Chính phủ và các bộ, ngành có những quyết sách gì để 'giải cứu' nông sản trước đại dịch Corona?

Nhàđầutư
Cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, một số bộ, ngành cũng đã chỉ đạo kịp thời như ngành nông nghiệp, công thương, tái cơ cấu và tìm hướng đi mới để đảm bảo sản xuất.
PHƯƠNG LINH
09, Tháng 02, 2020 | 13:00

Nhàđầutư
Cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, một số bộ, ngành cũng đã chỉ đạo kịp thời như ngành nông nghiệp, công thương, tái cơ cấu và tìm hướng đi mới để đảm bảo sản xuất.

Báo cáo đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra đối với kinh tế – xã hội Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nêu rõ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mức ảnh hưởng không hề nhẹ nhàng.

Cụ thể, về xuất khẩu, nếu dịch Corona kết thúc cuối quý 1/2020, ước tính kim ngạch xuất khẩu quý đầu năm đạt 46,5 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 25%. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu quý đầu năm ước tính đạt 50 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước; riêng thị trường Trung Quốc giảm 12%.

Nếu dịch viêm phổi corona chủng mới kết thúc cuối quý 2/2020, Bộ KH&ĐT ước tính xuất khẩu trong quý này đạt kim ngạch 51 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ; riêng thị trường Trung Quốc giảm tới 56% so với cùng kỳ. Ở chiều nhập khẩu, ước tính nhập hàng trong quý 2 giảm 16% so với cùng kỳ; riêng nhập từ Trung Quốc giảm 18%.

Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu dịch kéo dài 1-3 tháng, thiệt hại về xuất khẩu có thể là kim ngạch giảm 400-600 triệu USD. Nhưng con số này sẽ tăng lên 600-800 triệu USD nếu dịch kéo dài trên 3 tháng.

dua-hau-giai-cuu-9440-1580964462

Cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, một số Bộ ngành cũng đã chỉ đạo kịp thời như ngành nông nghiệp, công thương, tái cơ cấu và tìm hướng đi mới để đảm bảo sản xuất

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chống dịch virus corona mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, khi dịch bệnh diễn ra, các cấp, ngành đã thực hiện hiệu quả các chỉ thị, chỉ đạo của Ban bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Các bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, Công Thương… thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia. Một số ngành sản xuất cũng đã chỉ đạo kịp thời như ngành nông nghiệp, công thương, tái cơ cấu và tìm hướng đi mới để đảm bảo sản xuất. Nhiều ngành kinh tế như hàng không, chứng khoán, du lịch giảm… nhưng đã có cố gắng nỗ lực rất lớn. 

Các tỉnh biên giới thực hiện có hiệu quả chủ trương của Thủ tướng trong việc kiểm soát người, có giải pháp ngăn chặn những người đi từ vùng dịch, nhiễm bệnh vào Việt Nam…

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với dịch nCoV

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành vào cuộc kịp thời, liên tục chủ trì các cuộc họp khẩn về công tác ứng phó, phòng chống dịch Corona để xác định sơ bộ tác động của dịch đến các lĩnh vực của ngành Công Thương và quán triệt các nhiệm vụ, biện pháp cần làm ngay, song song với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành cụ thể tới từng lĩnh vực…

Mới đây, ngày 5/2/2020, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh ký văn bản số 709/BCT-XNK gửi Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA): Đề nghị VLA khuyến nghị các hội viên cùng chung tay góp sức, có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho bãi, giảm chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa... để các doanh nghiệp phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị có thể tăng cường thu mua nông sản cho nông dân.

Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi Hiệp hội logistics đề nghị giảm giá dịch vụ logistics và được Hiệp hội đồng tình giảm từ 15-20% cho hệ thống các siêu thị. Về vấn đề tìm thị trường/khách hàng thay thế, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đã tích cực phối hợp cùng các Thương vụ vận động các doanh nghiệp tại địa bàn về Việt Nam thu mua nông, thủy sản, kết nối với doanh nghiệp trong nước.

Đến nay, có 6 hệ thống siêu thị lớn đồng loạt triển khai chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình xuất khẩu khó khăn.

Người đứng đầu ngành Công Thương nhận định, đây là một cuộc chiến khó khăn, lâu dài, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn Ngành. Vì vậy, không phải là một Chỉ thị của Bộ được ban hành, Bộ Công Thương, ngành Công Thương sẽ có một Chương trình hành động để quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo kép của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo an toàn đời sống người dân nhưng cũng cần quyết tâm duy trì các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Vì vậy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục triển khai rốt ráo các nhiệm vụ, đồng thời phối hợp các Bộ, ngành thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Nắm bắt xu hướng từ Trung Quốc để đối phó

Tại cuộc họp các bộ ngành, lãnh đạo 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, hiệp hội ngành hàng bàn các giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản Việt Trung ứng phó với dịch coronna mới đây, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, nông nghiệp là ngành tổn hại nặng nhất bởi dịch virus Corona. Do đó, ông cho rằng cần nhận dạng kỹ tác động của dịch bệnh này, nhất là Trung Quốc đối với nông nghiệp của Việt Nam, với tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt nhưng vẫn phải bình tĩnh.

"Chúng ta cần biến thách thức thành thời cơ, chẳng hạn một cái chợ cũ bị cháy thì cần xây mới chứ không phải ngồi đó mà khóc. Tuy nhiên, chúng ta không phải chờ rủi ro mới bàn cách, mà cần phải nghĩ xa hơn và quan trọng là nắm bắt xu hướng bên kia (Trung Quốc) để đối phó", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu”, Bộ NN&PTNT đã ban hành văn bản số 725/BNN-CBTTNS ngày 1/2/2020 về thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch Viêm phổi cấp.

Ngày 5/2, khoảng 60 container của cả Việt Nam và Trung Quốc đã được thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị, chủ yếu là nông sản và một số mặt hàng thiết bị sản xuất của Samsung và các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc vừa có công điện gửi Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới quốc gia và Sở Ngoại vụ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang thông báo về việc phía Trung Quốc tiếp tục lùi thời gian thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới.

Như vậy, các hoạt động buôn bán theo đường tiểu ngạch, trao đổi cư dân biên giới sẽ phải lùi tới cuối tháng này, thay vì ngày 10/2 như đã thông báo.

Lý do phía Trung Quốc đưa ra là Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) không đủ nhân sự vì nhiều cán bộ đang bị cách ly do dịch bệnh corona.

Điều này có nghĩa, nông sản Việt như thanh long, dưa hấu nếu không xuất khẩu theo đường chính ngạch sẽ không được bán theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do không xuất theo đường tiểu ngạch, trao đổi cư dân biên giới được nên nông sản Việt đã giảm giá mạnh thời gian qua.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ