Cần khơi thông những hạn chế về chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Nhàđầutư
Qua quá trình thực hiện, một số văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho thấy những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng đối tượng tham gia, hưởng các quyền lợi khi thất nghiệp.
PV
27, Tháng 07, 2020 | 14:46

Nhàđầutư
Qua quá trình thực hiện, một số văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho thấy những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng đối tượng tham gia, hưởng các quyền lợi khi thất nghiệp.

IMG_0660

Đăng ký hưởng BHTN tại Hà Nội.

Ở nước ta, chính sách BHTN đã được triển khai thực hiện hơn 10 năm, từ quy định tại Luật BHXH 2006 và hiện nay là Luật Việc làm 2013. Tính đến tháng 6/2020, có khoảng 12,7 triệu người tham gia BHTN, chiếm khoảng 27,5% lực lượng lao động.

Quy định đối tượng thuộc diện tham gia

Hiện nay, số người lao động tham gia BHTN còn ở mức thấp so với lực lượng lao động. Một trong những nguyên nhân là do quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có một bộ phận người laođộng được quyền tham gia BHTN. Cụ thể, theo quy định, nếu ký hợp đồng dưới 03 tháng sẽ không thuộc đối tượng phải tham gia BHTN.

Ngoài ra, còn một số đối tượng như: nông dân, người giúp việc gia đình, những hộ kinh doanh nhỏ, những người lao động ký kết hợp đồng miệng (không có văn bản)... Những người này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, theo quy định như hiện hành, nhóm này không thuộc diện đóng BHTN. 

Thêm nữa, để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cũng cần xem xét mở rộng quyền tham gia BHTN với người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Bởi trong thực tế cho thấy, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam ngày một tăng.

Nếu huy động tham gia đóng góp BHTN của những lao động nói trên, sẽ đảm bảo thực hiện hiệu quả chính sách BHTN, giúp ổn định thị trường lao động khi quyền lợi được đảm bảo. Vì thế việc mở rộng những đối tượng vừa nêu tham gia vào BHTN là việc làm cần thiết, góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động làm trong mọi lĩnh vực, giữa lao động trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển thị trường lao động nói chung.

Trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm thu hút người lao động tham gia chế độ này nhiều hơn. Chẳng hạn như cho phép người lao động tự do, nông dân, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có thể đóng BHTN, tương tự như chúng ta áp dụng với chế độ BHXH tự nguyện.

Quy định hợp lý, linh hoạt hơn về điều kiện hưởng BHTN

Theo Điều 49 Luật Việc Làm, để được hưởng BHTN thì người lao động phải đáp ứng đủ 04 điều kiện là: người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật; phải tham gia đóng quỹ BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng hoặc 36 tháng (theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm) trước khi bị mất việc làm; đã nộp hồ sơ hưởng TCTN; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

Trải qua quá trình thực hiện, những điều kiện hưởng dù đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhưng vẫn còn bất cập cần phải hoàn thiện hơn nữa. Điển hình là quy định “đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc”. Quy định này quá chặt chẽ, thiếu linh hoạt, thực sự gây khó khăn cho người lao động; hoặc để được hưởng BHTN, người thất nghiệp phải có xác nhận của chủ sử dụng lao động về chấm dứt làm việc hợp pháp nhưng luật lại chưa quy định về trách nhiệm phải xác nhận của chủ sử dụng lao động.

Do đó trong thời gian tới cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, ví dụ như quy định mở đối với trường hợp người lao động đã có thời gian đóng BHTN trước khi bị mất việc làm gần đạt mức tối thiểu (10 hoặc 11 tháng) có thể đóng thêm dưới hình thức tự nguyện. Quy định, việc xác nhận của doanh nghiệp cho người lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt việc làm là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nếu không thực hiện sẽ có các chế tài xử lý. Bên cạnh đó cần làm rõ mối quan hệ giữa hưởng BHTN và các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động. Bởi có quan điểm cho rằng, vẫn nên giữ cả chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc bên cạnh chế độ BHTN, nhưng có quan điểm khác lại đề nghị khi đã áp dụng chế độ BHTN thì không áp dụng chế độ thôi việc, mất việc nữa vì chế độ BHTN có nhiều điểm tối ưu và bao quát hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ