Chính sách phát triển năng lượng tái tạo: Cần cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư

Nhàđầutư
Sáng 22/12, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức tọa đàm "Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo" nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo, góp ý vào dự thảo Quy hoạch điện VIII.
NHÓM PHÓNG VIÊN
22, Tháng 12, 2021 | 08:20

Nhàđầutư
Sáng 22/12, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức tọa đàm "Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo" nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo, góp ý vào dự thảo Quy hoạch điện VIII.

ToadamNNTT-T.Hieu

Tọa đàm Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo, do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, diễn ra sáng 22/12/2021 tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tham dự tọa đàm có Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE); ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội; ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; bà Lương Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Quốc hội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương); ông Phạm Minh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam; Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV; Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị; ông Nguyễn Thành Thanh, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng;

Đại diện lãnh đạo các tập đoàn, nhà đầu tư, có ông Bùi Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; ông Nguyễn Bá Sản, đại diện Ban quản lý năng lượng, Tập đoàn T&T; ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành ngân hàng TMCP Quân đội (MB); ông Hồ Tá Tín, Chủ tịch HĐQT tập đoàn HBRE; ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT tập đoàn CME Solar; ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng giám đốc Công ty Hạ tầng Gelex; bà Phan Thị Thắm, Tổng giám đốc Công ty Lovico (Đà Nẵng); ông Sébastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam; ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ pần BCG Energy; ông Hoàng Mạnh Tân, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà; ông Lê Như Phước An, Phó Tổng giám đốc Trung Nam Group; ông Đặng Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc BB Group; bà Vũ Kim Thanh, Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực miền Bắc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam...

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn cho biết: So với dự thảo Quy hoạch tháng 3/2021, phương án điều hành trong dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ tháng 11/2021 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp hơn với cam kết của Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26 tổ chức tại Vương quốc Anh ngày 2/11 vừa qua.

TBT-ToadamNNTT-T.Hieu

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần có một lộ trình rõ ràng hơn đối với việc cắt giảm các nguồn năng lượng hóa thạch và nhanh chóng tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo một cách hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của nước ta.

Để tìm lời giải cho các câu hỏi nói trên, Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức cuộc Tọa đàm “Tháo gỡ “điểm nghẽn” phát triển năng lượng tái tạo” với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhằm trao đổi, thảo luận, khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết 55 (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt là góp ý hoàn chỉnh dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Đối với phát triển năng lượng tái tạo, những vấn đề vướng mắc nổi lên cần được thảo luận để thống nhất nhận thức và có giải pháp xử lý sớm là: Thứ nhất, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất nguồn điện như thế nào là hợp lý? Có ý kiến cho rằng, do phải phụ thuộc vào tự nhiên không ổn định nên điện gió, điện mặt trời không thể chiếm quá 30% tổng công suất phát điện, nghĩa là điện nền phải chiếm tối thiểu 70%. Điều này có đúng không? Để khắc phục tình trạng không ổn định, có thể đầu tư cho tích trữ năng lượng không?

Thứ hai, vấn đề truyền tải điện. Hiện nhà nước đang độc quyền đầu tư truyền tải điện, các nhà đầu tư tư nhân chưa chủ động được khâu truyền tải. Thời gian qua, lưới điện chưa đáp ứng kịp việc phát triền nguồn điện và nhu cầu sử dụng điện. Thực tế, nhiều dự án năng lượng tái tạo bị điện lực các địa phương đơn phương yêu cầu tiết giảm, sa thải công suất phát điện gây thiệt hại lớn cho chủ đầu tư và lãng phí tài sản xã hội. 

Hiện tại nhiều dự án năng lượng tái tạo công suất lớn đang được đầu tư làm cho vấn đề này càng trở nên nan giải hơn. Vấn đề này đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và dự kiến cuối năm nay Quốc hội sẽ sửa Luật Điện lực theo hướng cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường dây truyền tải dưới 500 kV. Quy hoạch điện VIII cần có cơ chế, chính sách gì đề thu hút hiệu quả đầu tư của tư nhân vào hệ thống truyển tải điện mà vẫn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia?

Thứ ba, về giá mua và bán điện. Do đại dịch Covid-19, hiện có khoảng 4000 MW điện gió với tổng mức đầu tư khoảng 7 tỷ USD lỡ hẹn với giá FIT, các nhà đầu tư đang rất “chơi vơi”. Liệu Bộ Công Thương có nên gia hạn giá FIT và gia hạn đến bao giờ là hợp lý? Sau giá FIT cần áp dụng cơ chế mua điện như thế nào là hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế?

Hiện đang có khoảng trống về luật pháp, chính sách từ giá FIT đến áp dụng cơ chế mới về giá điện. Cần làm gì để sớm khắc phục khoảng trống không đáng có này? Về giá bán điện có ý kiến cho rằng, hiện giá bán điện cho sản xuất còn thấp hơn so với nhiều nước. Cần điều chỉnh giá điện như thế nào cho hợp lý, để vừa hỗ trợ sản xuất kinh doanh vừa khuyến khích phát triển năng lượng sạch? Cần có giải pháp gì để thúc đẩy hình thành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình đã đề ra?

Thứ tư, vấn đề đấu thầu các dự án điện mặt trời, điện gió. Có ý kiến cho rằng, quy trình này sẽ rất phức tạp, khó khả thi và có thể dẫn tới tình trạng nhiều dự án sẽ rơi vào nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến hệ lụy về an ninh quốc phòng? Cần xử lý vấn đề này như thế nào cho hợp lý, để vừa thu hút được vốn, công nghệ của nước ngoài cho phát triển năng lượng tái tạo, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam? 

Thứ năm, vấn đề chuyển nhượng dự án. Trong thời gian qua có không ít dự án của nhà đầu tư Việt Nam sau khi được cấp phép đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài với thuế chuyển nhượng rất thấp. Cần đánh giá như thế nào về xu hướng này cả về mặt tích cực và tiêu cực?

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Chưa có chính sách dài hạn phát triển NLTT để nhà đầu tư có thể định đoán được

VyHHNL-T.Hieu

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.

Năng lượng tái tạo của thế giới đang phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng trên 15-30% 1 năm. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng tái tạo tại nhiều quốc gia chiếm phần lớn tỷ trọng, như Đan Mạch, Ireland, Đức…

Hiện tại, lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam đang phát triển nhanh, với nhiều tiềm năng để thúc đẩy hơn nữa. Trên thực tế, các dự án thủy điện tại nước ta đã hoàn thành gần hết, với tổng công suất khoảng 27,4 GW, trong đó đã phát triển được khoảng 22 GW.

Đối với điện gió, tổng tiềm năng kỹ thuật đạt 377 GW, trong đó điện gió trên bờ có tổng tiềm năng 217 GW, điện gió ngoài khơi chiếm 160 GW. Việt Nam đã phê duyệt khoảng 11.800 MW. Vào cuối tháng 10/2021, Việt Nam đã có 84 nhà máy với tổng công suất khoảng 4.000MW đã COD.

Tuy nhiên, có 37 dự án đăng ký với tổng công suất khoảng 2.455 MW đã đăng ký nhưng không kịp COD trước 31/10/2021.

Đáng chú ý, tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam là rất lớn. Theo tính toán, điện mặt trời sẽ có tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 434 GW, trong đó, đã đưa vào vận hành khoảng 16,6 GW (ĐMT tập trung 9 GW, ĐMT mái nhà 7,6 GW).

Giai đoạn 2020 – 2050, hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc từ phần lớn dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống.

Theo đó, trọng tâm chuyển đổi của Việt Nam bao gồm: Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện NLTT chi phí thấp ngày càng tăng; Gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ NLTT bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng như Điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà.

Để thực hiện hóa được chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển ngành năng lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển thị trường năng lượng tái tạo; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Theo đó, trọng tâm chuyển đổi của Việt Nam bao gồm: Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện NLTT chi phí thấp ngày càng tăng; Gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ NLTT bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng như điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà.

Để thực hiện hóa được chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển ngành năng lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển thị trường năng lượng tái tạo; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Đối với chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư, các dự án năng lượng tái tạo đã được áp dụng biểu giá điện hỗ trợ (Feed-in tariff – FIT); Các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới; Các dự án điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia.

Đối với các dự án ngoài lưới, chủ đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo được hỗ trợ để thu hồi được chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý.

Dù vậy, chúng ta cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Thực tế cho thấy, vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án.

Ngoài ra, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn dụng các công nghệ năng lượng tái tạo; Giá FIT cho các dự án NLTT được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển;

Giá FIT cho các dự án NLTT được áp dụng chung, không phân biệt quy mô sẽ dẫn đến bất cập, các dự án có quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn dự án nhỏ…

Để tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong phát triển năng lượng tái tạo, tôi cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện khuôn khổ chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo; Tổ chức chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch phát triển NLTT; Xây dựng và ban hành áp dụng hoặc công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật NLTT.

Bên cạnh đó, cần ban hành cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện cũng như các công cụ đảm bảo hoạt động ổn định hệ thống điện khi gió và điện mặt trời cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ để phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện sử dụng năng lượng tái tạo; Kết hợp chính sách ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường.

Trên cơ sở đó, tiếp tục tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLTT: Thành lập trung tâm đào tạo và công nghệ; Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học và các cơ sở dạy nghề để dạy các môn mới liên quan đến NLTT; Bộ Công thương xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLTT.

Đặc biệt, tôi đề nghị sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án NLTT theo các bước: Xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, theo từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây; Các dự án điện mặt trời không nên tập trung quá lớn tại một hoặc một vài địa điểm nhằm tránh quá tải cho lưới điện; Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao cho đến khi đủ công suất theo yêu cầu.

Ông Nguyễn Bá Sản, đại diện Ban quản lý năng lượng Tập đoàn T&T: Cần sớm tháo gỡ 3 điểm nghẽn chính

SanTT-T.Hieu

Ông Nguyễn Bá Sản, đại diện Ban quản lý năng lượng Tập đoàn T&T. Ảnh: Trọng Hiếu.

Theo quan điểm của Tập đoàn T&T, có 3 điểm nghẽn chính cần thiết được xem xem tháo gỡ sớm.

Đầu tiên, trong bối cảnh hiện nay và xu thế phát triển thì tỉ trọng nguồn điện từ NLTT ngày càng lớn và tiếp tục gia tăng trong tổng công suất nguồn điện ở Việt Nam nhưng lại tập trung chủ yếu ở một số vùng phụ tải thấp.

Hai là cơ chế chính sách giá FIT của chúng ta chưa liên tục, đang bị đứt gãy và gián đoạn. Đây cũng được coi một điểm nghẽn cần khơi thông dòng chảy và cần có một hành lang pháp lý thông suốt, thông thoáng, rõ ràng và liên tục. Các cơ chế chính sách áp dụng trong thời gian vừa qua chưa đưa ra được định hướng lâu dài.

Ba là, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang thiếu một Quy hoạch tổng thể đầy đủ để hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn điện này cũng như các hướng dẫn, chỉ dẫn cần thiết, rõ ràng cho các bước đi trong quá trình thực thi (từ xin giấy phép khảo sát, đo gió, khu vực/địa điểm nào sẽ ưu tiên phát triển dự án trong giai đoạn đến 2030 và sau 2030).

Ngoài ra, do thiếu quy định và hướng dẫn nên hiện nay một số địa phương đã thông qua khu vực khảo sát theo đề nghị của nhà đầu tư là quá lớn so với quy mô công suất dự kiến. Điều này vừa gây lãng phí không gian biển, tài nguyên biển cũng như hạn chế các nhà đầu tư tiềm năng khác đến tìm kiếm ý định và nhu cầu đầu tư thực sự.

4/7 tỷ USD của ngân hàng “chơi vơi” ở các dự án điện gió lỡ hẹn với giá FIT

Ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank): Xin đặt thêm vấn đề về năng lượng than, nếu không thực hiện năng lượng than thì chúng ta làm được NLTT không? Theo hiểu biết của tôi, chúng ta vẫn cần nguồn năng lượng này và chưa thay thế được trong thời gian sắp tới. Tuy tỷ trọng có thể giảm nhưng có thể thấy sản lượng tăng. Tất cả các định chế tài chính trên thế giới đang dừng điện than. 1/2 các ngân hàng trong nước đang vướng cam kết quốc tế để cho vay điện than.

Như vậy trong giai đoạn dài hạn tới năm 2050, năng lượng quốc gia có vấn đề nếu không thực hiện các dự án điện than chuyển tiếp từ Quy hoạch điện VII sang điện VIII, và quy hoạch điện VIII đưa bổ sung. Để phát triển NLTT đường dài, làm thế nào để các nhà máy điện than dở dang có thể huy động được nguồn vốn? Để giả quyết cho các dự án này từ nay đến 2025, cần có cơ chế riêng về tài chính.

pham-nhu-anh

Ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Theo tôi, có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu năng lượng (có thể niêm yết) huy động từ các doanh nghiệp không phải chế định tài chính và cá nhân, với kỳ hạn 10-15 năm có thể niêm yết thì mới giải quyết bài toán điện than và các vấn đề của Quy hoạch điện VIII.

MB Bank có dư nợ cam kết 50.000 tỷ cho các dự án NLTT. Các dự án điện mặt trời, điện gió ở Việt Nam với quy mô 100-200MW là lớn, 3-50MW là nhỏ phù hợp các năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, nên doanh nghiệp chúng ta tham gia nhiều tạo thị trường sôi động. Như vậy, trong 3 năm vừa qua, phát triển NLTT tốt cho cả các nhà đầu tư và định chế tài chính.

Tuy nhiên, về điện gió, có khoảng 7 tỷ USD “chơi vơi”, trong đó các ngân hàng góp góp 4 tỷ USD (cho vay 70% tổng vốn đầu tư), chúng tôi không biết nên gia hạn hay đàm phán ra sao? Đây là ảnh hưởng khách quan bởi COVID-19, qua đó khiến các dự án chịu ảnh hưởng tối thiểu 4 tháng. Từ tháng 6, tháng 7 năm nay khi TP.HCM “lockdown”, nhưng hiện vẫn chưa có chính sách cụ thể.

Cứ mỗi ngày trôi qua, 7 tỷ USD của nhà đầu tư và tài sản quốc gia không có lời, các ngân hàng cũng không dám giải ngân với các dự án chưa có COD. Như vậy, cần có tháo gỡ để các dư án này sinh ra dòng tiền, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và các nhà đầu tư có bức tranh tài chính sáng sủa. Đề nghị Bộ Công thương cần có cơ chế gia hạn tối thiểu 4 tháng do ảnh hưởng bởi COVID-19.

Về điện gió ngoài khơi, đây là tương lai NLTT với sức gió lớn, ổn định hơn, suất đầu tư lớn. Như vậy, để huy động nguồn lực trong nước cần có giải pháp huy động được nguồn vốn trong nước.

Theo tôi, các dự án dùng tài nguyên quốc gia này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước. Do nhà đầu tư trong nước chưa đủ nguồn lực làm điện gió ngoài khơi, cần có chính sách để chia giai đoạn thực hiện dự án.

Theo tôi, có thể chia ra để giá điện cao hơn đảm bảo truyền tải trong năm đầu, các năm thứ 2, thứ 3 có thể thấp hơn để đảm bảo giá bình quân dự án nhà nước mua. Mặt khác, việc chia nhỏ như trên cũng giúp các nhà đầu tư và định chế tài chính tham gia một cách hiệu quả.

Về truyền tải điện, bấy lâu nay, EVN và công ty thành viên phụ trách việc truyền tải điện. Như vậy, đây là gánh nặng tài chính của EVN khi huy động vốn. Mặt khác, việc truyền tải điện thời gian tới ngày một chịu áp lực khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Tôi đồng tình nên tư nhân hóa truyền tải điện. Truyền tải như giao thông, giao thông có BOT, PPP, tôi không nghĩ tư nhân không thể thực hiện được. Ngoài ra, khi các ngân hàng cho vay NLTT, hệ số AWA vẫn được tính là 160%.

Bên cạnh đó, các dự án NLTT 15 năm mới thu hồi vốn, hệ số vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lớn.

Chúng ta nói về năng lượng xanh, nhưng chính sách ưu đãi khi ngân hàng tham gia thì chưa có. Như vậy, một số chính sách tính toán, ưu đãi của ngân hàng với nhà đầu tư hướng tới COP26 là chưa có. Do đó, tôi đề nghị cần có thêm các hướng dẫn cụ thể.

Ông Sébastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam: Chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn với hành lang pháp lý hiện tại của Việt Nam đối với ngành năng lượng tái tạo

Sebastien-GreenYellow-T.Hieu

Ông Sébastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam. Ảnh Trọng Hiếu

Là một nhà đầu tư đến từ Pháp và một nhà điều hành các hệ thống năng lượng tái tạo, tôi mong muốn thể hiện rõ rằng chúng tôi đặc biệt ủng hộ việc Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng thực hiện, ban hành các quy định chặt chẽ hơn để nâng cao sự quản lý việc phát điện năng lượng tái tạo phát lên lưới điện.

Chúng tôi có tham vọng mạnh mẽ và đặc biệt mong muốn thực hiện đầu tư nhiều hơn nữa tại Việt Nam nhưng sự thật chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn với hành lang pháp lý hiện tại của Việt Nam đối với ngành năng lượng tái tạo.

Chúng tôi thật sự hiểu được các vấn đề mà EVN và các cơ quan nhà nước đang đối mặt trong gần 10 tháng qua, có thể kể đến một số vấn đề tiêu biểu như: việc dư thừa lượng điện năng lượng tái tạo phát lên lưới điện qua đó tạo nên các vấn đề về việc mất cân bằng, việc cắt giảm lượng điện sản xuất, các vấn đề an ninh điện và các quy định pháp luật liên quan,….

Chúng tôi muốn chia sẻ chân thành rằng chúng tôi đã đối mặt với toàn bộ các vấn đề này ở các quốc gia khác, việc quản lý nguồn năng lượng tái tạo yêu cầu nhiều sự cam kết và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các vấn đề mà chúng ta đang đối mặt không chỉ riêng là vấn đề của các cơ quan nhà nước mà đó là trách nhiệm chung của tất cả các nhà đầu tư.

Chúng tôi muốn đưa ra một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, tôi rất muốn đề xuất để thiết lập ngay một quy định yêu cầu toàn bộ các IPP cung cấp một dự báo về sản lượng của toàn bộ lượng điện năng lượng tái tạo đang được phát lên lưới.

Tại Pháp, nhà đầu tư phải cung cấp một dự báo về sản lượng điện phát lên lưới điện trong thời gian mỗi 5 ngày kế tiếp cho mỗi hệ thống có công suất trên 5MWp. Điều đó giúp cho nhà vận hành lưới điện nắm được tình hình và buộc tất cả các nhà vận hành phải tham gia vào việc quản lý nguồn điện tái tạo.

Cần tạo ra những quy định để tạo điều kiện cho những nhà đầu tư – các bên tham gia vào việc quản lý nguồn điện tái tạo một cách thiện chí và hợp tác.

Thứ hai, chúng tôi đang gặp phải vấn đề này mỗi ngày với các khách hàng của chúng tôi, các tập đoàn quốc tế và địa phương – các bên cần được cung cấp năng lượng xanh không chỉ để giảm tải hóa đơn tiền điện của họ mà còn để tôn trọng các cam kết của họ với các cổ đông và khách hàng.

Điều này là mối bận tâm diễn ra mỗi ngày của toàn bộ các nhà máy tại Việt Nam. Khi nhà máy sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, họ cần một nguồn cung cấp năng lượng xanh để đạt tiêu chuẩn, yêu cầu.

Nếu chúng ta hạn chế việc tiêu thụ điện tại chỗ như trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, điều đó sẽ kìm hãm khả năng xuất khẩu hàng hóa của các nhà máy tại Việt Nam. Chúng ta cần có một tầm nhìn, một định hướng trên một số các vấn đề sau càng sớm càng tốt:

- Chúng tôi mong muốn năng lượng tái tạo tự tiêu dùng tại chỗ là một cơ chế khả thi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam: tại GREENYELLOW, chúng tôi đã lắp đặt zero-export devices (một thiết bị hạn chế phát ngược điện lên lưới) cho toàn bộ các dự án mà chúng tôi phải giới hạn việc phát điện lên lưới, chúng tôi còn dự đoán trước cho một số thời gian cụ thể (TẾT, cuối tuần, và ngày nghỉ của các nhà máy) và cam kết với cơ quan quản lý điện và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia về việc tuân thủ các quy định.

Chúng tôi mong muốn có những quy định áp dụng cho toàn bộ các tỉnh thành phố như công suất tối đa cho mỗi điểm đấu nối (liên quan đến khả năng tiêu thụ của mỗi địa điểm), việc lắp thiết bị tự phân tán điện không dùng đến các thiết bị không phát thải (zero-export devices) và việc dự báo cụ thể cho TẾT, cuối tuần, và ngày nghỉ của các nhà máy, chúng tôi mong muốn rằng các quy định được áp dụng một cách thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các nhà máy tại Việt Nam.

- Về cơ chế DPPA : Chúng tôi hiểu rằng cơ chế này phải công bằng cho các bên tiêu thụ điện nhưng đồng thời không được quá tốn kém cho EVN. Tại châu Âu, chúng tôi có hợp đồng mua bán điện trực tiếp, hay ở châu Á chúng tôi có Đài Loan cũng là một ví dụ điển hình để xem xét. GREEN YELLOW rất mong muốn tham gia vào các buổi tọa đàm để hỗ trợ làm rõ các quy tắc, quy định và định nghĩa trong tiến trình xác định khung thời gian.

*Sau khi kết thúc phần tham luận, toạ đàm chuyển qua phần thảo luận mở. Người điều phối TS.Nguyễn Anh Tuấn, TBT Tạp chí Nhà đầu tư

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Bắt đầu phiên thảo luận, xin mời ông Nguyễn Tuấn Anh, Cục phó Cục Điện lực và NLTT (Bộ Công thương) có thể cho biết một số thay đổi cơ bản của bản điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tháng 11 vừa qua.

nguyen-anh-tuan

TS. Nguyễn Anh Tuấn, TBT Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn điều hành phần thảo luận mở của toạ đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.

Không xây dựng đường truyền tải 500Kv từ năm 2030

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương):  Quy hoạch điện VIII, đến thời điểm hiện nay đang được Bộ Công Thương tiến hành cập nhật, hiệu chỉnh trên cơ sở đánh giá lại tình hình tăng trưởng phụ tải, đánh giá lại phát triển nguồn điện khi có những bất cập thời gian qua. Đánh giá thời gian qua cho thấy, phát triển nguồn điện chưa phù hợp với sự phân bố, phát triển của phụ tải, đặc biệt theo vùng miền.

nguyen-tuan-anh

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương). Ảnh: Trọng Hiếu.

Ví dụ, năm 2016-2020, phụ tải miền bắc tăng 9% nhưng nguồn điện lại chỉ tăng 4%. Trong khi miền Trung miền Nam, tăng trưởng nguồn điện từ 16-21%, trong khi tăng trưởng phụ thải chỉ 5-7%. Việc phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lược mặt trời dẫn tới việc, khu vực miền bắc thiếu nguồn dẫn tới công suất nguồn năng lượng tái tạo chuyển từ miền trung, miền nam ra miền bắc gây nghẽn mạch đường dây 500Kv bắc nam. Đáng lưu tâm để xây dựng cơ cấu nguồn điện trong quy hoạch điện VIII, ngoài việc đánh giá lại nguồn tải khu vực vùng miền.

Thời gian qua, sau hội nghị COP26, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã rà soát, điều chỉnh lại phát triển nguồn điện. Trong đó, tính lại tính khả thi giảm nhiệt than, phát triển mạnh điện khí để đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường khả năng hấp thụ nguồn NLTT, tiếp tục phát triển mạnh mẽ nguồn điện NLTT nhất là điện gió trong thời gian tới.

Một quan điểm trong Quy hoạch điện VIII là cần bố trí để tránh truyền tải điện qua các vùng miền, năm 2030 không xây dựng đường dây truyền tải mới 500Kv để truyền tải liên miền, giai đoạn 2031-2045 hạn chế truyền tải liên miền, đảm bảo dự phòng hợp lý, đặc biệt miền bắc. Bài toán quy hoạch nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện có nhiều thách thức.

Một là nhu cầu phụ tải đã thay đổi. Theo tính toán nhu cầu phụ tải tới 2030 giảm hơn 11 tỷ KWh. Quy hoạch nguồn điện xoay quanh 3 vấn đề chính là làm sao đạt cực tiểu, phù hợp với kinh tế, xã hội Việt Nam; đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện; xác định số giờ xác suất mất điện là bao nhiêu giờ. Về đảm bảo môi trường, đặt mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 năm 2050, phải cân bằng 3 lĩnh vực để thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, quy hoạch điện VIII đã đề ra, dự thảo cơ cấu nguồn, dự phòng, trong dự thảo quy hoạch điện VIII, đảm bảo an ninh cung cấp điện. Cơ cấu nguồn điện năm 2030, thuỷ điện 19%, nhiệt điện than 25%, nhiệt điện khí 25%; NLTT gồm điện gió, mặt trời, sinh khối 24%.

Đến năm 2045 cơ cấu nguồn điện, thủy điện chiếm 14%; nhiệt điện than chiếm 11%; nhiệt điện khí 25%; nguồn năng lượng tái tạo chiếm 45%; nhập khẩu điện 3,3%. Đánh giá ảnh hưởng NLTT khi xây dựng được hệ thống truyền tải thích hợp và lưu trữ, hệ thống truyền tải chưa linh hoạt, cũng vừa phải đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện.

Theo tính toán, với mục tiêu phát triển, muốn tăng mạnh mẽ NLTT nhưng tính toán phải đưa các ràng buộc vào trong mô hình tính toán nguồn, đưa ràng buộc an ninh, an toàn hệ thống, giá nhiên liệu hay ràng buộc về mức đầu tư, chi phí đầu tư, ràng buộc về khả năng truyền tải liên miền, phát thải thì mô hình tính toán đưa ra cơ cấu nguồn điện phù hợp theo các giai đoạn. Ngoài ra còn có chính sách làm sao đạt mục tiêu đạt phát thải ròng CO2 bằng 0.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Qua thông tin ông Nguyễn Tuấn Anh vừa nêu có thể thấy bản điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tháng 11 vừa rồi đã có những chỉnh sửa rất cơ bản so với bản tháng 3. Theo đó đến năm 2045 NLTT sẽ chiếm tỷ trọng 45%, khí 25%... một tỷ trọng được đánh giá là hợp lý.

Tiếp theo xin mời ông Nguyễn Đức Kiên (Thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng) có thể cho biết một số ý kiến của ông về các trình bày trước, đặc biệt anh có thể đánh giá việc liệu có thể đầu tư công nghệ tích trữ năng lượng không, hệ thống truyền tải dưới 500kv liệu tư nhân có đầu tư được không và việc giá FIT hết hạn và chưa có cơ chế mới.

Nhà đầu tư cần xem xét theo hợp đồng

TS. Nguyễn Đức Kiên: Sau những tham luận trên, với tư cách là cơ quan tư vấn, tôi cho rằng có một số vấn đề cần lưu ý.

nguyen-duc-kien

TS. Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Trọng Hiếu.

Đầu tiên, Luật Điện lực ra đời trước khi có Nghị quyết 55 do vậy khi trao đổi cần đặt bối cảnh và Nghị quyết 55 gần như mở hết cho các thành phần tham gia. Hai là giá FIT, giá FIT đã được công khai, công bố từ 2014 và 2018 và thời gian để nhà đầu tư thực hiện trong 2 năm (2019, 2020) chứ không có chuyện làm nhà đầu tư lúng túng áp dụng.

Tôi đề nghị, khi trao đổi với nhà đầu tư, các bộ cần trao đổi rõ và vướng ở đâu trong quá trình thực hiện thì sẽ trao đổi. Về điện ngoài khơi, Đài Loan thực hiện giá FIT ưu đãi tối đa 5 năm chứ không đến 20 năm như Việt Nam hay giá FIT Châu Âu chủ yếu chỉ áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình thôi.

Về điện mặt trời, năm 2021 bị tác động bởi xã hội, vấn đề nghẽn mạch điện mặt trời khi đưa vào hòa lưới rất lớn, tổng công suất đưa vào trong 2 năm gấp hơn 20 lần quy hoạch. Có một vấn đề rằng các nhà đầu tư chạy theo giá FIT do Chính phủ quy định, mỗi một MW cần khoảng 1ha đất, vậy để phát triển bền vững có phải lấy đất tràn lan phát triển dự án không?

Về vấn đề do ảnh hưởng COVID-19, nhà đầu tư cần xem xét theo hợp đồng rồi từ đó báo cáo cơ quan thẩm quyền. Trong nền kinh tế thị trường phải theo hợp đồng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ông Nguyễn Đức Kiên. Qua phát biểu của ông, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm của Tổ tư vấn Thủ tướng. Tiếp theo xin mời ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng giám đốc Công ty CP Hạ tầng Gelex. Là một nhà đầu tư đang thực hiện một số dự án năng lượng tái tạo, ông có thể cho biết những vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước?

nguyen-hoang-long

Ông Nguyễn Hoàng Long. Ảnh: Trọng Hiếu.

Cần cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư

Ông Nguyễn Hoàng Long: Trên thị trường vẫn nhìn nhận nhà đầu tư là bên có được nhiều lợi ích, lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế chúng tôi đã phải rất đau đầu tại các bước ra quyết định đầu tư, sau đó là trong quá trình triển khai đầu tư. Khi ra quyết định đầu tư, chúng tôi sẽ phải lên phương án, set up khuôn khổ cho dự án, dự kiến các kịch bản có thể xảy ra. Nhưng kịch bản mà vừa rồi nhà đầu tư không thể lường được, là nếu chậm COD thì kết quả sẽ thế nào? Rất khó để có được câu giải thích hợp lý.

Nếu ủy ban/hội đồng đầu tư chặt chẽ, thì dự án sẽ không được phê duyệt. Phía ngân hàng khi ra quyết định cho vay cũng gặp vấn đề tương tự như vậy. Cách đặt ra mốc COD, deadline theo kiểu dừng đột ngột như vậy tạo ra 1 rủi ro rất lớn trên thị trường đầu tư (và kéo theo khó khăn, đội chi phí khi triển khai như thu xếp vốn, mua thiết bị, GPMB...) và theo tôi rất cần khắc phục trong chính sách sắp tới.

Các thời hạn cần có một lộ trình khá rõ ràng, tránh gây sốc và khiến nhà đầu tư buộc phải chấp nhuận rủi ro và chỉ hy vọng vào thiện chí của nhà làm chính sách trong trường hợp bất lợi. Nếu điều này kéo dài, thị trường đầu tư có thể đổ vỡ, môi trường không còn tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Ngoài ra, cần tạo sự quân bình giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng cũng như các cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư và nhà nước. Trên thực tế, vào những thời điểm đầu, biên lợi nhuận kỳ vọng khá lớn, đủ để nhà đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro.

Nhưng ở các giai đoạn tới, có thêm các quy định, ràng buộc, giảm giá điện... thì khi đó biên lợi nhuận sẽ giảm xuống. Đổi lại thì các rủi ro có giảm theo không? Tôi cảm giác hướng tiếp theo của thị trường năng lượng đang có sự tương đồng như BOT giao thông trước đây. Trong đó, sau cuộc đua là giai đoạn trầm lắng, khi cơ chế mới đưa ra các quy định rất chặt chẽ, đẩy rất nhiều rủi ro về nhà đầu tư, trong khi biên lợi nhuận không thay đổi, và thậm chí giảm xuống. Kết quả là nhà đầu tư buộc phải rút lui. Thị trường năng lượng cần hết sức tránh tình huống này.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến phát biểu của đại diện GELEX về môi trường pháp lý đầu tư, hay việc đặt ra lộ trình, các mốc để chống sốc, rồi câu chuyện chia sẻ rủi ro giữa nhà nước với nhà đầu tư. Tiếp theo, tôi rất muốn nghe tiếp ý kiến của một nhà đầu tư, anh Hồ Tá Tín, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HBRE có nhiều kinh nghiệm, có thể nói là lăn lộn với thực tiễn, rất mong ông sẽ đóng góp nhiều khuyến nghị chính sách cho Tọa đàm ngày hôm nay.

Phải sòng phằng hợp đồng mua bán điện

Ông Hồ Tá Tín: Tôi nghĩ cần phải sòng phẳng hợp đồng mua bán điện (như ông Nguyễn Đức Kiên nói) đã ký rồi, chúng ta phải xác nhận “cuộc chơi”. Quyết định 39 cũng có cách đây 3 năm trước rồi. Tôi nghĩ, đã là đầu tư chắc chắn phải chấp nhận rủi ro. Tới hôm nay, chúng tôi đóng điện gần 100MW và cũng bị cắt giảm công suất nhiều. Chúng ta biết, còn hơn 60 dự án đã và đang xây dựng, cũng như đã vào Quy hoạch điện VII.

ho-ta-tin

Ông Hồ Tá Tín. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tôi xin đóng góp một số chính sách về giá FIT. Hiện nay, xu hướng thế giới sẽ là đấu thầu, đấu giá, nhưng ở Việt Nam chưa có điều kiện thực hiện được. Vậy khoảng hở từ 31/10 đến ngày đó là thế nào? Chúng tôi tính toán năm hoàn vốn đạt trung bình khoảng 10 năm. Cần thẳng thắng từ 2016 đến giờ, với sự phát triển của công nghệ, dự án đầu tiên của chúng tôi xài tua bin ban đầu là 2,3MW, nhưng 4 năm sau ở Pleiku, xài gần 5MW, đường kính cánh quạt lên đến 140 m.

Điều đó nói lên chi phí đầu tư giảm khoảng 20% theo thời gian, cùng với đó năng suất máy cũng tốt hơn. Tôi không đổ thừa COVID-19 dù gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, để hài hòa lợi ích nhà đầu tư và nguồn điện cho Chính phủ, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận giá FIT mới khoảng 6,8 – 6,9 cent/KwH, nhưng mong được 10 năm để yên tâm hoàn vốn, sau đó đàm phán và đàm phán lại với Chính phủ tùy bối cảnh.

Dù lợi nhuận có giảm nhiều nhưng sẽ có sự an tâm. Ngân hàng cũng vậy, bản thân ngân hàng mong doanh nghiệp trả đều, ổn định. Đây là giải pháp hài hòa, đó là “onshore”. Còn “offshore” thì tôi đề xuất chính sách giá phù hợp với tình hình thực tế. Tôi nghĩ, doanh nghiệp làm vì có lợi nhuận, nhưng cần chia sẻ, đóng góp cho đất nước.

TS. Nguyễn Đức Kiên: Các đề xuất của HBRE cũng đã nằm trong dự thảo của Bộ Công Thương trình Chính phủ, nhưng rất khó bởi giá FIT các nước chỉ ký 5 năm, bên cạnh đó giá thắng thầu cũng là điều khó khăn cho chúng tôi - những nhà làm chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng tôi hiểu đầu tư phải có lợi nhuận nhưng phải hài hòa lợi ích 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp hòa vốn và sẽ tiếp thu, trình Thủ tướng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn đề xuất rất cụ thể của ông Hồ Tá Tín, sáng giờ tôi chưa được nghe một đề xuất nào cụ thể như vậy, đó là giảm 20% giá FIT so với giá cũ và cho thời hạn 10 năm. Qua đây, cũng thấy được sự tâm huyết của doanh nghiệp đóng góp cho phát triển đất nước. Cách đây 4-5 năm không ai có thể nghĩ sẽ có sự bùng nổ về năng lượng tái tạo như hiện nay, các câu hỏi tiền đâu ra, ai làm,... giờ đã được thực tiễn chứng minh. Tiếp theo xin mời ý kiến của một nhà đầu tư khác, xin mời ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CME SOLAR.

Bán lẻ điện là hình thức phổ biến được áp dụng trên thế giới

Ông Bùi Trung Kiên:  Từ 2017, CME đã đầu tư vào lĩnh vực NLTT. Đây là lĩnh vực tiềm năng ở Việt Nam. Thời gian vừa rồi chính sách khuyến khích phát triển NLTT đã thúc đẩy phát triển mạnh các doanh nghiệp NLTT.

Tuy nhiên, việc chính sách đứt quãng đã ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Muốn xây dựng, phát triển doanh nghiệp đường dài thì không thể xây dựng chính sách như hiện nay, doanh nghiệp sẽ không thể có quy mô để đàm phán với đối tác nước ngoài.

bui-trung-kien

Ông Bùi Trung Kiên. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nhà đầu tư đã phải vượt nhiều khó khăn trong quá trình thu xếp tài chính, yếu tố về mặt chính sách là rất quan trọng. Nếu sắp tới mức giá ưu đãi giảm 30-40% sẽ gây rất khó. Về cơ chế đầu thầu nên theo hướng xem xét cơ chế đầu thầu, có chính sách thể hiện rõ ý đồ, khuyến khích cho nhà đầu tư.

Hiện chúng tôi đầu tư điện áp mái, đầu tư 100%, bán chiết khấu cho người tiêu dùng. Tiềm năng ở Việt Nam điện mặt trời áp mái lên tới 40-50GW. Điện áp mãi giảm áp lực đường truyền. Mô hình bán điện trực tiếp hiện được các nước trên thế giới áp dụng phổ biến, khuyến khích và điều này nên được làm rõ tại Quy hoạch điện VIII.

Qua khảo sát nhà đầu tư nước ngoài thể hiện rất quan tâm tới điện mặt trời áp mái vì đáp ứng được tiêu chuẩn các nhãn hàng trong xuất khẩu. Hiệu quả thể hiện ở việc được dùng điện với chi phí tốt hơn, gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Quy hoạch điện VIII chưa thấy rõ và nhấn mạnh này về lợi thế này của Việt Nam.

Có thể thấy, hiện Quy hoạch điện VIII mới tính trên các giả định tất cả điều kiện như trước mà chưa xem xét tới vấn đề lưu điện. Khi lưu điện thương mại hoá sẽ tạo cách mạng cho phát triển nguồn điện. Thương mại hoá được cộng chính sách hỗ trợ huy động nguồn lực lớn của khu vực tư nhân. Pin lưu điện sẽ có tốc độ giảm giá nhanh hơn tấm pin mặt trời do các tập đoàn dồn nguồn lực lớn vào công nghệ này.

Họ đầu tư mạnh, với xu thế công nghệ 4.0 sẽ hình thành quản lý truyền tải điện, thay đổi về bản chất. Đánh giá về cách mạng thay đổi công nghệ ảnh hưởng tới chiến lược phát triển, đầu tư của chúng ta. Các tổ chức tín dụng nước ngoài rất quan tâm tới lĩnh vực này. Đầu tư điện mặt trời mặt đất có lợi thế với cơ chế như qua vì mang lại hiệu quả nhanh, thi công nhanh, xử lý bài toán nhu cầu điện trước mắt nhưng điện áp mái có sức cạnh tranh tốt hơn khi không phải chiếm đất đai, ít áp lực đường truyền, cung cấp trực tiếp cho khách hàng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn đại diện CME SOLAR, ông Bùi Trung Kiên đã nói rất rõ quan điểm của anh về vấn đề chúng ta thảo luận, một số khuyến nghị như phát triển điện áp mái để giảm áp lực cho truyền tải điện, hay câu chuyện cho phép bán điện cho một số đối tượng. Câu chuyện này liên quan đến thị trường điện cạnh tranh, vấn đề này xin mời GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE có thể cho biết đánh giá của mình?

Chống độc quyền, nhanh chóng hình thành thị trường điện cạnh tranh

GS. TSKH Nguyễn Mại: Chủ trương phát triển thị trường điện cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Theo Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ, thị trường điện của Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 đến hết năm 2014 thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh (TTPĐCT); cấp độ 2 2015-2021 thị trường bán buôn điện cạnh tranh (TTBBĐCT); cấp độ 3 từ 2021 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (TTBLĐCT). Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai giai đoạn: thí điểm và hoàn chỉnh.

Trong đó, TTBBĐCT là mô hình khuyến khích cạnh tranh trong phát điện, tuy vậy chỉ có một người mua duy nhất là Công ty mua bán điện của EVN mua tất cả điện năng từ các đơn vị phát điện và bán cho các Công ty phân phối với giá bán buôn. Các công ty phân phối bán điện cho khách hàng dựa trên giá bán lẻ. Công ty mua bán điện thực hiện mua bán với các nhà máy được coi như đơn vị tham gia gián tiếp vào thị trường điện.

nguyen-mai

GS-TSKH. Nguyễn Mại. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trên thực tế, nước ta đang xây dựng TTBBĐCT nhưng chỉ có một người mua là EVN nên vẫn chưa hình thành được một thị trường điện cạnh tranh đích thực. Năm 2021 sắp kết thúc, hy vọng EVN chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vận hành có hiệu quả TTBLĐCT để người dân và doanh nghiệp được lựa chọn công ty cung ứng điện có chất lượng phục vụ tốt và giá cả cạnh tranh.

Việt Nam có một mô hình rất thành công về công nghệ thông tin, ngành điện có thể vận dụng những bài học thành công của viễn thông để tiếp cận có hiệu quả hơn cơ chế thị trường. Việc nhanh chóng chuyển sang cơ chế thị trường điện cạnh tranh cả ba cấp độ với cơ chế, chính sách khuyến khích minh bạch, ổn định, ít thay đổi và thực sự bình đẳng trong việc đối xử với các khu vực kinh tế thì chắc chắn không thiếu vốn đầu tư cho ngành điện. Cơ chế chính sách cho thị trường điện cạnh tranh là cần thiết để thu hút vốn đầu tư xã hội hóa trong nước và vốn FDI.

Chống độc quyền tự nhiên, nhanh chóng hình thành thị trường điện cạnh tranh, đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ đối với chính sách và quy hoạch phát triển, quản lý giám sát, sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành một nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Ngoài ra, có 2 vấn đề lớn. Thứ nhất là quy hoạch. Như nói với ông Nguyễn Đức Kiên, tôi mong muốn chủ trương Chính Phủ không làm quy hoạch cố định, để thị trường quyết định quy hoạch. Cái nguy hiểm nhất là việc chạy quy hoạch. Nhiều bên chạy quy hoạch từ bên tỉnh đến Bộ và sau đó bán để kiếm 15%-20%. Hiện tượng này xảy ra rất nhiều.

Do đó, nhà đầu tư nước ngoài không vào được các dự án điện của Việt Nam mà phải mua lại từ các nhà đầu tư Việt Nam không đủ tiềm lực với chi phí đắt hơn. Đây là điểm nghẽn mà ko giải quyết bài toán quy hoạch thì không có thể có thị trường điện cạnh tranh.

Thứ 2, tôi không tán thành chính sách ngắn hạn. Có thể thấy, đầu tư nước ngoài thu hoạch được như hôm nay là nhờ chính sách dài hạn. Năm 1997, khi ra đời Luật Đầu tư, chúng ta được đánh giá là nước ở khu vực châu Á có luật đầu tư hấp dẫn nhất. Chúng ta không chỉ lưu ý thị trường trong nước, mà còn cạnh tranh quốc tế.

Khi chúng ta trình độ cao hơn, Việt Nam sau đó đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn lớn, cũng như là cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Để cạnh tranh quốc tế, chúng ta cần ổn định, minh bạch chính sách để doanh nghiệp có thể dự đoán trước trong khoảng thời gian lâu hơn.

Hiện nay, với quy hoạch điện VIII, tôi mong Bộ Công Thương nghiên cứu cơ chế đấu thầu. Chắc chắn đây là vấn đề phải được đưa ra ngay khi có Quy hoạch điện VIII. Từ đó, chúng ta mới có chính sách, cơ chế, quy hoạch theo thị trường để Quy hoạch điện VIII có thể thành công.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn GS-TSKH. Nguyễn Mại. Tiếp theo, tôi muốn nghe thêm một ý kiến bình luận từ phía chuyên gia, một thành viên của Tổ tư vấn Thủ tướng, người đã có rất nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên hôm nay bàn về một vấn đề rất cụ thể đó là năng lượng tái tạo, xin mời PGS-TS. Trần Đình Thiên.

Tắc nghẽn do không có sự đồng thuận

PGS-TS. Trần Đình Thiên: Tôi cho rằng, câu chuyện tắc nghẽn trong năng lượng tái tạo là do hai bên không có sự đồng thuận. Cho nên, để tháo gỡ được, cách tiếp cận chính sách không thể đối chọi nhau. Hiện tại, chúng ta đang chỉ tập trung bàn về lợi ích kinh tế. Tư duy như thế là không được, khi đó, chính sách sẽ không thể gỡ giúp cho doanh ngiệp được.

ThienTDNLTT-T.Hieu

Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh Trọng Hiếu

Nhà nước phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn bức tranh thị trường để bàn với doanh nghiệp. Về cơ bản, cách đối xử với thị trường không thể theo tư duy thành tích và hành chính được. Khi chúng ta bị cuốn theo mục tiêu net zero vào năm 2050, thì có thể xảy ra những hành xử chính sách theo kiểu này.

Bây giờ chúng ta đang thay đổi cấu trúc năng lượng, hướng tới công nghệ cao, năng lượng sạch. Trong quá trình chuyển đổi, chúng ta va đến đâu thì phải gỡ đến đấy. Tóm lại, những câu chuyện về giá, khuyến khích, phải dựa trên tinh thần lợi ích chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn doanh nghiệp đứng vững sau khủng hoảng, thì cần phải bàn lại các chính sách, ưu đãi trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ý của PGS-TS. Trần Đình Thiên đã nêu rất rõ, những điểm nghẽn hiện tại có thể thấy đó do quan điểm khác nhau, mà quan điểm khác nhau là do lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, lợi ích Nhà nước không chỉ phụ thuộc khoản thu đơn thuần mà cần phải nhìn rộng hơn. Tiếp theo mạch này, tôi xin mời chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV có thể đưa ra bình luận và nói thêm về vấn đề truyền tải điện.

Nhiều vướng mắc truyền tải điện

TS. Cấn Văn Lực: Vừa rồi, các diễn giả, nhà đầu tư chủ yếu nói về nguồn cung điện, còn hấp thụ/truyền tải thế nào thì chưa bàn. Đây là vấn đề rất quan trọng, cung là một chuyện, truyền tải/lưu thông mà ách tắc sẽ rất khó khăn, và sau đó tiêu thụ sẽ ra sao?

LucTDNLTT-T.Hieu

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. Ảnh Trọng Hiếu

Tôi cho rằng, truyền tải điện vướng mắc thứ nhất ở tầm nhìn, quy hoạch, vì chúng ta không dự báo được công suất, sức chịu đựng của truyền tải điện. Thứ hai, cấu trúc rất bất hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu. Có chỗ xài công suất có 4%-5%, còn lại thì dư thừa và không thể tích trữ, đó là sự lãng phí trong khi doanh nghiệp còn khó khăn. Đó là khả năng phân tích, dự báo, cơ cấu cấu trúc cần hợp lý.

Vấn đền tiếp theo là nguồn vốn. Mỗi năm ngành điện cần 10 tỷ USD để đầu tư trong tầm nhìn từ nay đến 2030, cái đó còn chưa tính hết, chi phí có thể đội lên do giải phóng mặt bằng. Trong đó, riêng truyền tải điện chiếm 15% tổng kinh phí đầu tư, tức 1,5 tỷ USD/năm. Vậy nguồn tiền huy động từ đâu? Trong chính sách phục hồi 2 năm tới, không hề có thêm đầu tư công cho lĩnh vực năng lượng, chỉ có hạ tầng giao thông. Nên, tôi nghĩ phải xã hội hóa với sự đóng góp của lực lượng tư nhân trong và ngoài nước.

Tôi đồng tình khi Chính phủ và Quốc hội bàn kỹ về sửa Luật Điện lực, về cơ bản thống nhất cho phép tư nhân tham gia truyền tải. Còn tham gia ở khâu nào thì cần tính tiếp. Nếu là truyền tải lớn thì vẫn Nhà nước, còn vừa và nhỏ thì có thể tư nhân tham gia.

Hiện nay, vấn đề về kuật không rõ ràng. Luật Điện lực quy định Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện, nhưng từ hoạt động mang nghĩa rất rộng và cần làm rõ hơn. Đặc biệt, Nghị quyết 55 cho phép xã hội hóa truyền tải điện, ngành điện nói chung. Chúng ta đủ cơ sở triển khai việc này. Ngoài ra, tôi xin góp ý một số giải pháp nâng cấp truyền tải điện.

Thứ nhất, nhiều dự án đầu tư truyền tải điện bị chậm tiến độ. Chắc Bộ Công Thương cũng đầu mối tham mưu cho Chính phủ tháo gỡ dự án này thế nào. Tiếp đó, đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện đảm bảo dự phòng tiêu chuẩn quốc tế (N1 và N2).

Một vấn đề nữa là thể chế, những người quản lý và vận hành liệu đã theo kịp chưa? NLTT như đã thấy rất phức tạp về công nghệ, dự báo, chúng ta rất thiếu các chuyên gia, kỹ sư, công nghệ, thậm chí ngân hàng trong lĩnh vực này. Có lẽ cần trú trọng hơn đào tạo kỹ năng quản lý hệ thống điện nói chung, NLTT nói riêng. Cần quan tâm đầu tư tích trữ năng lượng, tư nhân làm hay Nhà nước làm? Mức độ ra sao? Hay cần cơ cấu hệ thống phụ tải, truyền tải hợp lý hơn.

Có thể thấy, miền Trung, Đông Nam Bộ có nguồn cung lớn nhưng phụ tải thấp. Thêm nữa, câu chuyện quản lý, vận hành lưới điện. Nhà nước cho tư nhân tham gia nhưng chuyện về vận hành quản lý lưới điện thì ai làm? Nếu có nhà đầu tư khác muốn đấu nối vào thì được phép hay không? Hay nhà đầu tư tư nhân sẽ độc quyền?

Tôi nghĩ, doanh nghiệp đầu tư truyền tải điện phân đoạn này cũng cần có sự linh hoạt để nhà đầu tư khác đấu nối vào. Cuối cùng, nhân việc xem xét Quy hoạch điện VIII, cần xem xét tổng thể hơn sửa Luật Điện Lực sắp tới như thế nào. Cuối cùng, trước khi Quốc hội thẩm định Quy hoạch điện VIII, chúng ta cần có buổi thảo luận kỹ hơn chuyên đề quy hoạch đó để có những góp ý thêm cho Quốc hội.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Rất cảm ơn TS. Cấn Văn Lực, quan điểm của ông là ủng hộ tư nhân phát triển hệ thống truyền tải điện, tuy nhiên để tư nhân có thể tham gia cần phải có khung khổ pháp lý đầy đủ bởi liên quan rất nhiều vấn đề. Ở đây có ông Bùi Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, theo ông có nên để tư nhân tham gia truyền tải điện, nếu tham gia thì tham gia như thế nào, bởi tôi thấy câu chuyện có vẻ đang ngày càng phức tạp?

Chưa đồng bộ trong bổ sung quy hoạch phát triển nguồn điện NLTT và quy hoạch lưới truyền tải điện

Ông Bùi Văn Kiên: Theo Luật Điện lực thì EVNPT đầu tư, quản lý lưới truyền tải từ 220Kv trở lên. Thời gian vừa qua, xây dựng đường dây truyền tải điện EVNPT có chậm tiến độ với một vài lý do chính như: Theo quy hoạch chung ở Quy hoạch điện VII hay VII điều chỉnh thì truyền tải điện không có vấn đề gì nhưng do sự bùng nổ NLTT khiến phải bổ sung quy hoạch. Bổ sung quy hoạch NLTT do Bộ Công Thương phê duyệt, trong khi đầu tư đường dây 220Kv trở lên thì phải do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kientruyentaidien-T.Hieu

Ông Bùi Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Ảnh Trọng Hiếu

Thực tế cho thấy chưa đồng bộ khi bổ sung nguồn NLTT mới và tính toán bổ sung quy hoạch lưới tuyển tải điện. Trong đó quy hoạch lưới truyền tải, chậm 1 nhịp từ 6 tháng - 1 năm so với bổ sung quy hoạch NLTT. Các nhà máy điện măt trời có thời gian chuẩn bị đóng điện từ 6 tháng - 1 năm, có nghĩa là một dự án NL mặt trời hoàn thiện thì truyền tải mới được phê duyệt đầu tư. Cùng với đó là nguyên nhân chậm do bồi thường giải phòng mặt bằng, theo cơ chế Nhà nước.

Trong khi nhà đầu tư NLTT chạy theo thời điểm giá FIT, đền bù theo thoả thuận, cơ chế tự quyết, có khi giá đền bù đất của NPT chỉ bằng 1/3, 1/4 giá nhà đầu tư NLTT bỏ ra. Sự chênh lệch giá đền bù ảnh hưởng tới lộ trình giải phòng mặt bằng của lưới điện. Có ý kiến về nguồn vốn khó khăn, tuy nhiên, theo Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh, EVNPT hoàn toàn đủ khả năng để đầu tư.

Về quan điểm tư nhân tham gia đầu tư, quản lý vận hành lưới truyền tải điện, EVNPT hoan nghênh ý kiến trên. Nhìn tổng thể lưới truyền tải có 3 khúc, 1 là đường trục chính, là xương sống hệ thống điện quốc gia với đường dây 500Kv, 2 là trục khu vực và 3 là đường dây  truyền tải phục vụ đấu nối các nhà máy vào hệ thống.

Trên góc độ an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo tính ổn đinh, thì nên để quyền đầu tư đường trục chính quốc gia, khu vực cho doanh nghiệp nhà nước, có thể là EVN, hoặc Tập đoàn Than khoảng sản, Tập đoàn Dầu khí. Nên chỉ định rõ doanh nghiệp nào đầu tư tại Quy hoạch điện VIII để sau này không vướng đầu thầu chủ đầu tư.

Về đường truyền tải đấu nối nhà máy điện, các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia đầu tư và vận hành. Còn nếu, với đường trục quốc gia và khu vực muốn nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư cần có cơ chế pháp luật rõ ràng, cụ thể như trong câu chuyện thoả thuận đấu nối... vì sẽ có nhiều vướng mắc.

Nhà nước cần lưu tâm khi sửa Luật Điện lực tính tới khía cạnh cho nhà đầu tư tham gia thì tham gia thế nào, tới đâu, để khi thực hiện khả thi, đảm bảo lợi ích của nhà nước, an ninh năng lượng quốc gia, lợi ích người mua điện. Kiến nghị quy hoạch diện VIII sớm được ban hành, vì nhiều công trình của NPT hiện đang chờ quy hoạch.

Liên quan thủ tục đầu tư, tháng 1/2021 yêu cầu dự án có thu hồi đất phải trình cấp có thẩm quyền, khi qua 2 tỉnh phải trình Chính phủ. Như vậy, sẽ có khoảng 100 dự án đường dây lưới điện phải trình Thủ tướng và nhanh phải 6 tháng mới có thể phê duyệt đầu tư. Quy hoạch điện VIII nên làm rõ có cần trình lại Thủ tướng khi dự án đã có trong quy hoạch.

Về hiệu quả lưới truyền tải điện, hiện 1 số nước đã tiếp cận tới L-3, chỉ vận hành 30% công suất trong khi Việt Nam mới tiếp cận L-1, 50% công suất.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Nãy giờ chúng ta đã nhắc rất nhiều đến việc sửa đổi Luật điện lực, ở đây có anh Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, anh có thể cập nhật một số thông tin về quá trình sửa đổi Luật nói trên?

Nếu chính sách không bám vào thực tiễn thì các nhà đầu tư sẽ rất ngần ngại khi đưa ra quyết định đầu tư 

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội: Hiện tại, Chính phủ đang trình một dự án luật (luật sửa một số luật), trong đó có sửa luật điện lực. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và việc xem xét luật này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa.

HieuTDNLTT-T.Hieu

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội. Ảnh Trọng Hiếu

Nếu như sắp tới, Quốc hội có phiên họp bất thường, thì dự kiến sẽ xem xét luật điện lực. Trong sửa luật điện lực lần này, cũng chỉ có mỗi một nội dung: Sửa đổi phạm vi độc quyền nhà nước đối với quản lý hệ thống truyền tải điện.

Theo những nội dung Chính phủ đã trình, phạm vi độc quyền của nhà nước đến bàn đến 2 khía cạnh: Các hoạt động quản lý điện, quản lý hạ tầng phần cứng.

Bên cạnh đó, tôi hi vọng đối với cách tiếp cận Quy hoạch điện 8, thì Chính phủ nên trình nhiều phương án, nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Khi xây dựng Quy hoạch điện 8, chúng ta cần phải nhiều tính toán cùng với sự phát triển của khoa học cũng như khu vực tư nhân. Nếu chính sách không đủ dài, không đủ sâu, bám vào thực tiễn thì các nhà đầu tư sẽ rất ngần ngại khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tôi muốn lắng nghe thêm tiếng nói từ một tập đoàn lớn khác, xin mời ông Đặng Mạnh Cường, Phó TGĐ BB Group chia sẻ thêm về thực tế triển khai các dự án NLTT hiện nay.

268657529_2464418113690088_88012393000035689_n

Ông Đặng Mạnh Cường, Phó TGĐ BB Group. Ảnh: Trọng Hiếu

Ông Đặng Mạnh Cường: Trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn từ việc lắp đặt, vận chuyển logistics, hay việc chuyên gia khó vào Việt Nam (do ảnh hưởng của dịch COVID-19)... Chúng tôi dự kiến những khó khăn với BB Group kéo dài đến 6 tháng. Đơn cử, tuabin điện gió, cánh quạt của công ty đã về đến cảng TP.HCM, nhưng bị giữ lại 3 tháng do TP.HCM phong tỏa.

Chính vì vậy, dù đã có sự cố gắng, nhưng chúng tôi chỉ về đích được một phần của 2 dự án điện gió, và hưởng một phần giá FIT ưu đãi. Tính ra, chúng tôi chỉ được 10% công suất đăng ký. 90% còn đã hoàn thành toàn bộ, nhưng theo quy định thì EVN chưa có kết nối để thử nghiệm. Điều này ảnh hưởng vấn đề tài chính Tập đoàn, cũng như cam kết với ngân hàng tài trợ, cụ thể là MBB.

Do đó, chúng tôi xin đề xuất được gia hạn giá FIT từ 3-6 tháng nữa.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn anh Cường. Tôi biết, kéo dài giá FIT cũng là đề xuất của nhiều nhà đầu tư điện gió khác. Sau rất nhiều đề xuất từ sáng đến giờ của các nhà đầu tư, anh Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) có thể cho biết ý kiến nào có khả năng được Bộ Công thương gật đầu, ý kiến nào cần phải nghiên cứu thêm?

Sẽ có cơ chế chuyển tiếp cho các dự án NLTT 

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT, Bộ Công Thương: Cục điện lực và NLTT rất chia sẻ với nhà đầu tư đang triển khai dự án không kịp hưởng giá FIT và đồng thuận cũng có cơ chế khuyến khích kéo dài.

Tuy nhiên, do quy mô công suất các dự án NLTT đã khá lớn thì phải chuyển sang cơ chế khuyến khích hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với thị trường để về chi phí, giá thành các loại hình đảm bảo lợi ích 3 bên là nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

nguyen-tuan-anh

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương). Ảnh: Trọng Hiếu.

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế từ tháng 6/2020, tham khảo quy định pháp luật để ban hành cơ chế phù hợp pháp luật, tiếp cận nhiều hơn với cơ chế thị trường.

Bộ Công Thương sẽ ban hành theo hướng phù hợp quy định Luật Giá, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, các dự án có thể được lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu, các địa phương đảm nhiệm trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư; giá điện thông qua đàm phán với bên mua điện - EVN.

Bộ Công thương đang nghiên cứu để khung giá điện ưu tiên cho NLTT, đàm phán với bên mua điện là EVN để tham gia thị trường. Cơ chế cụ thể sẽ ban hành sau khi thông qua Quy hoạch điện VIII, cơ chế sẽ phù hợp với mục tiêu từng thời kỳ.

Cơ chế kéo dài giá FIT cũng có đề cập tới cơ chế chuyển tiếp, sẽ có cơ chế chuyển tiếp cho các dự án đang dang dở hiện nay. Cơ chế xã hội hoá lưới điện truyền tải đang nghiên cứu về cơ chế sửa đổi cho khoản 2, điều 4 Luật điện lực.

Cơ chế hiện nay để giải quyết vấn đề cấp bách khi nhu cầu đầu tư các dự án truyền tải lớn, trong khi nguồn lực của EVN hay NPT có hạn, phải đầu tư nhanh để đảm bảo giải toả công suất nên cấp bách là huy động từ xã hội.

Mục tiêu NQ55 cũng nêu rõ phia có cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực khác nhau trong đầu tư truyền tải điện nhưng phải tách bạch rõ độc quyền nhà nước trong vận hành, điều độ truyền tải để vận hành.

Chúng tôi cũng có chính sách xác định phạm vi nào tư nhân có thể đầu tư, nhà nước độc quyền khâu nào và có cơ chế khi đầu tư tư nhân đầu tư thu hồi được chi phí. Phạm vi trên cơ sở phát triển điện lực từng thời kỳ, dự án nào nhà nước độc quyền, nhà đầu tư tham gia giai đoạn nào.

Chi phí các đơn vị được đầu tư quản lý vận hành tư nhân, tương tự quyền và trách nhiệm như nhau, cơ chế về giá truyền tải, thu hồi chi phí đầu tư, quản lý vận hành truyền tải, an ninh năng lượng, an ninh hệ thống, nhà nước độc quyền điều độ hệ thống điện, đảm bảo an ninh truyền tải thông qua hoạt động điều độ, vận hành hệ thống điện do nhà nước độc quyền.

Cơ chế trong quy hoạch điện VIII đảm bảo các dự án đề ra, sẽ phải tuân thủ theo đúng kế hoạch thông qua rà soát 6 tháng, 1 năm thậm, chí chuyển nhà đầu tư nếu không đảm bảo tiến độ.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Thưa toàn thể quý vị đại biểu, chỉ trong buổi sáng nay chúng ta đã thảo luận được khá sâu về nhiều vấn đề liên quan đến năng lượng tái tạo đang được các nhà đầu tư hết sức quan tâm.

TBT-ToadamNNTT-T.Hieu

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn. Ảnh: Trọng Hiếu.

Chúng ta đã thảo luận vấn đề tỷ trọng năng lượng tái tạo trong quy hoạch phát triển điện, vấn đề truyền tải điện, vấn đề giá FIT... câu chuyện chính sách nên có tầm nhìn dài hạn và minh bạch, cũng như nên ban hành sớm để các nhà đầu tư nắm bắt ra quyết định.

Thay mặt Tạp chí Nhà đầu tư, tôi xin cảm ơn đại diện các bộ, ngành, địa phương, đại diện các hiệp hội, đặc biệt là các nhà đàu tư đã đóng góp những kiến nghị rất cụ thể, không chỉ vậy còn đề xuất luôn những giải pháp rõ ràng cho kiến nghị đó.

Các kiến nghị và đề xuất giải pháp sẽ được tổng hợp đầy đủ và gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước sau buổi tọa đàm ngày hôm nay.

-----------

Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Vương Quốc Anh vào đầu tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Giới chuyên gia đánh giá đây là mục tiêu đầy tham vọng và thách thức. Để hiện thực hoá cam kết này, một trong những biện pháp khả dĩ nhất là đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo.

Với vị trí địa lý nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là với các loại hình năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Theo tính toán của Viện Năng lượng, tổng quy mô tiềm năng điện gió trên bờ và gần bờ của Việt Nam là 217GW, trong đó tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi khoảng 160GW; tổng quy mô tiềm năng có thể phát triển của điện mặt trời là 386GW.

Phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện rõ qua Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 140 của Chính phủ, trong đó có nội dung: "Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045".

Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện VIII). Đây là bản quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều mặt của đời sống kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng của cả nước trong nhiều thập kỷ tới. Trong đó, vai trò của năng lượng tái tạo cũng như các giải pháp, phương hướng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này là nội dung nhận được sự quan tâm lớn.

Để đóng góp một không gian mở giúp các chủ thể liên quan cùng chia sẻ và trao đổi những góc nhìn khác nhau, cả từ phía nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các chuyên gia độc lập, sáng 22/12, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn sẽ tổ chức toạ đàm "Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo".

Toạ đàm có sự góp mặt của đại diện Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội... và các chuyên gia năng lượng, tài chính, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Toạ đàm hứa hẹn sẽ góp phần tuyên truyền Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 140 của Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong việc xây dựng Quy hoạch điện VIII.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ