Cải cách thuế: Thắng lợi lập pháp lớn của Tổng thống Trump

Nhàđầutư
Với tỷ lệ phiếu sát sao 51 thuận/49 chống, dự luật về cải cách thuế toàn diện đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ hôm 2/12, sau khi Hạ viện nước này tán thành dự luật hồi giữa tháng trước. Linh hồn của cuộc "cách mạng thuế" sẽ cho giảm hẳn thuế thu nhập doanh nghiệp (corporate income tax) từ 35% xuống 20%.
HÀN GIA BẢO
04, Tháng 12, 2017 | 10:39

Nhàđầutư
Với tỷ lệ phiếu sát sao 51 thuận/49 chống, dự luật về cải cách thuế toàn diện đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ hôm 2/12, sau khi Hạ viện nước này tán thành dự luật hồi giữa tháng trước. Linh hồn của cuộc "cách mạng thuế" sẽ cho giảm hẳn thuế thu nhập doanh nghiệp (corporate income tax) từ 35% xuống 20%.

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất 30 năm qua tại nước này, giúp Tổng thống Trump tiến gần hơn đến thắng lợi lớn nhất về lập pháp từ khi nhậm chức. Với tỷ lệ phiếu sát sao 51 thuận/49 chống, dự luật về cải cách thuế toàn diện đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ hôm 2/12, sau khi Hạ viện nước này tán thành dự luật hồi giữa tháng trước. 

trump-cai-cach-thue

Lãnh đạo đa số đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ Mitch McConnell mỉm cười sau khi dự luật được thông qua.  Ảnh: AFP

Cuộc cải cách lớn nhất từ những năm 1980

Dự luật có tên “Đạo luật Việc làm và Cắt giảm thuế” sẽ cắt giảm thuế đóng từ 35% xuống còn 20% đối với thuế doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty có trụ sở ở Mỹ sẽ được miễn giảm. Đây là dự luật cải cách thuế lớn nhất kể từ những năm của thập niên 80. Tuy nhiên, phe Dân chủ cho rằng dự luật cải cách thuế này chỉ đem lại lợi ích cho các công ty và tập đoàn lớn. Trong khi đó các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng cải cách thuế sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách.

Sau cuộc bỏ phiếu nói trên, Quốc hội lưỡng viện Mỹ sẽ bàn thảo để cho ra dự luật cuối cùng, sau đó Tổng thống Trump sẽ ký thành luật, dự kiến vào cuối năm. Với cuộc cải cách được xem là lớn nhất về chính sách thuế kể từ năm 1986, Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa muốn bổ sung 1.400 tỷ USD vào khoản nợ công 20.000 tỷ USD trong vòng 10 năm để hỗ trợ tài chính cho những thay đổi mà họ cho là sẽ giúp kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng.

Cũng theo đề xuất trên, Mỹ sẽ hạ thuế thu nhập cá nhân cho những người thu nhập cao từ 39,6% xuống còn 35%; tăng gấp đôi mức khấu trừ thuế tiêu chuẩn; đưa ra quy định về một khoản thu nhập nhất định không phải đóng thuế cho tất cả người dân.

Những kết quả đón đợi

Các doanh nghiệp lớn được giảm thuế từ 35% xuống còn 20% trong thời gian vô hạn, các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân chỉ được giảm thuế ở mức thấp hơn, cho đến hết năm 2026. Đến năm 2027, những gia đình có thu nhập từ 75.000 USD/năm trở lên sẽ phải đóng thuế cao hơn.

Hơn 10 tháng từ ngày ông Trump vào Nhà Trắng, đây là dịp tốt để xem lại kết quả sơ khởi về chính sách kinh tế và xem nghị trình giảm thuế của đảng Cộng hòa sẽ có thể giúp nền kinh tế Mỹ ra sao, nhất là trong khung cảnh bàn luận sôi nổi của Thượng viện Mỹ trước khi bỏ phiếu chấp thuận một Dự luật Cải cách thuế riêng, đôi chút khác biệt Dự luật đã được Hạ viện thông qua; tuy cả hai đều căn bản dựa trên chương trình giảm thuế do Tổng thống đưa ra.

 
Giảm thuế doanh nghiệp và cho khấu trừ ngay chi phí đầu tư sẽ tăng đầu tư và theo đó hoạt động kinh tế, vì giới doanh nghiệp sẽ có triển vọng tăng lợi nhuận: các nghiên cứu định lượng chỉ ra là giảm thuế xuống mức 20% sẽ tăng nhu cầu đầu tư khoảng 15% và GDP trong 10 năm khoảng 4%, tức là tăng thêm 0,4% GDP trong mỗi năm.

Trước khi dự luật Cải cách thuế nói trên được thông qua, chính phủ Trump đã chỉ dùng các Sắc lệnh hành pháp ("executive orders") để gỡ bỏ rất nhiều các sắc lệnh cùng loại ngăn cấm hay cản trở kinh doanh của 8 năm dưới Tổng thống Obama. Cộng thêm với đầu tư của giới kinh doanh, trong niềm tin là chính sách giảm thuế tương lai sẽ đẩy mạnh lợi nhuận và phục hồi kinh tế, mức tăng trưởng GDP đã lên hơn gấp đôi (3,1%-3,3%) liên tiếp trong ba quý I, II và III của năm 2017.

Triển vọng nói trên được dự báo tiếp tục trong quý IV. Phản ánh niềm lạc quan này của doanh nghiệp Hoa Kỳ và giới đầu tư, chỉ số Dow Jones đã tăng 33% từ mức 17.888 (07/11/2016) trước ngày ông Trump thắng cử đến nay gần mức 24.000 (chính xác hơn là mức 23.836 cuối ngày 28/11/2017).

Cuộc thắng cử của Trump năm ngoái được nhiều người giải thích là do cuộc "cách mạng" của giới trung lưu, phản ảnh tình trạng bất mãn của giới này và lao động Mỹ từ hơn 2 thập niên qua, với thu nhập dựa trên giá cố định tăng rất chậm do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, trái ngược hẳn với thu nhập thực tế tăng vọt của cùng giới trung lưu và thương nhân trong các nước mới nổi, hưởng lợi rõ rệt và nhiều nhất từ gia tăng thương mại quốc tế và toàn cầu hóa.

Sau hết, chính sách kinh tế tương lai của Hoa kỳ phụ thuộc chính vào tác động của chương trình giảm thuế do Trump đề nghị đang được hai viện Quốc hội bàn thảo như đã nêu trên. Các dự thảo thuế tuy có khác biệt vài chi tiết nhưng tựu chung đều nhắm đến kích thích tăng trưởng GDP và tạo công ăn việc làm, và được một số đông kinh tế gia có uy tín của Hoa kỳ lên tiếng chính thức ủng hộ.

Theo đó, kinh tế Mỹ có thể sẽ bùng phát vì chi tiêu đầu tư kinh doanh và cá nhân, dù thuế suất giảm nhưng tăng trưởng GDP cao sẽ đẩy thu nhập kinh doanh và cá nhân tăng cao, cuối cùng sẽ cho tổng thu thuế nhiều hơn và không làm tăng thất thu ngân sách do giảm thuế, nhất là sau 3-4 năm!

Tác động của cuộc "cách mạng thuế"

Theo các nghiên cứu định lượng được dẫn bởi các nhà kinh tế, tiến trình từ giảm thuế đến nâng cao tăng trưởng kinh tế sẽ diễn ra như sau:

- Giảm thuế doanh nghiệp và cho khấu trừ ngay chi phí đầu tư sẽ tăng đầu tư và theo đó hoạt động kinh tế, vì giới doanh nghiệp sẽ có triển vọng tăng lợi nhuận: các nghiên cứu định lượng chỉ ra là giảm thuế xuống mức 20% sẽ tăng nhu cầu đầu tư khoảng 15% và GDP trong 10 năm khoảng 4%, tức là tăng thêm 0,4% GDP trong mỗi năm.

- Hai mắt xích quan trọng cho tác dụng của việc giảm thuế lên GDP là : (i) bớt thuế sẽ làm tăng đầu tư của tư nhân; và (ii) tăng đầu tư này sẽ dẫn đến các hoạt động kinh tế khác như tiêu thụ và xuất cảng; các tranh luận giữa các nhà kinh tế và hai giới bênh và chống chương trình giảm thuế là chung quanh hai móc xích đó! Ngoài ra, các hãng Hoa kỳ và ngoại quốc sẽ gia tăng đầu tư ở Mỹ vì hấp dẫn hơn, và các hãng Hoa kỳ đa quốc gia sẽ bớt nhu cầu "outsourcing" đẩy sản xuất và việc làm ra khỏi Mỹ!

- Giảm thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tác động tích cực đến sản xuất và tích cực gia nhập lao động hơn trước: giới đầu tư ngoài doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng đầu tư vì được khấu trừ ngay và giảm thuế, còn các cá nhân sẽ hăng hái làm việc hơn vì được giữ lại thu nhập nhiều hơn. Đặc biệt là với mức thuế suất cá nhân giảm còn 12%-15%, và khoản miễn trừ căn bản được tăng gấp đôi lên 24.000$, giới trung lưu sẽ được giảm thuế đáng kể cho tới năm 2023, sau đó từ 2024 một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng giới này phải đóng thuế cao hơn.

- Tổng thống Trump luôn giữ quan điểm giảm thuế sẽ là biện pháp "vĩ đại" nhất để khuyến khích đầu tư vào Mỹ và chi tiêu cá nhân Mỹ, giữ lại các hãng Mỹ lớn sản xuất sinh lời ở Mỹ, thay vì đem sang Trung Quốc. Thí dụ điển hình là hãng Apple chuyên sản xuất ở bên ngoài, nhất là Trung quốc, và giữ hẳn trên 260 tỷ đô la ở ngoại quốc để tránh thuế, thay vì đem về Mỹ đầu tư lại và tạo công ăn việc làm cho lao động Mỹ.

- Tổng thống Trump vẫn chủ trương xét lại các hiệp ước thương mại lớn như NAFTA để bảo vệ công nghiệp và lao động Mỹ. Ngoài ra ông cũng tuyên bố sẽ bổ sung thêm các biện pháp phụ và tiếp tục xét lại hay bỏ bớt các luật lệ nhằm tăng cường sản xuất công nghệ ở Mỹ, hay phục hồi các thành phố công nghiệp lớn./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ