Chiêu trò làm giá hồ tiêu của thương nhân Trung Quốc

Nhàđầutư
Với chiêu trò đi tới đâu cũng đặt mua, giá nào cũng chấp nhận và yêu cầu làm luôn hợp đồng mua bán nhưng sau đó không thanh toán và viện đủ lý do để trì hoãn việc thực hiện hợp đồng, nhóm thương nhân Trung Quốc hòng điểu khiển giá hồ tiêu Việt Nam.
N.HỒNG
12, Tháng 08, 2017 | 08:10

Nhàđầutư
Với chiêu trò đi tới đâu cũng đặt mua, giá nào cũng chấp nhận và yêu cầu làm luôn hợp đồng mua bán nhưng sau đó không thanh toán và viện đủ lý do để trì hoãn việc thực hiện hợp đồng, nhóm thương nhân Trung Quốc hòng điểu khiển giá hồ tiêu Việt Nam.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu trong nước đang có biểu hiện lên xuống bất thường từ cuối tháng 7 đến nay. Cụ thể ngày 28/7 vừa qua giá tiêu xô loại 500g/l trong buổi sáng đang từ 80.000 đồng/kg vụt tăng lên 86.000 đồng/kg, sau đó đầu giờ chiều lại đột ngột hạ xuống 82.000 đồng/kg. Hiện nay giá vẫn trong tình trạng trồi sụt bất thường.

Công nhiên làm giá

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp (DN) hội viên VPA, có bằng chứng cho thấy có một nhóm thương nhân Trung Quốc đang điều khiển thị trường hồ tiêu của Việt Nam những ngày này.

Cụ thể, tại một số công ty xuất khẩu hồ tiêu đều có hiện tượng nhóm thương nhân Trung Quốc đến DN xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đặt mua hồ tiêu. Tuy nhiên, điều bất thường là DN Việt Nam đặt giá nào họ cũng đồng ý mua và yêu cầu làm luôn hợp đồng mua bán với họ.

ho-tieu-bi-lam-gia

 Các DN hồ tiêu (bao gồm cả các DN xuất khẩu và các DN thu mua trong nước) cần thận trọng, cảnh giác hơn trong giao dịch mua bán hồ tiêu. Ảnh minh họa

Sau đó, nhóm thương nhân thuê khách sạn ở gần trụ sở của công ty xuất khẩu và ngày nào cũng tới công ty này để hối thúc thực hiện hợp đồng.

Theo thông lệ sau 3 ngày kể từ khi ký hợp đồng, họ sẽ chuyển tiền đặt cọc nhưng quá hạn 3 ngày họ đều không chuyển và luôn khẳng định là nhất định sẽ mua và giải thích lý do chậm chuyển tiền là do ngân hàng đang kiểm tra hồ sơ,… để trì hoãn thực hiện hợp đồng. 

Mục đích của thương nhân Trung Quốc trong việc mua bán với nhiều công ty xuất khẩu Việt để tạo tín hiệu thị trường đang có nhu cầu mua với số lượng lớn. 

Cùng thời gian này, vì biết các DN xuất khẩu sẽ phải gấp rút mua gom từ các nhà cung ứng để thực hiện hợp đồng đã ký với họ nên cũng chính nhóm thương nhân Trung Quốc này lập tức toả đi các địa phương giao dịch với các đại lý thu mua hồ tiêu tại địa phương, các vùng trồng hồ tiêu và hứa sẽ bán cho đại lý (với giá thấp hơn giá thị trường lúc đó). Các đại lý này thấy lời tốt nên sẽ đồng ý mua ngay để bán lại cho các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhóm thương nhân Trung Quốc chỉ thực hiện bán một phần rất nhỏ với giá thấp trong thời gian ngắn, sau đó họ giở trò không có hàng rồi đẩy giá thị trường tăng nóng và bán cho đại lý thương mại theo giá cao của họ.

Đại lý khi đó vì hối thúc hợp đồng số lượng với công ty xuất khẩu hồ tiêu nên buộc phải mua giá tiêu cao từ các thương nhân Trung Quốc. Sau đó, nhóm thương nhân Trung Quốc biến mất, để lại lô hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mà không được giao dịch. Hiện nay một số DN xuất khẩu khi điện thoại lại với họ thì tất cả đều “không liên lạc được”.

Theo VPA tuy chiêu trò này không mới nhưng đang trở lại gần đây gây nhiều hệ lụy cho DN Việt như: Các DN xuất khẩu hồ tiêu mải lo thực hiện hợp đồng (thường họ ký với số lượng khá lớn khiến doanh nghiệp thấy lợi nhuận tốt) với thương nhân Trung Quốc nên không xuất khẩu đi các thị trường khác được.

Sau đó thương nhân Trung Quốc lại không thực hiện hợp đồng khiến doanh nghiệp Việt Nam vừa thiệt hại về doanh số vừa bị mất uy tín, mối làm ăn với các DN nhập khẩu ở các thị trường truyền thống khác.

Thương nhân Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường, tạo giá cả biến động trồi sụt liên tục khiến các nhà làm tiêu trong nước e dè không dám mua bán, ảnh hưởng đến các giao dịch giữa nhà cung ứng với nhà xuất khẩu.

Bên cạnh đó, DN thu lợi lớn từ việc làm giá theo ý đồ của họ, gây thiệt hại cho nông dân và ngành hồ tiêu Việt Nam bởi việc mua bán đã không theo qui luật thị trường.

Cẩn trọng khi giao dịch mua bán với người lạ

VPA cho biết, hiện tượng này có thể sẽ còn tiếp diễn do các thương nhân này (có cả thương nhân nước ngoài và người Việt) vẫn đang nằm khá nhiều ở các vùng trồng hồ tiêu.

Do vậy, VPA đưa ra lời cảnh báo: Các DN hồ tiêu (bao gồm cả các DN xuất khẩu và các DN thu mua trong nước) cần thận trọng, cảnh giác hơn trong giao dịch mua bán không phải chỉ có với thương nhân Trung Quốc mà với cả những đối tượng khác khi có những hành vi tương tự. 

Các DN xuất khẩu cần theo dõi sát tín hiệu giá cả thị trường thế giới, tập trung vào việc giữ các thị trường truyền thống, đa dạng thị trường, tập trung vào phương thức xuất khẩu chính ngạch, tránh giao dịch với những thị trường đã có nhiều bài học rủi ro cao.

Các đại lý thu mua hồ tiêu lớn trong nước cũng hết sức cẩn trọng, hạn chế  giao dịch với  những hộ hoặc đại lý nhỏ mới cung cấp hàng cho mình nhưng không rõ lai lịch, ít tin cậy dù họ có chào giá tốt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ