Cần tổ chức độc lập để xác định phân loại xanh

KHÁNH AN
08:09 31/08/2024

Hiện tại, các ngân hàng thương mại đang thực hiện việc thẩm định dự án đi kèm thẩm định dự án xanh theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, song điều này cũng có thể dẫn đến việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Do đó, một số ý kiến cho rằng cần có tổ chức độc lập tham gia.

Việc chưa có danh mục phân loại xanh được giới chuyên gia coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng tín dụng xanh mới chiếm 4,5% dư nợ nền kinh tế. Nguồn ảnh Thị trường tài chính tiền tệ.

Hiện nay, việc xây dựng tiêu chí phân loại xanh là một yếu tố quan trọng trong phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh. Xu hướng này đang lan rộng trên toàn cầu, với sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia phát triển cùng các tổ chức tài chính quốc tế đáng kể như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…

Dù vậy, Việt Nam hiện vẫn chưa có danh mục phân loại xanh quốc gia, chưa có sự thống nhất về việc phân loại lĩnh vực xanh của các bộ, ngành khác. Việc chưa có danh mục phân loại xanh được giới chuyên gia coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng tín dụng xanh mới chiếm 4,5% dư nợ nền kinh tế.

"Cần có quy định chung về danh mục phân loại xanh quốc gia phù hợp với phân loại ngành kinh tế và thông lệ quốc tế. Từ đó, các TCTD có cơ sở để đánh giá cụ thể đối với từng khách hàng, doanh nghiệp trong quá trình thẩm định cho vay; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án thuộc danh mục phân loại xanh", bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.

Dẫn chứng từ thực tế, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết từng có một quỹ đầu tư quốc tế đã dành riêng 15,5 tỷ USD để đầu tư vào Việt Nam nhưng chưa thể xúc tiến vì chưa có danh mục phân loại xanh. Ông Lực cũng nhấn mạnh việc ban hành danh mục phân loại xanh là cần thiết và sau khi ban hành cũng cần cập nhật đầy đủ kịp thời.

Trong khi đó, PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính cần huy động khoảng 400 tỷ USD đến năm 2040 để thực hiện chuyển đổi xanh. Việt Nam đã có tuyên bố chung với các nước trên thế giới về chuyển đổi xanh, các nước cam kết tài trợ 15,5 tỷ USD cho Việt Nam hỗ trợ chuyển đổi.

"Ban hành danh mục phân loại xanh là bức thiết. Theo đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn như ESG (môi trường, xã hội và quản trị) là bắt buộc. Báo cáo của doanh nghiệp thời gian tới không chỉ là kế toán mà còn là báo cáo phát thải bền vững, carbon, dấu chân nhựa và các tiêu chí môi trường, xã hội. Chất lượng tín chỉ carbon hiện nay cũng liên quan tới chất lượng xã hội, như công ăn việc làm, đời sống đối tượng tham gia", ông Thọ nói.

Vướng mắc của phân loại xanh

Dù vậy, một khó khăn, vướng mắc lớn nhất khi xây dựng Danh mục phân loại xanh là bên nào sẽ xác nhận phân loại này?

Ông Thọ cho biết hiện tại có 3 đề xuất tổ chức xác nhận phân loại xanh. Phương án 1 là thông qua tổ chức độc lập - hiện được các tổ chức quốc tế, NHNN, Bộ Tài chính ủng hộ.

Phương án 2 là thông qua cơ quan quản lý Nhà nước. Ông Thọ nói:”Chúng tôi đề xuất dự thảo các dự án đánh giá tác động môi trường, thì sẽ giao Sở TN&MT các địa phương xác định. Với các dự án 1 tỉnh, liên tỉnh, thì giao các đơn vị thuộc Bộ TN&MT. Với các dự án không cần đánh giá, giao Phòng TN&MT với các dự án trong 1 quận huyện, và Sở TN&MT với dự án thuộc nhiều hơn 1 quận huyện. 2 phương án đầu tiên thì dùng cơ quan chức năng, đơn vị độc lập”.

Phương án thứ 3 là dùng các TCTD trực tiếp trong quá trình thẩm định các dự án tín dụng. Thông qua các nội dung trên, đã có những vướng mắc lớn nhất về trình dự thảo phân loại xanh. Theo đó, tập quán chung trên thế giới là dùng các tổ chức độc lập.

Ở Việt Nam, cần xác nhận từ các cơ quan quản lý để xác định không có sự lợi dụng, sử dụng sai mục đích. Đối với tín dụng có sự thuận lợi nhất định, việc thẩm định dự án đi kèm thẩm định dự án xanh thì NHNN và 47 NHTM đang thực hiện theo hướng dẫn NHNN. Nhưng cũng có thể dẫn đến việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi", mong có tổ chức độc lập.

Đáng chú ý, ông Thọ cũng chỉ ra một số dự án cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh, nhưng có thể sau đó không còn xanh nữa. Hoặc có sự gian lận cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh thì tổ chức xác nhận thực hiện thế nào. Hoặc tổ chức vi phạm xử lý ra sao?

Ông Thọ cho rằng đây là vấn đề cần phải giải quyết, nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ tới. Trong năm 2023, châu Âu đã áp dụng biên giới carbon thí điểm, hiệu lực từ năm 2026, ảnh hưởng tới nhiều ngành ở Việt Nam như thép, phân bón… Hoặc, từ 1/1/2025, các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu không có nguồn gốc từ phá rừng. Hay, Việt Nam sắp tới tham gia ký kết Hiệp ước Nhựa toàn cầu.

Có thể thấy, châu Âu đưa tiêu chí xanh xếp số 1, chất lượng số 2 và giá cả đứng thứ 3. Cùng với đó, hệ thống ngân hàng nếu không áp dụng quy định quản lý rủi ro trong lĩnh vực môi trường, thì các doanh nghiệp có thể phải đối mặt rủi ro với việc phải rời khỏi thị trường đột ngột, ví dụ điển hình nhất là nhóm dệt may.

Đóng góp ý kiến về vấn đề lựa chọn tổ chức thẩm định dự án xanh, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng "về thẩm định, tư vấn với danh mục xanh thì nên thuê tư vấn độc lập. Việt Nam nên xây dựng cơ chế thẩm định mạch lạc gồm đơn vị tư vấn định giá đất và hội đồng thẩm định".

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thanh Hải, đại diện GIZ Việt Nam nêu quan điểm: "Điều vướng mắc để một tổ chức đánh giá độc lập giữ uy tín thì phải có giám sát, kiểm tra, đăng ký với một cơ quan thuộc Nhà nước để tuân thủ tiêu chí. Đó là tiêu chí môi trường, tiêu chí quản lý dòng vốn… Tuy nhiên, trước hết là danh mục phân loại xanh cần được bàn hành trước, ban hành sớm và nên theo thông lệ quốc tế và để đảm bảo chuẩn mực".

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49