CEO Nguyễn Mạnh Hùng: Nafoods Group chủ động đón đầu, xuyên qua thách thức, vững bước vươn tới mục tiêu
"Đối điện không ít bão giông, khó lường nhưng dám và biết "vượt nguy, tận cơ, bắt nhịp xu thế" chính là sự tự tin, bản lĩnh, niềm tin và khát vọng của doanh nghiệp Việt", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Nafoods Group cho biết.
Năm 2023, bức tranh kinh tế màu xám trên diện rộng; thị trường thu hẹp, đơn hàng giảm;... Tuy nhiên, ở Nghệ An vẫn có nhiều doanh nghiệp đã vượt khó khăn, thách thức đó để "trụ hạng" thành công, điển hình như CTCP Nafoods Group. Nhân ngày đầu năm mới 2024, Nhadautu.vn đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Nafoods Group.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Nafoods Group. Ảnh: PV
Dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp Việt gặp khó khăn, Nafoods Group đã có chiến lược để chống đỡ và "trụ hạng" thành công?
CEO Nguyễn Mạnh Hùng: Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng tác động không nhỏ đến nhiều nước đối tác ở nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong đó có nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Để thích ứng và tồn tại trong giai đoạn khó khăn này, Nafoods đã phải tìm ra những hướng đi riêng mang tính quyết định.
Cụ thể, Nafoods đã và đang tiếp tục hoàn thiện quá chuyển đổi toàn hệ thống. Sự chuyển đổi này được tập trung vào 3 mũi nhọn chính về mô hình kinh doanh, mô hình hoạt động và quản trị rủi ro.
Đối với mô hình kinh doanh, thay vì tập trung kinh doanh chủ lực các sản phẩm do chính mình sản xuất, Nafoods lựa chọn chuyển hướng sang mô hình dịch vụ cho hệ sinh thái nông nghiệp gồm: Cung cấp dịch vụ bán hàng, quản lý chất lượng, logistics (xuất nhập khẩu) và chăm sóc khách hàng cho các đối tác sản xuất cùng ngành, các nhà sản xuất nhỏ; mở rộng nhóm nông sản cốt lõi, từ tập trung 5 quả chủ lực mở rộng dần sang rau - củ - quả - hạt, tăng giá trị phục vụ/doanh số trên một khách hàng; phát triển đội ngũ kinh doanh tự chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động kinh doanh từ đó tăng tính tự chủ và khả năng phát huy sáng tạo.
Cũng trong thời gian này, Nafoods đã có những thay đổi cụ thể trong mô hình hoạt động để kịp thời phù hợp với chuyển dịch chung toàn hệ thống. Nafoods đã lựa chọn quản trị sản xuất và lập kế hoạch kinh doanh linh hoạt; mô hình quản trị - điều hành: Trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa; chuyển đổi số và minh bạch hóa thông tin.
Song song với hoạt động chuyển dịch mô hình kinh doanh và mô hình hoạt động, Nafoods tập trung nâng cao chất lượng quản trị rủi ro bằng cách chủ động dự đoán và có kế hoạch trước các vấn đề phức tạp đến từ khách hàng, thị trường, sản phẩm. Bên cạnh đó, giảm thiểu tối đa các tác động từ rủi ro tài chính - thanh khoản; linh hoạt đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, tự động hóa ở các khâu sản xuất nhằm đảm bảo chủ động ổn định sản xuất vận hành trong mọi hoàn cảnh.
Đặc biệt, việc tập trung hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống quy trình gắn với việc phân quyền và ứng dụng số hóa toàn diện là một trong những hướng đi đúng đắn của Nafoods cho đến tận bây giờ.
Chuyển đổi số là yếu tố quan trọng, then chốt cần đẩy mạnh áp dụng vào sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn khó khăn sau dịch bệnh. Tính đến nay, tại Nafoods đã có hơn 30 phân hệ được hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng phục vụ hoạt động chuyên môn tại các phòng ban. Hệ thống phân hệ này được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn và đề xuất của phòng ban chuyên môn kết hợp với yêu cầu chung của hệ thống.
Nhờ triển khai sớm và đồng bộ, đến nay hoạt động áp dụng số hóa toàn diện trong hệ thống Nafoods đã bước đầu cho thấy những dấu hiệu tích cực và đem lại hiệu quả rõ nét, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong vận hành và sản xuất kinh doanh toàn hệ thống. Đồng thời, nhờ việc tích hợp, thống kê và quản lý số liệu khách quan bằng các công cụ, phần mềm chuyên biệt, đã giúp các phòng ban, bộ phận dễ dàng có được đánh giá tổng quan nhưng vẫn đảm bảo tính chi tiết, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn tại từng thời điểm.
Và cuối cùng là việc xây dựng hệ thống quản trị, nâng cao đội ngũ nguồn nhân lực gắn với văn hóa và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; tập trung đào tạo, phát huy năng lực xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động, năng lực lãnh đạo và ra quyết định của đội ngũ nhân sự chủ chốt gắn với chính sách KPI phù hợp.

Toàn cảnh dự án Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên của CTCP Nafoods Group. Ảnh: NF.
Khi dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên xung đột lại nổ ra một vài nơi làm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu. Vậy, đối với Nafoods thì ảnh hưởng ra sao? Ông nhận định thế nào về tình hình kinh tế thời gian tới?
CEO Nguyễn Mạnh Hùng: Sau khi chúng ta bước ra khỏi ranh giới của đại dịch COVID-19 hoành hành, nhưng tưởng thế giới sẽ trở lại trật tự cũ thì ngọn lửa của "cuộc chiến" khác lại âm thầm nhen nhóm và rực cháy. "Cuộc chiến" kinh tế thế giới lạm phát, đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới hàng hóa, cung cầu, giá cả. Nafoods cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng, thiệt hại dẫn đến việc nguồn tiêu thụ giảm, doanh số giảm, sẽ làm ngưng trệ khả năng thúc đẩy hợp tác đầu tư.
Nafoods sẽ tiếp tục kiên định với tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp khép kín từ khâu giống, trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và hoa quả tươi. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, trước những biến động liên tiếp này, Nafoods Group lại tiếp tục buộc phải có những bước chuyển mình, với thông điệp năm 2024 là "nâng cao kiến thức, vận hành hiệu quả và tăng tốc độ xử lý công việc".
Nói tóm lại, trong giai đoạn này dù tình hình thế giới biến động khó lường, tuy nhiên môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn có nhiều mảng sáng. Nafoods vẫn giữ vững tầm nhìn và sứ mệnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trách nhiệm xã hội, thực hiện đúng cam kết với đối tác, khách hàng, cổ đông, người lao động và bà con nông dân. Đây chính là yếu tố giúp Nafoods Group phát triển bền vững.
Kế hoạch của Nafoods thời gian tới là gì?
CEO Nguyễn Mạnh Hùng: Nhận định thách thức vẫn còn nhưng cơ hội không ít, Nafoods dành sự quan tâm và chú trọng việc mở rộng phát triển chiến lược kinh doanh tại thị trường tiêu thụ nội địa, gia tăng thị trường xuất khẩu qua các quốc gia chịu ít ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh như châu Úc, châu Á… Đây cũng là thị trường tiềm năng mà trước giờ chúng tôi đã và đang nhắm tới.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang nghiên cứu sâu và phát triển các loại nông sản mới, các dòng sản phẩm mới để tìm kiếm các thị trường mới, gia tăng thị phần, thu hút đầu tư.
Ngoài ra, về công tác quản trị Nafoods đã chính thức tái cơ cấu theo mô hình chuyên nghiệp, áp dụng quản trị vào hệ thống nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển đến năm 2026. Bên cạnh đó, công ty cũng đã bổ sung nhiều nhân sự mới cho các vị trí chuyên môn quan trọng, tập trung cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng, chú trọng vào phát triển và ươm mầm nguồn nhân lực.
Về sản xuất kinh doanh, để chủ động nguồn cung ứng và tăng cường tính kiểm soát chất lượng đầu vào nguyên liệu, Nafoods đặc biệt chú trọng vấn đề phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng vùng trồng, áp dụng các phần mềm chuyên biệt như: Cropin, Fast Business, CRM, SRM…
Mặt khác, Nafoods cũng tập trung nâng cao năng lực sản xuất, khánh thành Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên có diện tích 10 ha bao gồm: Trung tâm nghiên cứu nhân giống cây trồng công nghệ cao; nhà máy sản xuất để phân loại, tách, đóng gói và bảo quản trái cây xuất khẩu; khu nông Nghiệp công nghệ cao.
Đối với mảng kinh doanh, ngoài việc tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu (hiện tại sản phẩm của Nafoods đã có mặt tại thị trường hơn 70 quốc gia trên thế giới), Nafoods đã chính thức đánh dấu sự trở lại tại thị trường nội địa với dòng sản phẩm chủ lực là hoa quả sấy và các loại hạt.
2024 là năm chuẩn bị cho giai đoạn đánh dấu mốc 30 năm hình thành và phát triển của công ty, với tâm thế chủ động đón đầu, xuyên qua thách thức, vững bước vươn tới mục tiêu, Nafoods Group sẽ tiếp tục nỗ lực để hòa cùng dòng chảy phát triển của toàn cầu nói chung và nâng tầm giá trị nông nghiệp Việt nói riêng.
Theo ông, cần tiếp tục có những quyết sách gì để vực doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này?
CEO Nguyễn Mạnh Hùng: Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, hơn lúc nào hết, thời điểm này Chính phủ cần đồng bộ các giải pháp trợ lực giúp doanh nghiệp tồn tại và trụ vững, đó là các giải pháp về hỗ trợ tiếp cận vốn, giảm chi phí, cho vay ưu đãi… cũng như cải thiện môi trường kinh doanh để dễ tiếp cận thị trường.
Đồng thời, cần sớm ban hành đồng bộ nhiều chính sách như miễn, giảm thuế, phí cùng với định hướng, giải pháp phối hợp hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ và ổn định tài chính trong bối cảnh rủi ro tài chính quốc tế gia tăng, thúc đẩy đầu tư công, để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2
Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.
Đầu tư - 16/06/2025 14:17
Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô
Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/06/2025 14:10
Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt
Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.
Đầu tư - 16/06/2025 11:00
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.
Đầu tư - 16/06/2025 06:45
Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán
Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 15/06/2025 17:54
Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?
Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040
Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam
Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.
Đầu tư - 15/06/2025 08:37
Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0
Đầu tư - 14/06/2025 12:34
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.
Đầu tư - 14/06/2025 11:11
Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ
UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.
Đầu tư - 14/06/2025 06:45
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.
Đầu tư - 13/06/2025 15:32
Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển
Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Đầu tư - 13/06/2025 13:26
Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư
Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – gồm cấp tỉnh và cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Đầu tư - 13/06/2025 09:13
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.
Đầu tư - 12/06/2025 19:26
Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư
Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.
Đầu tư - 12/06/2025 09:59
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
-
2
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
-
3
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
-
4
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
-
5
Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago