[Café cuối tuần] Không cần xác nhận, dán tem đào rừng!

NGUYỄN THÀNH PHONG
06:30 23/01/2021

Hiện đang có chuyện đào từ rừng về phải có giấy xác nhận, phải được dán tem là đào trồng. Ghi nhận việc này là các địa phương đã tìm cách hỗ trợ bà con, nhưng phải nói luôn, là không cần thiết.

Mặc dù, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã phát ngôn, nói rõ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng là không cấm việc kinh doanh, mua bán, tiêu thụ cây, cành hoa đào trồng trên... rừng.

Mặc dù, mới đây nhất, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tự do khai thác, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng cây và cành đào, mai. Tuyệt đối không được gây khó khăn, không làm phát sinh thủ tục hành chính và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

1-hoa-dao

Tuy nhiên, việc kinh doanh cành hoa đào trồng từ rừng về hiện nay vẫn đang rất... chán ngán và thưa vắng... Một xe ô tô chở cành đào từ rừng về phố mà thành ra như một sự kiện trên báo chí. Xe cành đào ấy có giấy xác nhận và từng cành đào được dán tem, cảnh sát giao thông đã kiểm tra và... cho đi bình thường.

Mọi năm, vào thời điểm giáp Tết thế này thì khác hẳn, nhộn nhịp lắm.

Ở trên vùng cao, một số hộ trồng đào bán cành dịp Tết đang buồn bã ngồi nhìn vườn đào chả có mấy ai hỏi mua mà ruột gan nóng như lửa đốt. Họ đã và đang nhắn gửi, trông cậy nhiều vào báo chí và cả mạng xã hội nữa, làm sao "giải cứu" giúp cho họ...

***

Việc trồng đào để bán cành cho dưới xuôi chơi dịp Tết là do bà con trên miền núi sáng tạo, nắm bắt nhu cầu mà đầu tư trên đất ít giá trị để mong có thêm chút thu nhập dịp Tết. Mà cũng chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm, chưa có bài bản, chưa có quy mô gì to tát. Vì mới mẻ nên hiệu quả kinh tế cũng rất... phập phồng và mông lung. Là do các nguyên nhân sau đây:

- Những người mua đào trên ấy về bán dưới xuôi dịp Tết thường là dạng kinh doanh tài tử, đáp ứng thú chơi của mình là chính. Vì là chơi, là kinh doanh tài tử, nên thấy rắc rối thì thôi, chả dại nhọc công nữa...

- Mang đào từ rừng về bán cũng đầy rủi ro, không có nhiều kinh nghiệm để chọn đào nở hoa đúng lúc là thành củi rác, lại dễ bị làm luật trên đường, về bán thì không có mặt bằng chắc chắn, dễ bị xua đuổi và phạt tiền, lại phải cạnh tranh với đủ loại hoa khác, cuối cùng, thì trừ đi các chi phí, lời lãi chả đáng bao nhiêu.

- Việc kinh doanh mua bán cành đào từ rừng, cả năm chỉ diễn ra trong một thời điểm khá ngắn, thắng thua, được mất cũng chỉ trong vài ngày thôi, nên không là cơ hội bền chắc để tính toán đầu tư dài lâu.

- Người trồng đào ở miền núi, đa số cũng là tài tử. Kinh nghiệm canh tác, cách làm cho cây ra và nở hoa vào thời điểm thích hợp đều chưa nhiều tích lũy, nên may ra thì bán được, không may thì để đấy mà... tự ngắm sau Tết.

- Năm nay lại ảnh hưởng nặng nề về suy giảm sâu thu nhập do tác động của đại dịch COVID. Nếu có được một cái Tết tàm tạm, là đã vui rồi. Vì thế nhu cầu chơi hoa, cây cảnh nói chung, chơi đào từ rừng nói riêng, cũng sẽ theo xu thế này...

Với những lý do như trên, chắc là chưa đầy đủ, cộng thêm với ý kiến chỉ đạo chưa thật chuẩn xác từ các cơ quan chức năng, thì tình hình kinh doanh mua bán đào trồng trên rừng năm nay chắc chắn rất ảm đạm.

***

Hiện đang có chuyện đào từ rừng về phải có giấy xác nhận, phải được dán tem là đào trồng. Ghi nhận việc này là các địa phương đã tìm cách hỗ trợ bà con, nhưng phải nói luôn, là không cần thiết.

Nhiều người có trách nhiệm ở miền núi đã khẳng định là không có đào rừng và rừng đào. Lý thuyết về lâm sinh và trải nghiệm cũng đã rất rõ điều đó. Vậy thì toàn bộ đào mang từ rừng về đều là đào trồng, cần gì phải xác nhận với dán tem không phải đào rừng? Làm điều ấy rõ ràng là phát sinh thủ tục, thêm mất thời gian và cũng... tốn tiền. Chưa kể, cũng là một cơ hội phát sinh tiêu cực các loại.

Vấn đề bây giờ là hãy để việc kinh doanh mua bán đào rừng diễn ra bình thường như các dịp Tết trước đây. Tốt hơn nữa thì hãy động viên, kêu gọi mọi người ủng hộ việc này để thành một nét đẹp văn hóa và việc kinh doanh, mua bán đào từ rừng về đi vào nề nếp, bài bản hơn vào những năm sau.

Hiện nay, trồng đào bán cho người chơi ở vùng miền núi chưa có thu nhập đáng kể. Nhưng việc ấy là một gợi ý cho công cuộc phát triển, tạo nên sự phong phú, đa dạng các loại cây trồng mang lại thu nhập ở vùng đất còn khó khăn này.

Tây Bắc đang chuyển mình thành một miền cây ăn quả, miền trồng hoa thương mại lớn của đất nước. Trồng đào bán cành hay cây hoa là một trong nhiều hướng canh tác. Ngày Tết, nhà ở dưới xuôi mà có cành đào từ rừng núi trưng lên thì càng thêm gắn bó, thêm yêu các vùng quê, yêu đất nước của mình hơn.

Vấn đề bây giờ là cần nuôi dưỡng, khuyến khích và bồi đắp cho nét đẹp ấy trở thành văn hóa, việc phục vụ văn hóa ấy trở thành một công việc kinh doanh có nề nếp và bài bản. Đến được như thế, thì cây đào trồng trên rừng mới bắt đầu có giá trị thương mại thực sự. Và từ đây thì mới là thời điểm thích hợp để nghĩ đến việc dán tem và thu các loại thuế từ loại hình canh tác và kinh doanh này nhằm đóng góp chung cho xã hội.

  • Cùng chuyên mục
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.

Sự kiện - 12/03/2025 17:56

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Sự kiện - 12/03/2025 13:13

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.

Sự kiện - 12/03/2025 06:27

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.

Sự kiện - 11/03/2025 14:14

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.

Sự kiện - 11/03/2025 12:38

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...

Sự kiện - 11/03/2025 10:00

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Sự kiện - 11/03/2025 09:44

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.

Sự kiện - 10/03/2025 17:13

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Sự kiện - 10/03/2025 15:15

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.

Sự kiện - 10/03/2025 10:38

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.

Sự kiện - 10/03/2025 10:23

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.

Sự kiện - 10/03/2025 06:22

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.

Sự kiện - 09/03/2025 12:32

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?

Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.

Sự kiện - 09/03/2025 08:37

Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 178/2024 để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.

Sự kiện - 09/03/2025 08:24

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau

Sự kiện - 08/03/2025 22:00