CEO BCG Energy: Cần trợ giá để phát triển hệ thống tích trữ năng lượng

Nhàđầutư
Một trong những giải pháp thúc đẩy NLTT mà Tổng giám đốc BCG Energy đưa ra là khuyến khích, phát triển hệ thống tích trữ năng lượng (ESS), đề xuất Chính phủ có cơ chế trợ giá cho việc đầu tư hệ thống ESS hoặc điều chỉnh giá ưu đãi cho những dự án điện mặt trời có kèm theo hệ thống ESS.
HUY NGỌC
22, Tháng 12, 2021 | 11:00

Nhàđầutư
Một trong những giải pháp thúc đẩy NLTT mà Tổng giám đốc BCG Energy đưa ra là khuyến khích, phát triển hệ thống tích trữ năng lượng (ESS), đề xuất Chính phủ có cơ chế trợ giá cho việc đầu tư hệ thống ESS hoặc điều chỉnh giá ưu đãi cho những dự án điện mặt trời có kèm theo hệ thống ESS.

NDT - ANH BCG

Một dự án năng lượng tái tạo của BCG Energy. Ảnh: BCG Energy.

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức toạ đàm Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo.

Phát biểu tại toạ đàm, ông Phạm Minh Tuấn - Tổng giám đốc CTCP BCG Energy cho biết trong năm 2021, bản thân công ty nói riêng và ngành năng lượng tái tạo nói chung phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.

Trước hết, cơ chế giá điện mới cho điện gió và điện mặt trời sau thời điểm ngày 30/10/2021 hiện tại chưa được ban hành. Cơ chế giá điện ưu đãi (FIT) được bãi bỏ và thay bằng cơ chế giá mới (có thể là cơ chế đấu thầu và/hoặc thỏa thuận trực tiếp với EVN).

Ngoài ra, sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hướng nhiều đến mọi mặt cuộc sống, làm gián đoạn các chuỗi sản xuất, dẫn đến nhu cầu phụ tải giảm. Việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19 cũng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ triển khai các dự án điện gió.

Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng gió nói riêng đòi hỏi chi phí đầu tư trả trước lớn, do vậy rất cần áp dụng và duy trì một khuôn khổ pháp lý ổn định và mang tính dài hạn (khắc phục các hạn chế của Quyết định 11, 13 và Quyết định 39) để năng lượng gió có thể tiếp tục phát triển.

Đặc biệt, CEO BCG Energy cho rằng việc nâng cấp mạng lưới đường truyền tải điện là việc cấp bách cần được sớm triển khai và hoàn thiện. Bởi, theo số liệu của dự thảo lần 3 của Quy hoạch Điện VIII, tính tới ngày 30/10/2021, tổng công suất lắp đặt các dự án điện mặt trời và điện gió dự kiến chiếm khoảng 27%-30% tổng công suất nguồn điện ở Việt Nam. Đây là tỷ trọng tương đối cao, có thể dẫn đến một số vấn đề bất cập về mặt kỹ thuật, ảnh hưởng đến công tác khai thác, vận hành và an toàn hệ thống lưới điện quốc gia.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển điện năng lượng tái tạo và cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia, ông Phạm Minh Tuấn đã đề xuất một số kiến nghị từ góc độ doanh nghiệp.

Thứ nhất, định hướng gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo. Khuyến khích điện mặt trời, điện gió, và duy trì mức vừa phải đối với thuỷ điện, đảm bảo tỷ lệ phù hợp đối với điện khí hoá lỏng (LNG), giảm dần tỷ trọng nguồn điện than, nguyên liệu hoá thạch đúng với cam kết giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu của Việt Nam tại hội nghị COP26 và Diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga vừa qua.

Thứ hai,  cơ chế dài hạn khuyến khích phát triển loại hình năng lượng tái tạo, trong đó xem xét cơ chế chuyển tiếp cho các dự án triển khai trong thời gian thực hiện các cơ chế cũ nhưng hoàn thành sau thời điểm cơ chế hết hiệu lực để tránh lãng phí nguồn lực xã hội.

Thứ ba, xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế mua bán đối với năng lượng tái tạo.

Thứ tư, khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống tích trữ năng lượng (Energy Storage System) do hệ thống điện năng lượng mặt trời đòi hỏi sự ổn định và cần có nguồn tích trữ dự phòng cho hệ thống điện, giúp giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống điện quốc gia. Cụ thể đề xuất Chính phủ có cơ chế trợ giá cho việc đầu tư hệ thống ESS hoặc điều chỉnh giá ưu đãi mua điện cho những dự án điện mặt trời có kèm theo hệ thống ESS.

Thứ năm, có hành lang pháp lý và hướng dẫn cụ thể đối với cơ chế khuyến khích, cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư các dự án đầu tư hệ thống truyền tải điện quốc gia đối với một số tuyến đường dây theo hình thức BOT.

Thứ sáu, thúc đẩy chính sách, cơ chế khuyến khích giảm thiểu khí thải CO2 và mua bán tín chỉ Carbon sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển ngành điện năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng xanh bảo vệ môi trường trong tương lai ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Cuối cùng, xây dựng chính sách phát triển công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cho năng lượng tái tạo. Tăng cường hợp tác, đối ngoại quốc tế với các nước hàng đầu trên thế giới, hỗ trợ kết nối với các tập đoàn lớn trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất năng lượng, LNG, điện gió ngoài khơi. Đẩy mạnh cam kết giảm khí thải nhà kính, chống biến đổi khí hậu, tuân thủ chuyển dịch năng lượng định hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ