Thủ Thiêm và giấc mơ giống Phố Đông - Thượng Hải
45 năm sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), TP.HCM đã có một cơ đồ khác hẳn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, TP.HCM sẽ to đẹp hơn nữa khi "giấc mơ" Khu đô thị mới Thủ Thiêm giống Phố Đông - Thượng Hải thành hiện thực.

Bán đảo Thủ Thiêm nằm ở vị trí trái tim của thành phố và là khu vực có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của TP.HCM.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn đối diện Quận 1, TP.HCM. Siêu dự án này được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của TP.HCM, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố và khu vực, có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí.
TP.HCM là thành phố lớn nhất ở Việt Nam. Bán đảo Thủ Thiêm nằm ở vị trí trái tim của thành phố và là khu vực có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển bên trong TP.HCM. Bán đảo Thủ Thiêm với 737 héc ta nằm ở ví trí chiến lược bên trong vành đai tăng trưởng Đông bắc của TP.HCM, ở một vị trí độc đáo ngay phía bên kia Sông Sài Gòn nhìn từ khu vực lõi trung tâm lịch sử Quận 1.
Công tác đẩy nhanh tiến trình quy hoạch đặc biệt cho Thủ Thiêm bắt đầu vào năm 2003, thông qua cuộc thi quốc tế về ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, do UBND TP.HCM tài trợ và Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm tổ chức thực hiện. Với phương án ý tưởng được chọn từ cuộc thi, Ban Quản lý, Viện Quy hoạch và Nhà tư vấn Sasaki - đơn vị đoạt giải cao nhất - đã thiết lập một quy trình thực hiện cho công tác quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng của Thủ Thiêm với tỷ lệ 1:5000 và 1:2000. Mục tiêu chính của công tác quy hoạch là nhằm tạo điều kiện cập nhật cải thiện quy hoạch tổng thể năm 1996 và năm 1998 đã được thực hiện và phê duyệt trước đây cho Thủ Thiêm.
Sự phát triển của khu đất Thủ Thiêm từ trước đến nay vẫn bị giới hạn do thiếu nối kết hạ tầng với thành phố hiện hữu phía bên kia sông Sài Gòn. Tuy nhiên, đa số ý kiến thống nhất rằng thành phố cần tập trung sự quan tâm vào quy hoạch phát triển Thủ Thiêm. Những ý kiến này bao gồm: Xây dựng Đại lộ Đông-Tây và Đường hầm vượt sông Sài Gòn; xây dựng Cầu Thủ Thiêm; di dời các cảng dọc theo sông Sài Gòn; hoàn tất Quy hoạch Tổng thể Giao thông TP.HCM đến năm 2020; hoàn tất Quy hoạch Tổng thể Nước thải Đông Sài Gòn; cập nhật Quy hoạch Tổng thể TP.HCM đến năm 2020; cập nhật Quy hoạch Tổng thể Quận 2…
Việc phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm tạo ra một cơ hội đặc biệt để kết nối bờ sông với thành phố một cách tích cực. Bán đảo Thủ Thiêm có được khoảng mặt nước phía trước dài gần 8,5 km dọc theo sông Sài Gòn. Nhiều năm, con sông là “cửa sau” và là đường viền của thành phố, được sử dụng để phục vụ cho thương mại và giao thông. Một phần nào đó, dòng sông đã bị ô nhiễm do thuận tiện sử dụng làm lối giao thông cho tàu thuyền vào các kho hàng và các sân trữ hàng. Khi Thủ Thiêm phát triển, con sông sẽ chuyển mình thay đổi, trở thành một tầm nhìn cảnh quan quan trọng, sự cải thiện môi trường và giao thông sẽ làm nổi bật chất lượng cuộc sống nói chung và môi trường đô thị, tạo ra dòng chảy mới đầy sức sống giữa khu Thủ Thiêm và trung tâm thành phố lịch sử.
Chia sẻ về các vấn đề liên quan đến quy hoạch Thủ Thiêm từ lịch sử cho đến hiện tại, KTS.TS. Ngô Viết Nam Sơn nêu một bài học cụ thể về quy hoạch đô thị dọc hai bờ sông, đó là trường hợp Phố Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) vào khoảng năm 1993, câu chuyện rất giống với Thủ Thiêm trong hơn chục năm vừa qua.
Dù Phố Đông khi đó có rất nhiều công trình nhưng Thượng Hải vẫn quyết định giải tỏa xóa trắng mặt bằng. Sau từng đó thời gian, Phố Đông – Thượng Hải đã gần như lột xác, đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của Trung Quốc hiện nay. “Khi quy hoạch hai bờ sông Hoàng Phố, Thượng Hải vào năm 1995 – 1998, ngay từ đầu quy hoạch xác định rất rõ: Phố Đông là khu cao tầng nhất của toàn khu, trong khi Phố Tây chủ yếu nâng tầng nhưng có mức độ, bảo tồn là chính. Cạnh khu dân cư hiện đại cao tầng có nhiều khu thấp tầng, phố mới và phố cũ đan xen, bảo tồn và phát triển có sự hỗ trợ lẫn nhau, trong đó tập trung thu hút đầu tư phát triển Phố Đông”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn nói.
Vì sông Hoàng Phố lớn hơn sông Sài Gòn nên chính quyền Thượng Hải không đặt vấn đề xây cầu trực tiếp từ trung tâm hiện hữu qua sông, mà làm metro. Lúc làm quy hoạch Phố Đông đã vạch ra mạng lưới metro chằng chịt để khuyến khích phát triển, đồng thời từ Phố Đông đi ra sân bay của Thượng Hải cũng rất tiện… Phố Đông - Thượng Hải đã phát triển rất tốt nhờ vào chiến lược quy hoạch hai bờ nhất quán, bổ trợ cho nhau.
Một trường hợp quy hoạch thành công khác ở ngay trong nước chính là khu Nam Sài Gòn. Được biết, KTS. Ngô Viết Nam Sơn chính là người tham gia dự án quy hoạch khu vực này vào giai đoạn 1994 -1999. Nằm đối diện Thủ Thiêm thông qua khu trung tâm hiện hữu, dù xuất phát điểm của khu Nam Sài Gòn kém hơn Thủ Thiêm nhiều lần, nhưng sau 20 năm, nơi đây lại trở thành một đô thị kiểu mẫu.
Phát triển dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu Nam Sài Gòn trở thành đô thị kiểu mẫu không chỉ bởi có quy hoạch đúng, mà còn bởi khu vực này có chiến lược phát triển rất nhất quán. Đầu tiên chính là nhờ việc chọn hình thức công tư hợp tác: liên doanh trong nước và nước ngoài cùng hợp tác để phát triển dự án này; công ty liên doanh này vừa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa vận động và tận dụng ưu đãi chính sách từ phía TP.HCM. "Không hoàn toàn phụ thuộc vào bản quy hoạch chúng tôi đưa ra, Ban Quản lý khu Nam Sài Gòn còn mời các chuyên gia tài chính quốc tế tư vấn bán khu nào trước, khu nào sau?... Nhờ vậy, trong lịch sử phát triển của Nam Sài Gòn từ năm 1993 đến nay, giá đất khu vực chưa bao giờ bị giảm, dù thị trường địa ốc hay nền kinh tế nói chung có khủng hoảng hay không", KTS. Nam Sơn cho biết.
KTS. Ngô Viết Nam Sơn hy vọng rằng nhóm quản lý mới của Thủ Thiêm sẽ học tập những kinh nghiệm từ cả hai trường hợp quy hoạch Phố Đông - Thượng Hải và khu Nam Sài Gòn để xây dựng Thủ Thiêm thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố và khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí.
Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Hòa - Viện trưởng nghiên cứu phát triển TP.HCM (nguyên giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố) cho biết, ý tưởng mở rộng trung tâm thành phố sang Thủ Thiêm có từ trước năm 1975 khi bán đảo này được xem như quỹ đất dự phòng để mở rộng trung tâm Sài Gòn với quy mô dân số ngày càng tăng.
Theo ông Nguyễn Trọng Hòa, trung tâm hiện hữu của thành phố trên địa bàn quận 1, 3 được quy hoạch, xây dựng từ thời Pháp cho một đô thị khoảng 500.000 đến 2 triệu dân. Song hiện nay dân số đã đông hơn rất nhiều, buộc TP.HCM phải mở rộng khu trung tâm mới có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thành phố đã quyết định mở rộng không gian trung tâm hiện hữu sang Thủ Thiêm và xem nó là hạt nhân cho sự phát triển của thành phố trong thế kỷ 21.
Hiện, chính sách bồi thường, hỗ trợ bổ sung cho người dân khu 4,3 héc ta Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được HĐND TP.HCM thông qua. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu các cơ quan chức năng và UBND quận 2 khẩn trương thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ để sớm ổn định cuộc sống cho người dân, đồng thời, tái khởi động dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tháng 6/2020.
Tin rằng, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân TP.HCM, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giống như Phố Đông - Thượng Hải trong tương lai gần.
- Cùng chuyên mục
Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,3-8,5% trong năm nay không phải là "mục tiêu bất khả thi" và cũng "không thể không làm".
Sự kiện - 16/07/2025 14:01
[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'
Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến khi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là thực sự cần thiết.
Sự kiện - 16/07/2025 11:03
Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
Sự kiện - 16/07/2025 08:52
Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD
Hơn 15,6 tỷ USD vốn cam kết đầu tư; hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 250 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng hội tụ tại Hải Phòng.
Sự kiện - 15/07/2025 18:52
Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.
Sự kiện - 15/07/2025 16:03
Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.
Sự kiện - 15/07/2025 09:59
Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Sự kiện - 15/07/2025 08:53
Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội
Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.
Sự kiện - 15/07/2025 07:48
Ông Đỗ Văn Trường giữ chức Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hà Nội
Chiều 14/7, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định và nghị quyết về công tác cán bộ của HĐND thành phố.
Sự kiện - 15/07/2025 06:45
Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025
Sáng 14/7, "Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Sự kiện - 14/07/2025 20:01
Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số
Tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng hay bổ sung thêm động lực tăng trưởng? Có cần tăng trưởng GDP 2 con số để đạt mục tiêu trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045? Đâu là "điểm nghẽn" cần tháo gỡ…? Nhadautu.vn đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gian về vấn đề đang được quan tâm bàn thảo hiện nay.
Sự kiện - 14/07/2025 15:22
Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.
Sự kiện - 13/07/2025 16:30
Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe
Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.
Sự kiện - 13/07/2025 09:01
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago