Khủng hoảng gia vị ở Việt Nam và Ấn Độ do Covid-19
Trong lúc nhu cầu về gia vị như nghệ, gừng bùng nổ, những thương lái cung cấp hàng hóa giá trị này trên thế giới phải đối mặt với không ít thách thức bất ngờ xảy ra thời Covid.
Việc buôn bán gia vị đã diễn ra trên thế giới từ hàng nghìn năm nay - nhưng đại dịch Covid toàn cầu đã khiến ngành này gần như rơi vào bế tắc.

Một người bán lẻ gia vị ở Ấn Độ. Ảnh nguồn BBC
Khi thế giới lâm vào tình trạng đóng cửa, các mạng lưới buôn bán phức tạp bao gồm từ sản xuất, vận chuyển, chế biến và đóng gói các loại gia vị đã bị xáo trộn.
Lấy đâu ra người để thu hoạch mùa màng? Ai sẽ điều hành các nhà máy chế biến? Làm thế nào để gia vị có thể được đưa đến các cảng, từ đó vận chuyển đến cho bên mua ở nước ngoài? Và người nào sẽ kiểm tra hàng hóa để đảm bảo an toàn?
Cùng lúc, nhu cầu về gia vị trên toàn cầu tăng vọt - người tiêu dùng tích trữ sẵn trong tủ bếp để nấu ăn tại nhà trong một thời gian dài, và các loại gia vị như quế, thìa là, tiêu đen đột nhiên trở thành nguyên liệu thiết yếu.
Nhu cầu đối với những loại được cho là có công dụng chữa bệnh, chẳng hạn như nghệ và gừng, cũng tăng lên do người tiêu dùng tìm kiếm các cách thức tự bảo vệ bản thân.
Ấn Độ, nhà sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu gia vị lớn nhất thế giới, đã phải đối mặt với việc phong tỏa trên toàn quốc vào cuối tháng Ba, khiến các nhà nông, các cơ sở chế biến lâm cảnh chật vật, do họ vốn phải dựa vào lao động nhập cư trong toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa.
Để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân trong nước, Ấn Độ và Việt Nam - một 'ông lớn' khác trong lĩnh vực trồng, sản xuất các loại - đã tạm thời đóng cửa biên giới đối với việc xuất khẩu một số loại lương thực thực phẩm.
Gia vị chất đống tại các bãi cảng và tràn ngập thị trường nội địa khiến giá bạch đậu khấu Ấn Độ giảm 50% và hạt tiêu Việt Nam giảm 10%.
Tuy nhiên, giá chỉ giảm nhất thời và ngay sau khi hoạt động buôn bán gia vị trên thị trường quốc tế quay trở lại thì giá cả đã lập tức tăng vọt.

Ấn Độ là một nước cung cấp gia vị hàng đầu thế giới. Ảnh Getty Images
Như thường lệ, các loại gia vị từ Ấn Độ được đặc biệt săn lùng. Nước này không chỉ có lịch sử trồng gia vị phong phú, mà khí hậu và địa hình đa dạng khiến cho nơi nay cho ra các loại sản phẩm đặc biệt thơm ngon, hấp dẫn.
Tính đến tháng Sáu năm nay, doanh số xuất khẩu gia vị của Ấn Độ đã tăng vọt 67 triệu USD so với tháng 6/2019, đạt 359 triệu USD, theo Phòng Thương mại Ấn Độ.
Đó hẳn là tin tốt cho hàng chục nghìn nhà nông Ấn Độ trồng gia vị ở quy mô nhỏ.
Nhưng theo Tomy Mathew, người sáng lập hợp tác xã các nhà nông trồng gia vị có tên là Fair Trade Alliance of Kerala, thì nhu cầu tăng vẫn chưa dẫn đến việc giá bán gia vị tại nông trại tăng lên.
Nhiều nhà nông đã cảm thấy kiệt quệ về tài chính do ảnh hưởng của lệnh phong tỏa ở Ấn Độ, với cảnh nhiều người thân mất việc làm nơi thành thị, phải quay về quê nhà.
"Nhiều nhà nông trồng gia vị hiện phải nuôi thêm người nhà đồng thời lại mất đi thu nhập từ việc người thân đi làm trên thành phố gửi về," Mathew nói. "Vì vậy, nếu nhu cầu về gia vị được thể hiện qua giá nông sản thì nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn - cuộc khủng hoảng này chứng minh hơn rõ rệt bao giờ hết rằng công bằng trong thương mại là điều vô cùng quan trọng".
Tuy nhiên, đối với những người khác trong ngành buôn bán gia vị, sự bùng nổ này đã giúp họ đối phó được với những thách thức do đại dịch mang lại.

Nhu cầu gia vị vẫn tăng trong những lúc căng thẳng nhất vì COVID-19. Ảnh Getty Images
"Nhu cầu đối với gia vị của chúng tôi tăng 15% trong tháng Tư và tháng Năm," Viju Jacob, giám đốc điều hành của Synthite Industries, nói. Công ty ông là một trong những công ty Ấn Độ lớn nhất về chế biến gia vị xay và các loại tinh dầu - hương liệu cô đặc và chất tạo mùi thơm chiết xuất từ gia vị, được dùng trong sản xuất thực phẩm.
"Ơn Trời là chúng tôi nằm ở phần công đoạn thuận lợi trong chuỗi kinh doanh, vì lúc này là thời điểm khó khăn để thực hiện cả chu trình trọn gói, từ trồng trọt, thu hoạch đến chế biến và phân phối ra thị trường".
Vì hầu hết những người trồng gia vị ở Ấn Độ là hộ gia đình nông dân quy mô nhỏ, nên quá trình đó bao gồm việc Synthite thu mua gia vị từ 10.000 hộ nông dân để có được khối lượng hàng hóa lớn - từ các nhà sản xuất ớt cay tại Uttar Pradesh ở miền bắc cho đến những người trồng quế tại Kerala ở miền nam.
Thông thường, nông dân đưa sản phẩm của họ đến các nhà máy chế biến ở địa phương của Synthite, nơi chúng được kiểm tra chất lượng, xử lý và đóng gói, sau đó vận chuyển đến kho và chuyển đến các trung tâm phân phối trên toàn cầu.
Nhưng đại dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đang hoạt động nhịp nhàng này. "Một số khu vực của Ấn Độ còn những hạn chế, và giao thông là một vấn đề nan giải," Viju nói.
"Chúng tôi gặp một số vấn đề về hậu cần trong việc vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy đến cảng; vài tuần trước chúng tôi đã bị chậm một chuyến tàu từ Colombo, Sri Lanka - chúng tôi không gặp khủng hoảng về đại dịch, song đại dịch là một thách thức đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi".
Tuy nhiên, tình hình này đã được cải thiện, Viju nói. Công ty đã nhập khẩu nghệ và hạt tiêu từ Việt Nam và Indonesia để đáp ứng nhu cầu thị trường, và đã tăng hợp tác với các nhà nông Ấn Độ lên 5-10%.

Gia vị là thứ gia giảm quan trọng trong nhiều món ăn. Ảnh Getty Images
Công ty cũng đã sử dụng quy mô của mình để hỗ trợ 6.000-7.000 gia đình địa phương với việc quyên góp khẩu trang và gia vị, và thậm chí đã sản xuất cả các thiết bị bảo hộ cá nhân PPE cũng như chất sát khuẩn khử trùng tay.
"Chúng tôi đã nghĩ về những gì chúng tôi có thể làm để giúp đỡ nông dân," Viju nói. "Và bất cứ khi nào chúng tôi kinh doanh tấn tới, chúng tôi đều muốn cộng đồng của mình cùng phát triển".
Khi gia vị được thu gom vận chuyển đến kho của Synthite, chúng được kiểm tra cẩn thận, trong đó có một chiếc máy được đưa vào sử dụng - trông gần giống như một máy photocopy - để kiểm tra độ tinh khiết của từng mẫu hàng.
"Chúng tôi cần phải có một sản phẩm hoàn toàn hoàn hảo 100%," Viju nói. "Chúng tôi phải kiểm tra kỹ lưỡng nguyên liệu, chất lượng, thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp - mọi thứ đều phải được kiểm tra".
Việc kiểm soát chất lượng tại các nhà máy chế biến thậm chí còn quan trọng hơn trong thời kỳ đại dịch.
Luôn luôn có hoạt động gian lận trong buôn bán gia vị - chẳng hạn như một nghiên cứu về lá kinh giới cay (oregano) cho thấy có tới 40% lô hàng là giả lá oregano.
Chris Elliott, giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học Queen's University Belfast, người đứng đầu nghiên cứu đó, tin rằng gian lận còn gia tăng hơn trong sáu tháng vừa qua.
"Giá bán không hề tăng - đáng lẽ giá phải tăng do các vấn đề hậu cần liên quan đến Covid và do nhu cầu gia tăng trong khi nguồn cung lại không tăng," Elliott nói. "Tất cả các loại gia vị bổ sung ngay lập tức đến từ đâu được?".
Thông thường, nhiều khâu kiểm tra chất lượng diễn ra dọc theo chuỗi chu trình thu mua - vận chuyển - chế biến - cung ứng gia vị để giảm thiểu sản phẩm bị lỗi đến tay người tiêu dùng.
Với việc các nhân viên kiểm tra ít có khả năng trực tiếp thực hiện các khâu này, các quy trình kiểm tra chất lượng tự động khác, chẳng hạn như các công nghệ mà Synthite đang sử dụng, càng trở nên quan trọng hơn.

Công nghệ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho gia vị khi sử dụng. Ảnh Getty Images
Elliott đang tự mình nghiên cứu một công nghệ như vậy: công nghệ "lấy dấu vân tay thực phẩm" kỹ thuật số, theo ông, sẽ là cuộc cách mạng trong việc kiểm tra và đảm bảo gia vị an toàn khi sử dụng.
Trong thử nghiệm thông thường, các mẫu phải được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, có nghĩa là vào thời điểm đưa ra kết quả thử nghiệm thì sản phẩm có thể đã được phân phối đến nhiều quốc gia mất rồi. Tuy nhiên, với công nghệ lấy dấu vân tay này, kết quả được cung cấp ngay lập tức, trước khi lô hàng được phân phối ra thị trường.
Việc thử nghiệm được thực hiện bằng cách dùng máy quét cầm tay chiếu ánh sáng vào mẫu phẩm và phát hiện chuyển động đặc trưng của các phân tử. Dữ liệu này được tải lên iCloud (dịch vụ điện toán đám mây), nơi lưu trữ "dấu vân tay" của mỗi loại gia vị - theo cách thức nhất định mà các phân tử của loại gia vị này xoay, rung và lắc lư. Các tạp chất sẽ làm ảnh hưởng sai lệch đến điều này và ngay lập tức sẽ bị phát hiện ra.
"Chúng tôi đang triển khai công nghệ này - chúng tôi sẽ thu thập hàng nghìn mẫu trên khắp thế giới và sẽ có thể tạo bản đồ về hoạt động gian lận," Elliott nói.
Với việc đại dịch Covid-19 chưa có nhiều dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nhu cầu về gia vị có thể vẫn còn tiếp tục lên cao trong thời gian tới.
Dĩ nhiên cần phải xem lợi ích của công nghệ hiện đại có đến được với nông dân hay không, nhưng ít nhất thì công nghệ mới chắc chắn có thể tạo ra một chuỗi cung ứng minh bạch hơn, nơi các thương nhân đáng tin cậy sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
(Theo BBC)
- Cùng chuyên mục
Xem Vietlott là thú vui, cụ ông 80 tuổi ở Tây Hồ trúng hơn 39 tỷ
Ông N.X.H., 80 tuổi hiện đã về hưu và đang sinh sống quận Tây Hồ, TP. Hà Nội vừa trúng giải Vietlott hơn 39 tỷ đồng. Ông cho biết, hàng ngày thường mua từ 5-10 vé và coi các xổ số tự chọn của Vietlott là thú vui lành mạnh của tuổi già.
Thị trường - 10/06/2025 08:53
Hàng Việt vẫn đi đường vòng khi xuất khẩu sang Canada
Hàng Việt vẫn phải đi đường vòng thông qua các kênh phân phối trung gian đặt tại Hoa Kỳ, thay vì xuất khẩu trực tiếp sang Canada, một quan chức Cục Xúc tiến thương mại cho biết.
Thị trường - 10/06/2025 07:25
Mở bán thành công La Pura, Phát Đạt khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường BĐS phía Nam
Ngày 8/6/2025, sự kiện mở bán chính thức dự án La Pura tạo tiếng vang lớn khi hơn 95% tổng quỹ hàng của phân khu Zenia giao dịch thành công. Kết quả này khẳng định uy tín và năng lực của Phát Đạt trong việc phát triển dự án, đồng thời cho thấy vai trò dẫn dắt thị trường bất động sản phía Nam của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp - 09/06/2025 11:21
Cao điểm hàng giả, không nhận ra Saigon Square, chợ Bến Thành
Sau đợt truy quét hàng giả thời gian gần đây, nhiều ki-ốt tại Saigon Square và chợ Bến Thành, Tân Định (quận 1), An Đông (quận 5) vẫn trong tình trạng đóng cửa, then cài.
Thị trường - 09/06/2025 10:02
Giá vàng tuần này sẽ thế nào?
Một số chuyên gia dự báo, vàng có xu hướng tăng trong tuần này do vẫn giữ được các vùng hỗ trợ quan trọng và vẫn là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh địa chính trị bất ổn.
Thị trường - 09/06/2025 10:01
Cố vấn kinh tế của ông Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett cho biết ông "rất hài lòng" với thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi hai bên gặp nhau vào thứ Hai tại London.
Thị trường - 09/06/2025 09:09
Năm 2025 đầy khó khăn của Apple, bài kiểm tra lớn nhất của Tim Cook
Năm 2025 là năm không thể tệ hơn với Apple. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm 19% trong năm, công ty phải đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và vụ kiện với Epic Games...
Thị trường - 09/06/2025 07:10
Bệnh viện Trung ương Huế ghép gan thành công cho bệnh nhi 15 tháng tuổi
Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức ra viện cho cháu V.Q.H, 15 tháng tuổi – bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được ghép gan tại Bệnh viện sau hơn hai tháng điều trị.
Doanh nghiệp - 09/06/2025 07:08
Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ bảy liên tiếp
Trong tháng 5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tiếp tục tăng thêm dự trữ vàng, đánh dấu chuỗi trong tháng thứ bảy liên tiếp, thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa các khoản nắm giữ bất chấp những biến động liên tục của giá vàng.
Thị trường - 08/06/2025 14:00
Tập đoàn Bamboo Capital tiếp tục kiện toàn Ban Điều hành
Ngày 06/06/2025, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã ban hành nghị quyết thông qua các quyết định liên quan đến công tác nhân sự của Tập đoàn.
Doanh nghiệp - 08/06/2025 13:46
Doanh nghiệp Việt sẽ nhập thêm 3 tỷ USD hàng nông sản Mỹ
Các doanh nghiệp Việt đã ký kết 20 biên bản ghi nhớ (MOU) nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ với tổng giá trị lên đến 3 tỷ USD, gấp 1,5 lần mục tiêu ban đầu.
Thị trường - 08/06/2025 11:29
Thu hơn 74.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử, hộ kinh doanh 'không hiểu chế độ thuế khoán mới'
Có 25.201 cá nhân, hộ kinh doanh đã bị truy thu thuế. Còn số thuế thu từ hoạt động kinh doanh TMĐT trong 5 tháng đạt 74.400 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi, nhiều hộ kinh doanh đang loay hoay vì "không hiểu chế độ thuế khoán mới".
Thị trường - 08/06/2025 10:53
[Emagazine] Phát triển du lịch hạng sang: Kinh nghiệm thế giới và kiến giải cho Việt Nam
Năm 2025 được kỳ vọng là thời điểm du lịch Việt Nam vươn mình, cất cánh sang một chương mới, xoá mác du lịch giá rẻ và khoác lên mình danh xưng 'hạng sang'.
Thị trường - 08/06/2025 06:46
[Emagazine] Bình Định - Điểm đến mới trên bản đồ du lịch hè 2025
Bình Định sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị nhất cho du khách trong mùa hè với chuỗi sự kiện kéo dài trong nhiều tháng, các sản phẩm du lịch mới mẻ.
Thị trường - 07/06/2025 13:36
Trung Quốc cấp giấy phép đất hiếm cho 3 hãng ô tô Hoa Kỳ
Trung Quốc đã cấp giấy phép xuất khẩu tạm thời cho các nhà cung cấp đất hiếm của 3 hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ, hai nguồn tin thân cận với vấn đề này cho Reuters biết.
Thị trường - 07/06/2025 12:19
Quảng Trị đổi mới xúc tiến đầu tư, tăng cường đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp
Quảng Trị tập trung thu hút đầu tư trên ba trụ cột: công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ - du lịch, cùng tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn.
Doanh nghiệp - 07/06/2025 09:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago