[Café cuối tuần] Tỷ phú giàu thứ 24 thế giới đầu tư vào Việt Nam và dòng vốn FDI đến từ Ấn Độ

Nhàđầutư
Thông tin tỷ phú Ấn Độ Gautan Adani - ông chủ Tập đoàn Adani rót vốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận đang tạo ra một làn sóng đầu tư mới sau đại dịch COVID-19 và sớm biến quốc gia này trở thành nước có vốn FDI lọt vào Top 10 tại Việt Nam.
PHONG CẦM
09, Tháng 10, 2021 | 08:37

Nhàđầutư
Thông tin tỷ phú Ấn Độ Gautan Adani - ông chủ Tập đoàn Adani rót vốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận đang tạo ra một làn sóng đầu tư mới sau đại dịch COVID-19 và sớm biến quốc gia này trở thành nước có vốn FDI lọt vào Top 10 tại Việt Nam.

Mới đây vào ngày 28/9, trong buổi làm việc giữa Đại sứ Phạm Sanh Châu và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với ông Gautam Adani, vị tỷ phú giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của Thế giới với tổng tài sản trị giá khoảng 74 tỷ USD cho biết, Tập đoàn Adani của ông đã đầu tư vào 2 dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

pham-sanh-chau

Đại sứ Phạm Sanh Châu trao đổi với các doanh nghiệp Ấn Độ. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ).

Cụ thể, đó là Dự án điện gió tại Công ty TNHH Điện gió Adani Phước Minh với công suất 27,3 MW tại xã Phước Minh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) và Dự án điện mặt trời công suất 50 MW cũng tại Ninh Thuận.

Ông Gautam Adani cho biết trong thời gian tới, Tập đoàn Adani muốn mở rộng hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như cảng biển, cảng hàng không và nhiệt điện theo hình thức liên doanh phát triển mới hoặc đầu tư vào các dự án đã có sẵn. Nếu các dự này thành công, Ấn Độ sẽ sớm trở thành quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong Top 10 tại Việt Nam.

Tập đoàn Adani được thành lập vào năm 1988 với hoạt động kinh doanh đầu tiên là thương mại, xuất nhập khẩu và buôn bán trang sức, sau hơn 30 năm hoạt động, tập đoàn đã hiện diện ở trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với doanh thu hàng năm trên 15 tỷ USD.

Tại Ấn Độ, tập đoàn Adani sở hữu cảng biển Mundra tại bang Gujarat là một trong 3 cảng có lượng lưu chuyển hàng hóa lớn nhất Ấn Độ, đồng thời sở hữu 74% cổ phần tại cảng hàng không tại Trung tâm Tài chính Mumbai, một trong 2 cảng hàng không bận rộn nhất Ấn Độ, đồng thời tập đoàn sở hữu nhiều dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng, bất động sản quan trọng của Ấn Độ. Năm 2019, Adani đã được cấp phép khai thác than tại Úc, đồng thời sở hữu các mỏ than lớn tại đây. Theo Forbes, tính đến ngày 7/10/2021, tổng tài sản của tỷ phú Gautan Adani trị giá khoảng 74 tỷ USD.

Thông tin vị tỷ phú giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của Thế giới với tổng tài sản trị giá khoảng 74 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam tạo ra tín hiệu lạc quan mà có thể sẽ dấy lên một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ vào Việt Nam. Thực tế, không chỉ lĩnh vực năng lượng tái tạo mà các lĩnh vực khác như dược phẩm, dệt may... cũng đang được các doanh nghiệp Ấn Độ thực sự quan tâm.

 
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), hiện Ấn Độ đang đứng thứ 26 trong tổng số 139 quốc gia, vùng lãnh thổ rót vốn đầu tư vào Việt Nam với 296 dự án, tổng vốn 900 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, GDP năm 2020 của Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, thuộc nhóm kinh tế tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Ngoài ra, quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 tại ASEAN, năng suất lao động bình quân tăng 5,8% là những con số ấn tượng để các doanh nghiệp Ấn Độ "đặt lòng tin". 

"Dòng vố FDI toàn cầu giảm 40%, trong khi tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 28,53 tỷ USD. Dù giảm 25% so với năm 2019, nhưng các doanh nghiệp FDI đã cho thấy sự hồi phục từ tác động của đại dịch COVID-19", ông Đông khẳng định.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), hiện Ấn Độ đang đứng thứ 26 trong tổng số 139 quốc gia, vùng lãnh thổ rót vốn đầu tư vào Việt Nam với 296 dự án, tổng vốn 900 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng.

Đại sự Phạm Sanh Châu cho biết, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nâng lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Tại thời điểm đó, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 724 triệu USD với 132 dự án còn hiệu lực, sau năm năm, số dự án đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam đã tăng hơn hai lần. Như vậy, đã có sự tăng trưởng cả về số dự án lẫn tổng số vốn đăng ký. Tuy nhiên, con số tuyệt đối về vốn đầu tư chưa được như mong muốn. Khi đặt vào thế so sánh với các mặt hợp tác khác như thương mại, chính trị, an ninh quốc phòng thì kết quả đầu tư thực sự còn rất khiêm tốn.

Trong năm 2021, điểm sáng trong thu hút vốn FDI từ Ấn Độ chính là việc tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới HCL công bố chính thức hoạt động tại Việt Nam và xác định mục tiêu xây dựng chi nhánh tại Việt Nam trở thành trung tâm lớn nhất của tập đoàn tại Đông Nam Á, lấy Việt Nam làm điểm tựa để vươn tới các thị trường lân cận. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, Tập đoàn HCL dự định đầu tư 650 triệu USD vào Việt Nam và đào tạo khoảng 10 nghìn lao động trình độ cao trong vòng năm năm tới.

Thông tin mà tác giả bài viết được biết, để có được kết quả này, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Ấn Độ đã tiến hành trao đổi, vận động và hỗ trợ Tập đoàn HCL trong gần hai năm; không chỉ thuyết phục các lãnh đạo các cấp của tập đoàn về sức hút thị trường Việt Nam mà còn là cầu nối hỗ trợ HLC trong tìm hiểu thông tin và giải quyết các thủ tục cần thiết.

Kể từ năm 2019, ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư để tiếp cận các doanh nghiệp đầu đàn của Ấn Độ. Sau chương trình Tháng Việt Nam năm 2019 với chuỗi hoạt động quảng bá tại nhiều tiểu bang của Ấn Độ, ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ nhận được rất nhiều sự quan tâm, câu hỏi cũng như đề nghị hỗ trợ từ các doanh nghiệp Ấn Độ. Song, tiến trình xúc tiến đầu tư đã bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bùng phát của COVID-19.

Về nguyên nhân vốn FDI từ Ấn Độ vào Việt Nam vẫn chưa được như kỳ vọng, theo Đại sứ Phạm Sanh Châu có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, gồm cả khách quan và chủ quan. Ấn Độ không phải là quốc gia phát triển với nhiều doanh nghiệp hàng đầu, có sức cạnh tranh lớn để dễ dàng đi ra thị trường quốc tế. Với nhiều nét văn hóa và tập quán kinh doanh đặc thù, bản thân doanh nghiệp Ấn Độ có thiên hướng tập trung hơn vào thị trường nội địa vốn đã tương đối rộng và còn nhiều dư địa để phát triển. Chính phủ Ấn Độ cũng không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, vì ưu tiên tạo việc làm cho dân số 1,3 tỷ người.

 
Chính phủ cần có chương trình xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn. Với các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các nhà đầu tư Ấn Độ có thêm nhiều cơ hội để đầu tư sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA của Việt Nam. Đây là những tiền đề Việt Nam đang có. Tuy nhiên, cần có các “cú hích” thông qua các ưu đãi cụ thể với các nhà đầu tư Ấn Độ, ví dụ như cần có khu công nghiệp chuyên biệt, đất đai, cơ sở hạ tầng hoặc chính sách hấp dẫn về thuế.

Một nguyên nhân nữa nằm một phần ở vấn đề tiếp cận thông tin và quảng bá sức hút đầu tư của Việt Nam. Dù có nhiều nỗ lực nhưng việc tiếp cận các hội nhóm doanh nghiệp tại Ấn Độ nhưng có vẻ ta vẫn chưa “gõ” đúng cửa hoặc chưa có chính sách đúng đắn. Tại thời điểm này, ta vẫn chưa tiếp cận được những doanh nghiệp thuộc Top dẫn đầu của Ấn Độ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài.

Cùng đó, doanh nghiệp Ấn Độ chưa chú ý đến Việt Nam. Xét từ góc độ địa lý, hai nước tương đối xa cách. Mãi đến 2019, giữa hai nước mới nối được đường bay thẳng nên mức độ tương tác tương đối hạn chế. Về hệ thống pháp lý và môi trường xã hội và văn hóa, hai nước cũng có nhiều điểm khác nhau. Đây là những rào cản thực tế mà doanh nghiệp bản thân họ cũng khó vượt qua.

Xét về yếu tố xã hội, so với các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia hay Singapore, Việt Nam, với cộng đồng Ấn kiều quy mô nhỏ, có ít sức hút hơn. Trong khi đó, văn hóa kinh doanh của Ấn Độ vẫn chịu ảnh hưởng nặng của những liên kết gia đình - cộng đồng.

Ngoài ra, trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp và địa phương Việt Nam chưa chú ý đến Ấn Độ một cách đúng mức. Có thời điểm, Tập đoàn Tata muốn đầu tư xây dựng nhà máy thép quy mô lớn ở Việt Nam, nhưng Việt Nam lại ưu tiên đối tác khác. Việt Nam có lẽ tập trung hơn vào các công ty đa quốc gia đến từ các nước và vùng lãnh thổ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Anh, Đức hay Mỹ... Nhìn vào bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, có thể thấy sự áp đảo của những quốc gia này.

Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, để thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI đến từ các doanh nghiệp Top 10 của Ấn Độ, Việt Nam có nhiều lợi thế như nền chính trị ổn định, dân số trẻ và năng động, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5-7%, cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Về chính trị, hai nước có quan hệ tốt, với việc Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, cũng như sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, không phải các thông tin đó đều phổ biến ở Ấn Độ. Vì vậy, Việt Nam cần phải chú ý hơn để cung cấp và phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Ấn Độ về các lợi thế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chương trình xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn. Với các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các nhà đầu tư Ấn Độ có thêm nhiều cơ hội để đầu tư sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA của Việt Nam. Đây là những tiền đề Việt Nam đang có. Tuy nhiên, cần có các “cú hích” thông qua các ưu đãi cụ thể với các nhà đầu tư Ấn Độ, ví dụ như cần có khu công nghiệp chuyên biệt, đất đai, cơ sở hạ tầng hoặc chính sách hấp dẫn về thuế.

Thực tế, đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam thời gian qua khá rải rác, chưa có các khoản “ra tấm ra món”, tập trung chủ yếu vào một số nhóm lĩnh vực chính như dược phẩm, dệt may, công nghệ thông tin, thực phẩm chế biến và năng lượng. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn nhiều. Do đó, thời gian tới, cần cải thiện khả năng tiếp cận tới các nhà đầu tư Ấn Độ trong các nhóm lĩnh vực này, tạo khâu đột phá. Nên chăng, cân nhắc thiết lập khu công nghiệp Việt Nam - Ấn Độ để thu hút các doanh nghiệp Ấn Độ vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm hoặc dệt may.

Ngoài ra, cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa kinh doanh của Ấn Độ để có thể làm việc và theo đuổi đến cùng các nhà đầu tư. Qua trao đổi với một số doanh nghiệp đã hợp tác với các nhà đầu tư Ấn Độ, có thể thấy nhiều doanh nghiệp Việt bị “khớp” hoặc thiếu kiên nhẫn khi làm việc với các doanh nhân Ấn Độ.

Hiện, quan hệ thương mại là một trong 5 trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Ấn Độ, đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 2,06 lần từ 5,43 tỷ USD năm 2016 lên 11,23 tỷ năm 2019; xuất khẩu tăng 2,5 lần từ 2,69 tỷ USD năm 2016 lên 6,67 tỷ USD (2019). Mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương kỳ vọng sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD trong năm nay.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, thương mại Ấn Độ - Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD vào năm tài chính 2018-2019, trong đó Ấn Độ xuất khẩu 6,5 tỷ USD và nhập khẩu 7,2 tỷ USD; thương mại năm tài chính 2019-2020 có giảm chút ít xuống 12,4 tỷ USD.

Đầu tư nước ngoài được đánh giá là bộ phận quan trọng với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rõ trong nội dung Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Hy vọng trong thời gian tới, không chỉ tỷ phú Gautam Adani mà sẽ có nhiều vị tỷ phú giàu có khác của Ấn Độ sẽ tiếp tục rót nhiều trăm triệu USD để đầu tư vào các dự án tại Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ