Chặt cây, còn gì ngăn lũ?

Nhàđầutư
"Khi lũ quét xảy ra ở một khu vực, chỉ có một lý do duy nhất cho điều đó. Không còn cây cối trên núi để ngăn mưa lũ", Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - ông Emmanuel Pinol trên tờ Inquirer đầu năm nay sau trận lũ quét gây ngập toàn bộ thành phố Cagayan de Oro City hồi đầu năm nay.
HỒ MAI
18, Tháng 10, 2017 | 09:12

Nhàđầutư
"Khi lũ quét xảy ra ở một khu vực, chỉ có một lý do duy nhất cho điều đó. Không còn cây cối trên núi để ngăn mưa lũ", Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - ông Emmanuel Pinol trên tờ Inquirer đầu năm nay sau trận lũ quét gây ngập toàn bộ thành phố Cagayan de Oro City hồi đầu năm nay.

Thiệt hại tỷ đô

Trong cuộc họp khẩn chiều 13/10 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói về nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng sạt lở đất đá khi có mưa lũ ở miền núi, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai chia sẻ: "Tôi đi thực tế ở một số miền núi như Sơn La, Yên Bái thì thấy những cánh rừng nguyên sinh bị "cạo trọc", thay vào đó là những nương ngô. Do đó, khi có mưa lũ, sẽ không còn những cánh rừng che chắn. Để khôi phục những cánh rừng trên phải mất hàng chục năm".

Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ năm 2000 đến năm 2015, cả nước đã ghi nhận trên 250 đợt lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích hơn 600 người, trên 9.700 ngôi nhà bị hư hỏng; nhiều công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi bị hư hại; thiệt hại về kinh tế ước tính trên 3.300 tỷ đồng.

Riêng đợt mưa lũ lịch sử diễn ra đầu tháng 10/2017 đã làm hơn 50 người thiệt mạng, nâng tổng số người chết do sạt lở đất, lũ quét từ đầu năm 2017 đến nay lên trên 100 người.

yen  bai

Nước lũ trên suối Ngòi Thia dâng cao đã cuốn trôi 1 mố và 2 nhịp cầu. Ảnh: Báo Yên Bái 

Từ đầu năm tới nay, hàng loạt các thảm họa thiên tai xảy ra trên khắp thế giới từ các cơn bão ở Mỹ và vùng Caribe, đến lũ lụt ở Philippines, Ấn Độ và cả ở Việt Nam những ngày qua.

Tại kỳ họp cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 72 diễn ra hồi tháng 9 năm nay, Tổng Thư ký Liệp hợp quốc Antonio Guterres cho biết, 5 nước gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Indonesia đã hứng chịu hơn 1.600 thiên tai trong hơn 2 thập kỷ qua, tức cứ 5 ngày thì xảy ra một thảm họa. Nếu tính trên toàn thế giới thì số lượng thiên tai đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 1970.

Nhà lãnh đạo Liên hợp quốc tái khẳng định biến đổi khí hậu là có thật và những hiện tượng thời tiết cực đoan như các siêu bão Irma và Maria đang trở thành "điều bình thường mới của một thế giới ấm dần lên". Ông đồng thời hối thúc các nước thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để cứu vãn tình hình hiện nay.

bao harvey

Cơn bão lịch sử Harvey ước tính có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, siêu bão Irma xuất hiện khi nước Mỹ còn chưa kịp hoàn hồn vì siêu bão nhiệt đới Harvey đổ bộ cách đó hai tuần. Cơn bão Harvey mạnh kỷ lục đã “nhấn chìm” ngành công nghiệp dầu khí ở Texas, nơi xử lý tới 1/3 sản lượng dầu của Mỹ. Các công ty như Exxon Mobil đã phải tạm dừng hoạt động các cơ sở sản xuất của họ và phải mất vài tuần nữa để có thể trở lại hoạt động bình thường.

Nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị tàn phá, mất điện và ngập lụt xảy ra trên diện rộng. Chính quyền Mỹ đã thông qua chương trình tái thiết nhiều tỷ USD để khắc phục hậu quả của Harvey. Cơn bão lịch sử Harvey ước tính có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Báo cáo của Quỹ Sinh thái học toàn cầu, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington, công bố ngày 27/9 dự đoán trong thập kỷ tới, những thiệt hại kinh tế và phí tổn y tế có thể tăng lên ít nhất 360 tỷ USD hàng năm, tương đương 55% mức tăng thêm GDP hàng năm của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

An do

 Tính đến ngày 1/9/2017, hơn 600 người đã thiệt mạng do mưa lũ ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Những năm gần đây Việt Nam phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai với cường độ lớn, phạm vi rộng hơn, hậu quả nặng nề hơn gây thiệt hại về người và tài sản bình quân trên 300 người chết và mất tích/năm, thiệt hại vật chất ước tính khoảng 1-1,5% GDP/năm (tương đương khoảng 900 triệu USD/năm).

Tại hội nghị về Quản lý rủi ro thiên tai mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trung bình mỗi năm thiên tai làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP (tương đương gần 1,3 tỷ USD

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, thiệt hại do thiên tai bão lũ trong năm 2016 tới nền kinh tế Việt Nam tương đương khoảng 0,4% tổng GDP.

Nhiều khu vực ở Trung Quốc, Mỹ và các nước Nam Á đã chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của hàng loạt cơn bão và trận lũ lụt lịch sử, mà một trong những nguyên do là phá rừng tràn lan.

Còn gì ngăn lũ?

Phát biểu trên tờ Inquirer đầu năm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - ông Emmanuel Pinol cho rằng tình trạng chặt cây tiếp tục diễn ra ở các vùng sâu vùng xa phía bắc đảo Mindanao của Philippines đã dẫn tới trận lụt lớn gây ngập toàn bộ thành phố Cagayan de Oro City và các khu vực lân cận.

"Khi lũ quét xảy ra ở một khu vực, chỉ có một lý do duy nhất cho điều đó. Không còn cây cối trên núi để ngăn mưa lũ", ông Pinol cho biết trong một cuộc họp báo ở Malacanang.

Ông nói: "Vì vậy, chúng tôi đang xem xét tình hình không chỉ can thiệp trực tiếp mà còn đưa ra giải pháp dài hạn". Ông Pinol cho biết các máy bay không người lái sẽ được triển khai để thực hiện một cuộc khảo sát trên không tại các ngọn núi xung quanh khu vực phía bắc đảo Mindanao và xác định các khu vực dễ bị ngập lụt và sạt lở đất.

Nghiên cứu Viện công nghệ IITK (Ấn Độ) công bố hồi tháng 9 năm nay cũng chỉ ra rằng những tiểu bang có độ che phủ rừng thấp bị thiệt hại nhiều nhất do lũ lụt. Các bang Ấn Độ đã ghi nhận nhiều thiệt hại do lũ lụt là Gujarat, Uttar Pradesh, Tây Bengal, Bihar, Chhattisgarh, Uttarakhand và Andhra Pradesh. Các bang này có độ che phủ rừng thấp hơn so với các bang khác.

Những phát hiện này phù hợp với kết quả của rất nhiều nghiên cứu trên toàn cầu cho thấy nạn phá rừng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về lũ lụt, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ví dụ, nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Charles Darwin, Úc, phân tích dữ liệu từ 56 quốc gia, nhận thấy rằng rừng có mối tương quan tỷ lệ thuận với nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt ở các nước đang phát triển.

Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đối với phúc lợi của con người, và cho thấy việc tái trồng rừng có thể giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của thảm họa liên quan đến lũ lụt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ