[Café Cuối tuần] Kinh tế Việt Nam: Một năm nhìn lại và hướng đi cho 2024

PGS.TS. TRẦN VIỆT DŨNG (*)
07:00 20/01/2024

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2023, tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức trong nước cũng như quốc tế đang chờ đón Việt Nam trong năm 2024.

Empty

Nền kinh tế năm 2024 kỳ vọng khởi sắc. Ảnh: TP.HCM

Những dấu ấn kinh tế Việt Nam năm 2023

Trong năm qua, Việt Nam phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh thuận lợi với nhiều cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua với những thành tưu đã đạt được, có thể khẳng định rằng Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu.

Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế: Năm 2023 ghi nhận nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm đạt mức khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. GDP 2023 Việt Nam tăng 5,05%, dù thấp hơn mục tiêu của Chính phủ là 6 - 6,5% song đây là mức tăng trưởng tương đối tốt và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới và của khu vực ASEAN. Lạm phát được kiểm soát tốt, với mức CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,25% so với năm 2022, thấp hơn mục tiêu đề ra. Nhìn chung, lạm phát cơ bản năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022, là mức tăng lũy kế thấp nhất kể từ đầu năm 2023. Tăng trưởng cũng đã đi vào thực chất, chất lượng tăng trưởng và vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được nâng lên. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2022, xếp thứ 46/132 nền kinh tế và dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Thứ hai, về chính sách tiền tệ: Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống khoảng 1,5-2,5% so với cuối năm trước nhờ thanh khoản hệ thống được cải thiện khi NHNN chuyển hướng điều hành CSTT nới lỏng, linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng từ quý II/2023. Về tỷ giá, dù có 2 đợt tỷ giá USD/VND biến động mạnh, song nhìn chung tỷ giá diễn biến dần ổn định hơn về cuối năm.

Thứ ba, về chính sách tài khóa: Đầu tư công năm 2023 tăng trưởng khá với mức giải ngân vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước tính đạt 625,3 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm trước và đạt 85,3% kế hoạch năm. Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển.

Thứ tư, về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Năm 2023, FDI tăng trưởng mạnh, vốn giải ngân lập kỷ lục. Tổng vốn FDI đăng ký năm 2023 tăng 32,1% so với năm 2022, chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới tăng mạnh với nhiều dự án quy mô lớn từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc…v.v. Giải ngân vốn FDI năm 2023 đạt 23,2 tỷ USD, là mức kỷ lục mới trong vòng 7 năm, tăng 3,5% so với năm 2022, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; kinh doanh bất động sản.

Thứ năm, về xã hội và môi trường: Năm 2023, bên cạnh phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội và môi trường cũng đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều năm 2023 ước giảm còn 2,93%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân được nâng lên 94%. Việt Nam cũng từng bước thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net zero) vào năm 2050 như đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26.

Thứ sáu, về công tác ngoại giao: Trong năm 2023 hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, diễn ra sôi động với hàng loạt chuyến thăm cấp cao và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và Nhật Bản, nâng tầm và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với Trung Quốc cùng với việc hoàn thành tốt nhiều vai trò quan trọng tại Liên hợp quốc, ASEAN; góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thời gian tới.

… Vẫn còn đó những điều chưa làm được

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên; trong năm qua Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung khắc phục.

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực, thế giới song chưa đạt mục tiêu đề ra (bao gồm 05 chỉ tiêu về tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội..). Nguyên nhân chủ yếu là suy giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước là thị trường lớn, truyền thống của ta…

Thứ hai, tiếp cận tín dụng còn khó khăn. Thị trường bất động sản dù được cải thiện nhưng còn trầm lắng chủ yếu do bất cập về phân khúc và vướng mắc về pháp lý. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang được tháo gỡ và tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhưng còn tiềm ẩn rủi ro. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, dự án tồn đọng còn lại gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, trong đó có việc đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm.

Thứ ba, tốc độ tăng năng suất lao động chưa đạt yêu cầu chủ yếu là do tăng trưởng chưa cao và tỷ trọng lao động phi chính thức còn nhiều. Thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đầu tư còn rườm rà. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn diễn ra ở một số nơi, do còn tâm lý e ngại, sợ sai tại một số cơ quan, cơ sở y tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với KHCN và đổi mới sáng tạo chưa chuyển biến rõ nét do cơ chế, chính sách còn chưa phù hợp với thực tiễn, đầu tư còn dàn trải, chưa hiệu quả…

Những khó khăn, thách thức trong năm 2024

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2023, tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức trong nước cũng như quốc tế đang chờ đón Việt Nam trong năm 2024.

Về các yếu tố quốc tế, có thể thấy được trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, gây nhiều khó khăn cho công tác dự báo. Cụ thể, lạm phát tại một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn sẽ ở mức cao do tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công gia tăng, tăng trưởng thương mại toàn cầu chưa thể thoát khỏi trạng thái trì trệ.

Các cuộc xung đột trên toàn cầu như xung đột Nga – Ukraine, xung Israel−Hamas kéo dài làm thế giới đối mặt với nhiều hệ lụy bao gồm việc giá năng lượng leo thang, gây cản trở giao thông, vận tải hàng hóa dịch vụ, khiến chi phí logistics trở nên đắt đỏ hơn, gia tăng bất ổn tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu dẫn đến triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2024 vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Bên cạnh đó, các hiện tượng tự nhiên như biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán diễn biến bất thường và cực đoan hơn trên phạm vi toàn cầu, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, đang trong quá trình chuyển đổi, đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, vừa phải ứng phó với những tác động, ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, vừa phải giải quyết những hạn chế, bất cập nội tại, nhất là về năng lực sản xuất, doanh nghiệp, cơ cấu đầu tư, thị trường, sự phụ thuộc vào khu vực FDI, xuất khẩu...

Ở trong nước, động lực tăng trưởng truyền thống nhìn chung còn yếu, động lực mới chưa rõ ràng nên năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tác động từ sự suy giảm của kinh tế thế giới dồn nén từ thời Covid-19 khả năng cao vẫn sẽ tác động tới Việt Nam ít nhất đến hết nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận dấu hiệu mới tích cực, khả quan hơn.

Xét trên từng khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức trước bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, cầu thế giới yếu, thị trường thế giới thu hẹp, lưu thông và luân chuyển hàng hóa thương mại thế giới còn khó khăn do giá cả tăng, khan hiếm nguyên vật liệu. Với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước, tình trạng lượng đơn hàng giảm, chi phí đầu vào cao có lẽ vẫn sẽ là những thách thức khó tránh khỏi trong năm 2024. Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng cũng sẽ tác động tiêu cực tới nhiều ngành sản xuất có liên quan. Đầu tư của khu vực tư nhân vẫn ở mức yếu do các doanh nghiệp chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, giá nguyên vật liệu tăng và gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam năm 2024

Năm 2023 là một năm khó khăn với nhiều thách thức hơn cơ hội cho kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thành công của kinh tế Việt Nam khi giữ được mức tăng trưởng kinh tế 5% là không thể phủ nhận. Trong thành công đó có sự đóng góp quan trọng từ sự điều hành kịp thời, sát thực tế, hiệu quả, của các cơ quan Chính phủ. Bước sang năm 2024 cũng là năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm 2021-2025. Do đó, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương cũng sẽ dốc toàn lực cho chặng đường về đích này. Để giữ vững đà tăng trưởng này, chúng ta cần tập trung vào các giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục duy trì sự ổn định chính trị và xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Theo đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường, việc duy trì được một nền tảng vĩ mô ổn định và đảm bảo được môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp có thể an tâm hoạt động sản xuất, thu hút được các dòng vốn đầu tư nước ngoài mới cũng như cải thiện hoạt động đầu tư tư nhân. Từ đó, tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, về chính sách tiền tệ, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì lãi suất ở mức vừa phải, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và kiểm soát tốt thị trường vàng, điều chỉnh linh hoạt, kịp thời theo diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, cài thiện các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thứ ba, về chính sách tài khóa, mở rộng đầu tư công theo hướng phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, kiểm soát tốt cán cân thu chi ngân sách nhà nước cũng như vấn đề nợ công quốc gia, xem xét tiếp tục thực hiện các ưu đãi về thuế, phí, lệ phí với các lĩnh vực trọng tâm, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt thủ tục về thuế, tránh làm thất thoát NSNN.

Thứ tư, kết hợp đồng bộ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, và các chính sách kinh tế khác như thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất ưu tiên, đẩy mạnh liên kết vùng, tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

Thứ năm, về thể chế. Đây là một điểm sáng năm 2023 khi trong năm, nhiều chủ trương, hành động quyết liệt đã được Đảng, Chính phủ triển khai nhằm minh bạch và lành mạnh hóa hệ thống chính trị của chúng ta. Thể chế tốt sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế thông qua khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút các dòng vốn quốc tế, và cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế sẽ là một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

(*) Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

  • Cùng chuyên mục
Cổ phiếu QCG tăng trần sau thông tin bà Như Loan được tại ngoại

Cổ phiếu QCG tăng trần sau thông tin bà Như Loan được tại ngoại

Khi được tại ngoại, bà Nguyễn Thị Như Loan sẽ tiếp tục đồng hành cùng HĐQT và Ban Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Tài chính - 26/11/2024 10:11

Đằng sau biến động 'ghế nóng' REE Corporation

Đằng sau biến động 'ghế nóng' REE Corporation

Sau gần 5 năm chuyển giao thế hệ, bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc REE Corporation ở tuổi 72. REE hiện có quy mô tổng tài sản hơn 1,4 tỷ USD.

Tài chính - 26/11/2024 10:08

Việt Nam – Trung Quốc thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Việt Nam – Trung Quốc thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Hai cơ quan chứng khoán Việt Nam và Trung Quốc sẽ có các cuộc trao đổi thường xuyên hơn để cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/11/2024 07:00

Sắp 'bơm' gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Sắp 'bơm' gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng.

Tài chính - 25/11/2024 16:09

Biến chuyển mới tại VNC Construction

Biến chuyển mới tại VNC Construction

Sau khi rời “ghế” HĐQT và Tổng Giám đốc Vinahud, ông Nguyễn Minh Tuấn đã nhận các cương vị mới tại CTCP VNC Construction. Đây là pháp nhân dự kiến nhận chuyển nhượng từ Vinahud toàn bộ phần vốn Mê Linh Thịnh Vượng – đơn vị nắm gần 40% vốn dự án Làng hoa Tiền Phong.

Tài chính - 25/11/2024 13:28

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị xử phạt gần 1,4 tỷ đồng?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị xử phạt gần 1,4 tỷ đồng?

Vi phạm nhiều lỗi, Công ty chứng khoán Smart Invest bị UBCKNN xử phạt với tổng số tiền 1,3975 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là các hoạt động cho vay trái quy định, không tách biệt tài sản của khách hàng...

Tài chính - 25/11/2024 07:00

Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động, lãi suất rục rịch đi lên

Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động, lãi suất rục rịch đi lên

Theo thống kê, đã có 13 ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 11. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng tín dụng đang cao gấp đôi tăng trưởng huy động, gây áp lực lên thanh khoản hệ thống ngân hàng về cuối năm.

Tài chính - 24/11/2024 13:27

Giảm 77% từ đầu năm, chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FIR?

Giảm 77% từ đầu năm, chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FIR?

Trong cả năm 2024 (niên độ 1/10/2023 – 30/9/2024), First Real báo lãi vỏn vẹn 222,8 triệu đồng, kém xa cùng kỳ năm trước đạt hơn 19 tỷ đồng. Với kết quả này, First Real mới chỉ hoàn thành 0,2% mục tiêu lợi nhuận.

Tài chính - 24/11/2024 13:25

2 nhà băng thông báo đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node

2 nhà băng thông báo đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node

BIDV và MSB cùng rao bán khoản nợ tại Tài Nguyên với tổng dư nợ hơn 6.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là dự án Kenton Node tại Nhà Bè, TP.HCM.

Tài chính - 24/11/2024 11:49

Danh tính Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland

Danh tính Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland

Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland, được thành lập vào năm 1994, và là một trong 3 công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam.

Tài chính - 24/11/2024 08:58

Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột từ trần trong khi cổ phiếu lên như ‘diều gặp gió’

Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột từ trần trong khi cổ phiếu lên như ‘diều gặp gió’

Cổ phiếu NO1 ghi nhận đà tăng giá gấp đôi trong 3 tháng qua. Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua bán xe ôtô và dịch vụ cho thuê pin với VinFast vào quý II/2025.

Tài chính - 24/11/2024 08:57

Chứng khoán SSI bị phạt tiền tỷ vi phạm thuế

Chứng khoán SSI bị phạt tiền tỷ vi phạm thuế

Chứng khoán SSI bị phạt số tiền hơn 7,3 tỷ đồng do các vi phạm về thuế. Lợi nhuận công ty tăng trưởng đều đặn nhưng thị phần môi giới đi xuống 4 quý liên tiếp.

Tài chính - 23/11/2024 18:12

Xây lắp Thừa Thiên Huế làm ăn ra sao khi trở thành công ty liên kết với HDC?

Xây lắp Thừa Thiên Huế làm ăn ra sao khi trở thành công ty liên kết với HDC?

CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu hiện là cổ đông lớn nhất tại Xây lắp Thừa Thiên Huế khi nắm 37,19% vốn điều lệ.

Tài chính - 23/11/2024 14:36

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30