Chất lượng nông sản Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ

Nhàđầutư
Theo Cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad), qua công tác giám sát chất lượng nông, lâm, thuỷ sản cả nước cho thấy số mẫu vi phạm giảm mạnh so với cùng kỳ. Điều này cho thấy chất lượng an toàn thực phẩm của nhóm ngành hàng này đã có sự cải thiện mạnh mẽ.
AN HÒA
05, Tháng 06, 2022 | 19:27

Nhàđầutư
Theo Cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad), qua công tác giám sát chất lượng nông, lâm, thuỷ sản cả nước cho thấy số mẫu vi phạm giảm mạnh so với cùng kỳ. Điều này cho thấy chất lượng an toàn thực phẩm của nhóm ngành hàng này đã có sự cải thiện mạnh mẽ.

CT

Chất lượng mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam được cải thiện mạnh mẽ. Ảnh CT

Thêm nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường ‘khó tính’

Theo ông Ngô Hồng Phong, Phó cục trưởng Nafiqad - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): 5 tháng đầu năm nay, Nafiqad đã lấy 843 mẫu để giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó phát hiện 12 mẫu vi phạm, chiếm 1,4% số mẫu đã lấy, trong khi cùng kỳ năm 2021 số mẫu vi phạm lên đến 2,3% so với số mẫu giám sát.  

Cùng thời gian này các địa phương đã thực hiện lấy 7.897 mẫu nông, lâm, thuỷ sản để giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó phát hiện có 297 mẫu vi phạm, chiếm 3,76% tổng số mẫu được lấy, trong khi cùng kỳ năm trước tỷ lệ mẫu vi phạm chiếm đến 5,65%.

Song song đó, Nafiqad cũng đã giám sát, thẩm định về vệ sinh an toàn thực phẩm thẩm đối với 2.467 cơ sở, trong đó, có 2.363 cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, chiếm 95,78%, tăng 4,61% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Phong, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 463.000ha cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Việt Nam (VietGAP) , tăng 33.000 ha so với năm 2020; diện tích nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận VietGAP và tiêu chuẩn tương đương đạt gần 17.000 ha, tăng 1.158 ha so với năm 2020.

“Đồng thời với việc cải thiện chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, mở rộng thị trường nên trong 5 tháng đầu năm nay đã có thêm 6 doanh nghiệp chế biến cá tra đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ; 14 doanh nghiệp thuỷ sản đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU nâng tổng số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này là 531 doanh nghiệp. Ngoài ra còn có 1 doanh nghiệp xuất khẩu ốc, ếch đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trương này, nâng tổng số lên 16 doanh nghiệp xuất khẩu nhóm sản phẩm này vào EU.

Mới đây, thị trường Liên minh kinh tế Á Âu đã bỏ đình chỉ 2 doanh nghiệp và bổ sung thêm 4 doanh nghiệp, nâng tổng số có 77 doanh nghiệp chế biển thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này.

Đối với thị trường Trung Quốc, quốc gia này đã chấp thuận đăng ký xuất khẩu cho 779 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam; công nhận danh mục 128 sản phẩm, danh mục 48 loài và danh sách 45 doanh nghiệp được xuất khẩu tôm hùm, tôm nước lợ, cua sống sang thị trường này.

vu ke hoach

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm tăng gần 17% so với cùng kỳ. Nguồn Vụ Kế hoạch-Bộ NN&PTNT

Xuất khẩu nông, lâm thủy sản hướng tới mục tiêu 50 tỷ USD

Theo số liệu từ Vụ Kế hoạch - Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 23,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ, bằng mục tiêu của 6 tháng. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 10,4%; lâm sản chính đạt 7,7 tỷ USD, tăng 7,6%; thủy sản ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 46,3%; chăn nuôi ước đạt 138,9 triệu USD, giảm 16,2%; xuất khẩu đầu vào sản xuất khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 59,3%. 9 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất.Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 41,3 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường xuất khẩu, Bộ NN&PTNT, cho biết thị trường lớn nhất vẫn thuộc về Hoa Kỳ, đạt gần 6,5 tỷ USD , chiếm 28,0% thị phần. Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 67,5% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 4,1 tỷ USD, chiếm 17,8% thị phần; với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm 20,8%.

Xếp ở vị trí thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD (chiếm 7 %) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ nhiều nhất (chiếm 43,8%).

Thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD (chiếm 4,8%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ chiếm 44,2%.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, với điều kiện thuận lợi trong những tháng đầu năm, năm 2022, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có nhiều khả năng đạt và vượt 50 tỷ USD.

Năm 2021 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt mức kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 21,49 USD, tăng 13,5%; lâm sản chính đạt 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản đạt trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6% và chăn nuôi đạt 434 triệu USD, tăng 2,1%.

Năm 2021, ngành nông nghiệp có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó, có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD, gồm gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD; rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ ÚD; gạo trên 3,27 tỷ USD và cao su trên 3,31 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ