khí’ của lãnh đạo doanh nghiệp

Nhàđầutư
Bà Hà Thị Thu Thanh-Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho rằng nâng cao năng lực quản trị rủi ro là một trong những thứ “vũ khí” mà bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào cũng có thể áp dụng để tạo nền tảng phát triển bền vững, vượt qua những khủng hoảng sắp tới.
KHÁNH AN
18, Tháng 11, 2021 | 16:15

Nhàđầutư
Bà Hà Thị Thu Thanh-Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho rằng nâng cao năng lực quản trị rủi ro là một trong những thứ “vũ khí” mà bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào cũng có thể áp dụng để tạo nền tảng phát triển bền vững, vượt qua những khủng hoảng sắp tới.

255979002_937432597166915_899640766020218670_n

Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloite Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu

Chia sẻ tại hội thảo “Những thay đổi của thế giới: Cơ hội, thách thức và giải pháp thích ứng đối với doanh nghiệp Việt Nam” do tạp chí Nhà Đầu tư/nhadautu.vn tổ chức sáng 18/11, Bà Hà Thị Thu Thanh – Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho biết đại dịch đã để lại hậu quả lớn lao đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng khi hơn 96% doanh nghiệp gặp ít nhất một trong các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị như khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, khó khăn khi quản lý nhân công hay đứt gãy chuỗi cung ứng.

“Thực tế, đợt sóng COVID-19 thứ 4 vừa qua đã cho thấy rất rõ là hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp chưa có một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và toàn diện về quản trị rủi ro và khủng hoảng”, bà Thanh đánh giá.

Cụ thể, theo bà Thanh, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phát triển và trưởng thành (mature businesses) đã xây dựng khung quản trị rủi ro và đang thực hiện quản trị rủi ro nhưng về cơ bản vẫn bằng kinh nghiệm và tự phát là chính. Còn lại, đại đa số, nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, lại chưa có cơ chế và phương pháp luận để đánh giá, theo dõi, xử lý, giám sát rủi ro.

Theo lãnh đạo Deloitte, mục tiêu của quản trị rủi ro (ERM – Enterprise Risk Management) là cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro bao gồm 3 hoạt động chính là: Nhận diện rủi ro; xây dựng mức độ chấp nhận rủi ro và thực hiện quản trị rủi ro.

Trong đó, quản trị khủng hoảng (CM – Crisis Management) là chương trình được xây dựng để sẵn sàng quản lý khủng hoảng ở cấp độ công ty khi rủi ro trọng yếu xảy ra. Mục tiêu của Quản trị khủng hoảng là quản lý và phản ứng lại các mối nguy để bảo vệ, duy trì giá trị và thương hiệu doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến Quản trị khủng hoảng bao gồm Lập kế hoạch đối phó với khủng hoảng, các kế hoạch dự phòng và phân tích giả lập khủng hoảng.

Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh liên tục (Business Continuity Plan – BCP) là việc thiết lập chương trình nhằm xây dựng và triển khai các thủ tục liên quan đến gián đoạn hoạt động kinh doanh hàng ngày. BCP giúp doanh nghiệp nhận biết các rủi ro tồn tại, tăng mức độ sẵn sàng khi đối mặt với những khủng hoảng, khôi phục với tốc độ nhanh nhất các hoạt động hàng ngày khi các sự cố trong hoạt động kinh doanh xảy ra, đồng thời giữ gìn được thương hiệu và các giá trị của doanh nghiệp.

“Trong điều kiện bình thường, Quản trị rủi ro và Quản trị khủng hoảng được xây dựng trên nền tảng hoạt động kinh doanh liên tục. Điều này đảm bảo cho khi có bất kỳ sự đứt gãy, gián đoạn nào diễn ra trong khủng hoảng, thì khả năng nối lại sự đứt gãy đó là nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Khi COVID-19 xảy ra, thứ trọng yếu nhất cần triển khai là kích hoạt kế hoạch quản trị khủng hoảng cùng với Kế hoạch kinh doanh liên tục, sau đó là Kế hoạch khôi phục sau sự cố”, bà Thanh cho biết.

Để sống chung một cách thích ứng, an toàn và hiệu quả trong điều kiện mới, theo Deloitte đúc kết, có 6 nguyên tắc căn bản doanh nghiệp cần tuân thủ, gồm: Đặt nền móng; Bảo toàn & thúc đẩy doanh thu; Giảm và quản lý chặt chẽ chi phí; Giảm và quản lý chặt chẽ chi phí; Tối ưu hóa tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Tăng tốc chuyển đổi số và chủ động giải quyết các rủi ro do tình hình bất ổn gây ra.

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần xây dựng một chương trình quản lý khủng hoảng toàn diện, nhằm mang lại một cách tiếp cận có tổ chức, có hệ thống để chuẩn bị và ứng phó với khủng hoảng đang xảy ra và những rủi ro tương tự có thể xảy đến trong tương lai.

“Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng có tính hai mặt của nó. Việc hiểu đúng và đủ về quản trị rủi ro – quản trị khủng hoảng cũng như nâng cao năng lực quản trị rủi ro chính là một trong những thứ “vũ khí” mà bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào cũng có thể áp dụng để tạo nền tảng phát triển bền vững, tăng cường lợi thế cạnh tranh, giúp cho doanh nghiệp của chính mình vượt qua những khủng hoảng sắp tới, đặc biệt trong bối cảnh sống chung “an toàn, thích ứng và hiệu quả” với COVID-19”, bà Thanh cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ