Cần thực hiện khẩn trương, hiệu quả Chương trình phục hồi kinh tế

Nhàđầutư
Bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra yêu cầu phải thực hiện khẩn trương, hiệu quả Chương trình phục hồi kinh tế; qua đó, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp, người dân, phát huy hiệu quả của các nguồn lực bổ sung từ Chương trình.
TRẦN THANH LONG
15, Tháng 03, 2022 | 09:48

Nhàđầutư
Bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra yêu cầu phải thực hiện khẩn trương, hiệu quả Chương trình phục hồi kinh tế; qua đó, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp, người dân, phát huy hiệu quả của các nguồn lực bổ sung từ Chương trình.

Screen Shot 2022-03-15 at 10.40.38 AM

Ông Trần Thanh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Sáng 15/3 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức toạ đàm "Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán năm 2022" nhằm mang tới không gian thảo luận, trao đổi và làm rõ hơn các cơ hội đầu tư, cũng như chỉ ra những rủi ro và đề xuất giải pháp tháo gỡ rào cản nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ toạ đàm, Nhadautu.vn xin giới thiệu bài tham luận của ông Trần Thanh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, với tựa đề: "Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ - tác động đến tăng trưởng kinh tế năm 2022".

Tổng quan về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội

Chương trình xây dựng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề, kéo dài bởi dịch bệnh Covid-19. Các quốc gia, nhất là các nước phát triển đã triển khai nhiều gói hỗ trợ quy mô lớn, vừa hỗ trợ phục hồi vừa phát triển, nhờ đó đạt tốc độ phục hồi cao trong năm 2021.

Tuy nhiên, triển vọng phục hồi của các nền kinh tế lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tài chính, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…,chưa thực sự tác động lan tỏa tới sự phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển.

Trong nước, tăng trưởng kinh tế liên tiếp ở mức thấp trong 2 năm liên tiếp, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021-2025. Tình hình sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh; nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức về ổn định vĩ mô, lạm phát; chi phí đầu vào tăng; nảy sinh các vấn đề về lao động, việc làm, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Trước những khó khăn, tác động sâu rộng của dịch bệnh, cần sớm có giải pháp, chính sách tổng thể để sớm phục hồi và phát triển KTXH, không lỡ nhịp với đà phục hồi kinh tế của khu vực và thế giới. Trước yêu cầu cấp thiết nêu trên, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15.

Quan điểm, mục tiêu của Chương trình

Chương trình được xây dựng theo 5 quan điểm chủ yếu bao gồm: (1) Gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch 5 năm và hàng năm về KTXH, đầu tư công, tài chính công, cơ cấu lại nền kinh tế và Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023); (2) Điều hành linh hoạt, đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa,tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát; (3) Chính sách hỗ trợ có quy mô, nguồn lực đủ lớn, thúc đẩy cả phía cung và phía cầu, có trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực;

(4) Chính sách, giải pháp hỗ trợ phải khả thi, triển khai ngay, kịp thời, hiệu quả, chủ yếu trong 02 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp, nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh; (5) Huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Chương trình xác định 03 nhóm mục tiêu, bao gồm: (1) Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 – 2025, trong đó tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn; (2) Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; (3) Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sốngcủa người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình

(1) Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh: Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023); tiếp tục triển khai thực hiện lộ trìnhmở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh; thực hiện thống nhất các quy định vềđi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp. Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, năng lực phòng chốngdịch bệnh của viện, bệnh viện tuyến trung ương, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

(2) Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm: Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; cho vay ưu đãi giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, cá nhân mua, thuê mua nhà ở xã ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng lao động, việc làm, năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội.

(3) Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Tiếp tục miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; hỗ trợ lãi suất cho vay 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên; nghiên cứu giảm tiền điện, tiền nước cho doanh nghiệp, người dân. Tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước để đáp ứng nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để phát huy hiệu quả nguồn lực quỹ phát triển khoa học và công nghệ củadoanh nghiệp.

(4) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025; ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.

(5) Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lạm phát, nợ xấu. Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch và quỹ đất liên quan đếnnhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Nguồn lực thực hiện Chương trình

(1) Quy mô chính sách tài khóa thực hiện Chương trình là 291 nghìn tỷ đồng, bao gồm:

- 240 nghìn tỷ đồng tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ NSNN; trong đó, giảm thuế, phí, lệ phí tối đa 64 nghìn tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 176 nghìn tỷ đồng, tập trung hỗ trợ lãi suất cho vay thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, đầu tư hạ tầng y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu…

- Khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm.

- Khoảng 6 nghìn tỷ đồng từ tác động của việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất (quy mô gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng).

- 38,4 nghìn tỷ đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với các đối tượng ưu tiên thuộc Chương trình.

(2) Sử dụng tối đa 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc - xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch.

(3) Ngoài ra, sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, khoảng 5 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thông qua việc tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trong quy định về quản lý và nội dung chi của Quỹ.

Một số tác động dự kiến của Chương trình đến tăng trưởng kinh tế năm 2022 và xa hơn

Nếu thực hiện hiệu quả, các tác động dự kiến của Chương trình chủ yếu như sau:

2.1. Đối với tăng trưởng kinh tế, lạm phát và phát triển ngành, lĩnh vực

Trong trường hợp không thực hiện Chương trình, giả định tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 6,0% , năm 2023 đạt 6,5% và năm 2024-2025 tăng trưởng trở lại bình thường thì bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 ước đạt 5,4%/năm. Như vậy tăng trưởng kinh tế 05 năm sẽ không đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Khi thực hiện hiệu quả, các chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Các giải pháp tập trung nâng cao năng lực nội tại cả phía cung và cầu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực, địa bàn động lực của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn. Qua đó, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 (6,5-7%/năm), không để lỡ nhịp với đà phục hồi kinh tế của khu vực và thế giới, nhất là những đối tác lớn của ta.

Dự kiến tác động của Chương trình đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, an toàn tài chính quốc gia, vay và trả nợ công như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm khoảng 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023 , tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; bảo đảm ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức ổn định khoảng 2-3%.

- Bội chi NSNN so với GDP bình quân 2 năm 2022-2023 tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm , trong đó bội chi NSNN năm 2022 tối đa khoảng 5,1% GDP; nợ công đến cuối năm 2025 khoảng 49-50% GDP; nợ Chính phủ 45-46% GDP.

Như vậy, chỉ tiêu nợ công vẫn dưới ngưỡng cảnh báo, thấp hơn so với mức trần đã được Quốc hội cho phép; nợ Chính phủ có thể vượt ngưỡng cảnh báo, nhưng vẫn dưới mức trần Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15.

- Chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước có thể có năm vượt 25%, nhưng phấn đấu bình quân cả giai đoạn 2021-2025 vẫn trong giới hạn 25% theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.

Với yêu cầu huy động nguồn lực lớn cho Chương trình, dự báo tác động đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công nêu trên, trong tổ chức thực hiện cần thận trọng, có phương án điều hành kịp thời, phù hợp trong các tình huống xấu nhất để hạn chế tác động tiêu cực đến các cân đối vĩ mô, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Đối với môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực nội tại, sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế

Các dự án đầu tư công được triển khai sẽ góp phần tạo đột phá về cơ sở hạ tầng, giảm thời gian và chi phí vận tải cho doanh nghiệp. Chương trình và các chính sách tài khóa, tiền tệ cũng khẳng định cam kết của Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân và người lao động; góp phần củng cố niềm tin, kỳ vọng của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Có thể khẳng định việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Các chính sách hỗ trợ trong ngắn hạn, nhất là hỗ trợ về dòng tiền và thị trường, tăng tổng cung và tổng cầu, hết sức có ý nghĩa, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh bị mất đơn hàng, bạn hàng, thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng đến sự phát triển trong trung và dài hạn của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh các đối tác lớn của nước ta về thương mại, đầu tư đang phục hồi nhanh chóng, làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước trong việc tìm kiếm và thực hiện đơn hàng, xác định lại vị trí trong chuỗi giá trị sản xuất khu vực và quốc tế.

Trong dài hạn, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cơ cấu lại tổ chức sản xuất, chuyển đổi số sẽ có tác động tích cực lên năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẵn sàng trước quá trình chuyển đổi số, kinh tế số diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Đối với người dân, người lao động

Chương trình giúp tạo việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, đào tạo, đào tạo lại, từ đó tạo ra thu nhập và chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động; chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tập trung vào các giải pháp căn cơ, bền vững hơn, giúp người dân, người lao động cải thiện thu nhập, ổn định lại đời sống trong trung và dài hạn.

Như vậy, Chương trình có tác động tích cực đến phục hồi và phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Cùng với giải pháp quản trị rủi ro, mặt tích cực của các chính sách tài khóa, tiền tệ dự báo lớn hơn rất nhiều và hoàn toàn có thể bù đắp lại các tác động ngược chiều và mang lại lợi ích tổng thể cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong trung và dài hạn.

Đối với ngân sách nhà nước và nợ công

Chương trình có thể tạo áp lực cân đối ngân sách và nợ công trong ngắn hạn; nhưng trong dài hạn, sẽ góp phần tạo ra nguồn thu mới bền vững cho ngân sách nhà nước, ổn định tài chính quốc gia. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp nói riêng sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển, đời sống của người dân dần ổn định. Đây là nền tảng quan trọng để củng cố nguồn thu từ khu vực ngoài nhà nước, thực hiện mở rộng cơ sở thu, nhất là thu thuế, phí; giảm áp lực chi an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, quy mô kinh tế tăng cao hơn so với các kịch bản nền, cũng giúp giảm áp lực điều hành tỷ lệ bội chi ngân sách và nợ công tính trên GDP.

Về kiểm soát lạm phát

Việc triển khai Chương trình, cộng hưởng với tác động trễ từ các biện pháp nới lỏng năm 2020-2021, lạm phát có xu hướng tăng trong năm 2022-2023. Trong quá trình thực hiện, có thể gia tăng áp lực lên lạm phát, do vậy phải theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình giá cả trong nước và thế giới để kịp thời có chính sách phù hợp kiểm soát lạm phát.

Quản trị rủi ro thực hiện Chương trình

Với yêu cầu nguồn lực lớn, thời gian triển khai nhanh, bên cạnh các tác động tích cực, Chương trình có thể tiềm ẩn rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, nhất là cân đối ngân sách nhà nước, lạm phát, giá vật liệu xây dựng, năng lượng… nếu không được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan liên quan, trong tổ chức thực hiện, theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; căn cứ tình hình triển khai, trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh linh hoạt các nhiệm vụ chi, bảo đảm hiệu quả thực hiện, giải ngân vốn của Chương trình.

Đồng thời, trước những biến động bất thường, phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, nguy cơ tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn, nhất là năng lượng (xăng dầu, điện…), Nghị quyết 25/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2022, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, tổng hợp, định kỳ hàng quý báo cáo tình hình kết quả thực hiện Chương trình và báo cáo đột xuất khi có vấn đề phát sinh hoặc theoyêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo bối cảnh KTXH năm 2022 và một số yêu cầu trọng tâm để phát huy hiệu quả Chương trình trong thời gian tới

Bối cảnh KTXH năm 2022 tác động đến việc thực hiện Chương trình

Trong năm 2022, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm lại, các nền kinh tế lớn dần thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng… Tình hình an ninh, chính trị khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; giá dầu tăng cao, nguy cơ tác động dây chuyền, làm tăng chi phí sản xuất, vận tải, logistics, tác động không nhỏ đến đà phục hồi của các nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển.

Trong nước, dịch bệnh vẫn được kiểm soát, nhưng có khả năng tiếp tục lây lan nhanh trong cộng đồng; nguy cơ thiếu điện từ giữa năm do nhu cầu sản xuất tăng cao; giá xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, vận tải, tạo áp lực kiểm soát lạm phát, ổn định các cân đối lớn, có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của doanh nghiệp, nền kinh tế, làm giảm hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã ban hành.

Bên cạnh đó, xung đột chính trị, quân sự tại Ukraine kéo dài gây thiếu hụt nguồn cung, giá dầu thế giới tăng cao, làm tăng giá xăng dầu trong nước, tác động dây chuyền, làm giảm hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

(1) Tạo áp lực điều hành kiểm soát lạm phát, giảm dư địa thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để giảm chi phí vốn vay hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH; (2) các nền kinh tế lớn có thể đẩy nhanh việc thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ để ổn định thị trường tài chính và kiểm soát lạm phát, làm tăng áp lực quản lý ngoại hối, ổn định tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu; (3) doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn để mở rộng sản xuất, kinh doanh do chi phí sản xuất, vận tải, logistics… tăng cao, trong khi sức cầu tiêu dùng chậm cải thiện; (4) làm giảm hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ, giảm chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; (5) giá cả vật liệu xây dựng như sắt, thép,… có thể tăng cao, gây khó khăn trong thi công các công trình hạ tầng, ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải ngânvốn đầu tư công.

Ngoài ra, xung đột chính trị, quân sự tại Ukraine kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro mất ổn định thị trường tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của thị trường tài chính trong nước, nhất là thị trường chứng khoán.

Screenshot (1540)

 

Bối cảnh thế giới và trong nước nêu trên đặt ra yêu cầu phải thực hiện khẩn trương, hiệu quả Chương trình; qua đó, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp, người dân, phát huy hiệu quả của các nguồn lực bổ sung từ Chương trình cho tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ) được ban hành kịp thời, đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt áp lực lạm phát trong ngắn hạn, hỗ trợ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.

Một số yêu cầu trọng tâm đặt ra trong việc thực hiện Chương trình thời gian tới

Bên cạnh việc thực hiện khẩn trương, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình tại Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau đây để phát huy tối đa hiệu quả của Chương trình:

(1) Điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

(2) Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối hàng hóa, kiểm soát biến động giá cả. Chủ động phương án điều tiết nguồn cung, giá xăng dầu hợp lý; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về điện, xăngdầu; thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu bền vững. Đẩy nhanh tiến độ các dựán về nguồn và lưới điện, chủ động phương án vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ sản xuất, đời sống.

(3) Theo dõi sát diễn biến kinh tế, chính trị khu vực và thế giới để kịp thời có phương án ứng phó, hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp, một mặt nhằm bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, mặt khác cần tranh thủ cơ hội để mở rộng thịtrường xuất khẩu, phát triển hoạt động xuất khẩu bền vững.

(4) Về các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư công:

- Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục nhiệm vụ, dự án, phương án phân bổ vốn đầu tư công thuộc Chương trình, phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công của Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025, vốn đầu tư công thuộc Chương trình, bảo đảm giải ngân hết số vốn được giao, tránh phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nguồn lực.

- Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn. Phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao từ đầu năm gắn với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

- Khẩn trương ban hành và triển khai hiệu quả, công khai, minh bạch các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư công thuộc Chương trình.

(5) Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực; chủ động rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

(6) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, bảo đảm công khai, minh bạch trong triển khai chính sách, tạo dư luận xã hội tích cực, đồng thuận trong nhân dân về các chính sách của Chương trình; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, trục lợi chính sách.

KẾT LUẬN

Chương trình phục hồi và phát triển KTXH được ban hành, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022 và các năm tiếp theo, tạo đà cho quá trình phục hồi, phát triển, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, Chương trình chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các chính sách được triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát.

Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục thực hiện Chương trình với nỗ lực, quyết tâm cao nhất để đạt được các mục tiêu đề ra. Tham luận xác định 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện quyết liệt, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Chương trình đến phát triển KTXH nước ta năm 2022 và các năm tiếp theo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ