Chọn Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Thủ tướng Nhật đang ưu tiên các hợp tác kinh tế?

Thủ tướng Yoshihide Suga dự kiến lựa chọn Việt Nam và Indonesia trở thành những quốc gia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là nhà lãnh đạo Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế và an ninh của Tokyo với hai đồng minh thân cận nhất ở Đông Nam Á.
THANH TRẦN
10, Tháng 10, 2020 | 10:54

Thủ tướng Yoshihide Suga dự kiến lựa chọn Việt Nam và Indonesia trở thành những quốc gia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là nhà lãnh đạo Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế và an ninh của Tokyo với hai đồng minh thân cận nhất ở Đông Nam Á.

bp_yoshihide_suga_230718_28

Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga.  Ảnh: Dw.com

Đài truyền hình quốc gia NHK đưa tin Nhật Bản đã tham vấn chính phủ hai nước và Thủ tướng Suga sẽ gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Với những lo ngại về kinh tế và an ninh rộng lớn hơn của khu vực, một số người đã dự đoán rằng ông Suga có thể chọn đi theo bước chân của nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản trước đó, sử dụng chuyến đi nước ngoài đầu tiên để đến Washington và nhắc lại tầm quan trọng của một liên minh xuyên Thái Bình Dương có từ năm 1945.

Tuy nhiên, Thủ tướng Suga lại chọn hai quốc gia ở Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 nước trong chiến lược khu vực của ông, cũng như thể hiện mong muốn tách Nhật Bản khỏi các cuộc tranh cãi chính trị đang nổ ra liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới.

Từng là Chánh văn phòng nội các, nơi ông chủ yếu tập trung vào các vấn đề trong nước dưới thời người tiền nhiệm Shinzo Abe, ông Suga được cho là có ít kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế. Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam và Indonesia là những điểm đến hợp lý cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị thủ tướng.

Họ cũng chỉ ra rằng ông Abe đã đến thăm Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình và tân Thủ tướng Suga dường như đang theo sát bước chân của người tiền nhiệm về chính sách đối ngoại.

"Đây là hai quốc gia mà Nhật Bản coi là đồng minh trong việc ủng hộ tầm nhìn của Tokyo về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở", Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á của Đại học Temple, cho biết.

Ông Kingston cho biết Thủ tướng Suga sẽ nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt ở cả hai quốc gia và chỉ ra rằng Nhật Bản đã cung cấp một lượng viện trợ đáng kể để phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia, bao gồm cả tuyến đường sắt cao tốc mới nối thủ đô Jakarta và Surabaya ở Đông Java.

Các dự án đường sắt này đã trở thành tiêu điểm ở Indonesia trong những tháng gần đây sau khi một tuyến đường sắt được xây dựng từ Jakarta đến Bandung của một tập đoàn các công ty đường sắt Trung Quốc bị chậm tiến độ và tích lũy chi phí vượt mức đáng kể. Tuyến đường sắt này dự định sẽ hoạt động vào năm 2019 nhưng hiện đã được lùi lại đến năm 2021.

Chính phủ Indonesia, ban đầu đã từ chối đề xuất của Tokyo về tuyến Jakarta đến Surabaya để ủng hộ giá thầu của đối thủ mà Bắc Kinh đưa ra, nhưng cuối cùng họ đã phải lựa chọn Nhật Bản để điều hành dự án.

Truyền thông địa phương đã đưa ra nhiều thông tin về tình hình tiêu cực ngày càng tăng đối với dự án đường sắt Bandung đến Jakarta do Trung Quốc đứng đầu, bao gồm việc sử dụng lao động từ Trung Quốc thay vì lao động địa phương, bẫy nợ tiềm ẩn và các vấn đề môi trường.

Trước đó, cựu Thủ tướng Abe đã cố gắng đưa Việt Nam trở thành một thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại khu vực của mình, khi ký kết Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2006 và từng bước nâng cấp thành một liên minh chiến lược rộng lớn hơn. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đầu tiên cựu Thủ tướng Abe đến thăm sau khi tái đắc cử vào tháng 12/2012.

Từ năm 2014 đến năm 2018, Nhật Bản đã viện trợ khoảng 280 triệu USD để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực và xây dựng các nguyên tắc để quản lý doanh nghiệp trong nước và môi trường. Qua đó, Nhật Bản trở thành nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất của Việt Nam.

Tương tự, Việt Nam cũng đã trở thành một điểm đến ưu tiên cho đầu tư trực tiếp trong khuôn khổ Sáng kiến Đối tác về Cơ sở hạ tầng chất lượng của Nhật Bản, giải pháp thay thế hấp dẫn cho các khoản vay từ Trung Quốc.

Go Ito, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, tin rằng Thủ tướng Suga sẽ sử dụng chuyến đi này để thoát ra khỏi cái bóng của ông Abe.

"Thủ tướng Suga chưa thể hiện được nhiều màu sắc trong chính sách của mình, nên đây là cơ hội tốt để cho hai nước này và nhiều nước khác thấy ông ấy là người thế nào. Cựu Thủ tướng Abe rất cởi mở trong cách tiếp cận các vấn đề đối ngoại nhưng cũng rất thận trọng trong các chính sách của mình, vì vậy ông Suga có thể cho thấy rằng ông đang theo đuổi một con đường khác và muốn đóng góp lớn cho Đông Nam Á", giáo sư Ito nói.

Tuy nhiên, ông Ito tin rằng Thủ tướng Suga sẽ muốn thiết lập Nhật Bản thành một quốc gia tuân thủ các quy tắc quốc tế về lãnh thổ và đóng vai trò là ‘trọng tài’ trong các tranh chấp hàng hải trong khu vực, được đặt giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.

Ngoài ra, giáo sư Go Ito  cũng cho rằng việc lựa chọn không tới Mỹ trong chuyến công du đầu tiên của ông Suga là điều hợp lý.

"Mỹ đang ở giữa một cuộc chiến bầu cử và điều đó sẽ kéo dài trong tháng tới, vì vậy mặc dù một chuyến công du nước ngoài sớm là quan trọng, song sẽ là khôn ngoan nếu không đến Washington", ông nói.

Nhật Bản lo ngại về việc bị lôi kéo vào chính trường trong nước của Mỹ và tân Thủ tướng Suga sẽ có khả năng bị đặt trước công chúng với một số câu hỏi về việc Tokyo chi nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đang đóng quân tại đây.

Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng ông mong các đồng minh của Mỹ trả nhiều tiền hơn cho sự an ninh mà Mỹ cung cấp. Washington đã đưa Hàn Quốc vào cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề và Nhật Bản lo ngại sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo nếu ông Trump tái đắc cử.

Thủ tướng Suga đã nói chuyện với ông Trump qua điện thoại, cũng như một số nhà lãnh đạo thế giới khác, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Mặc dù vậy, chính phủ Nhật Bản đã từ chối việc ông Suga tới Châu Âu tại thời điểm hiện tại, một phần do lo ngại về đại dịch COVID-19 và việc phải cách ly ông và các nhân viên khi họ trở về Nhật Bản.

(Theo SCMP)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ