[Café cuối tuần] Doanh nhân thời COVID-19: Khi trách nhiệm lớn hơn toan tính thông thường

Nhàđầutư
COVID-19 có thể sẽ tạo nên những vết sẹo không dễ quên trong nhiều doanh nhân Việt. Nhưng ở một góc độ khác, chính khó khăn không thể hình dung hết của dịch bệnh đã đánh thức trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước của cả một thế hệ doanh nhân.
KHÁNH AN
23, Tháng 10, 2021 | 07:53

Nhàđầutư
COVID-19 có thể sẽ tạo nên những vết sẹo không dễ quên trong nhiều doanh nhân Việt. Nhưng ở một góc độ khác, chính khó khăn không thể hình dung hết của dịch bệnh đã đánh thức trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước của cả một thế hệ doanh nhân.

592744B7-9A10-4CED-A2EB-E8D4FDE8A6CA

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh:VGP

Cuộc chiến bất đắc dĩ

“Chống giặc có khi còn dễ hơn chống COVID-19, vì còn nhìn được, đánh giá được...”, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hà nói khi đợt bùng dịch Covid-19 đang có nhiều dấu hiệu tích cực, kế hoạch tái khởi động nền kinh tế đang được Chính phủ thiết lập.

Là doanh nghiệp có nhiều nhà  máy, đặt ở nhiều địa phương, ông Sơn và Sơn Hà đã “trải nghiệm đủ cả” các thang bậc do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Ông kể, nhà máy ở Bình Dương, Cần Thơ, Bắc Ninh và cả Nghệ An đều từng bị phong tỏa. Có nhà máy vì có F0, có nhà máy là đóng cửa chủ động.

“Nhưng điều tôi cảm thấy an tâm là cơ bản các nhà máy của chúng tôi đã quay trở lại và giữ được nhân sự”, ông Sơn kể.

Thực tế, không phải doanh nhân nào cũng có thể nói đến điều này. Chỉ tính riêng tháng 9/2021, trên Hệ thống Quản lý đăng ký doanh nghiệp đã ghi nhận hơn 5.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây là con số rất thấp so với thực tế, vì nhiều doanh nghiệp ở khu vực TP.HCM, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ dù dừng hoạt động, nhưng không thể tiến hành các thủ tục hành chính theo yêu cầu. Đó là chưa kể các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động do không thể đảm bảo các điều kiện của mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”...

Nhưng với những doanh nghiệp đang hoạt động được như doanh nghiệp của ông Sơn, khó khăn không đếm hết, dù Sơn Hà là doanh nghiệp đa ngành, có nhiều hoạt động bổ trợ.

“Năm ngoái, khi thị trường thế giới chao đảo bởi COVID-19, chúng tôi tập trung vào nội địa. Hiện tại, mảng xuất khẩu đang là giải pháp để doanh nghiệp duy trì dòng tiền. Tuy nhiên, chi phí logicstics lên quá cao, gấp cả 10 lần, nên không có lợi nhuận. Nhưng phải làm để có việc làm, tận dụng cơ hội thị trường khi mà nhiều nhà cung cấp có thể sẽ dừng”, ông Sơn chia sẻ cách thức ứng phó với cuộc chiến bất đắc dĩ, nằm ngoài mọi dự đoán nên việc được mất không thể tính theo cách thông thường.

Tâm tư giữa tâm dịch

Nếu tính từ đầu thế kỷ 21 đến nay, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp non trẻ của Việt Nam đã trải qua 3 lần khó khăn lớn, có thể gọi là khủng hoảng. Lần như nhất là những năm 1998-1999, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp Việt Nam đa phần còn mới, chủ yếu hoạt động trong nội địa, nên ảnh hưởng không nhiều.

Lần thứ hai là 10 năm sau, khoảng 2008-2011, do khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong nước. Năm 2011 là năm đầu tiên trong Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia ghi nhận tình trạng doanh nghiệp dừng hoạt động hàng loạt.

Lần này là lần thứ 3 nhưng được liệt vào dạng “khủng hoảng chưa từng có”. Không chỉ tỷ lệ dừng, đóng cửa cao mà ngay cả nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự cũng cho biết chỉ còn dòng tiền duy trì hoạt động vài ba tháng, nhiều doanh nghiệp chưa biết sẽ tái khởi động thế nào khi được phép vì tình trạng lao động trở về quê khó quay lại...

Tất cả những điều này đều được các doanh nhân thẳng thắn nhìn nhận, nêu rõ trong các báo cáo gửi tới Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương mỗi khi có dịp. Thậm chí, trong các cuộc làm việc trực tuyến liên tục trong suốt thời gian các địa phương khu vực phía Nam thực hiện giãn cách, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được nêu từng ngày, từng địa bàn cụ thể. Các giải pháp cũng được đề xuất đi kèm, thay vì những lời kêu ca đơn thuần.

Nhưng khác với các lần khủng hoảng trước, trong những điểm đầu tiên trong các khuyến nghị chính sách hỗ trợ mà các doanh nghiệp gửi đi thường được dành để đề xuất hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ kết nối để không đứt chuỗi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp để kịp tiến độ các đơn hàng đã ký... Ngay cả các đề xuất hỗ trợ trực tiếp, ưu tiên vẫn là được vay ưu đãi để trả lương.

“Lao động luôn là tài sản lớn của doanh nghiệp và cũng đang là điều kiện tiên quyết để các kế hoạch tái khởi động của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang tìm cách phục hồi”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) lý giải.

Là đại diện của các doanh nghiệp ngành thủy sản, nên ông Nam có mặt ở hầu hết các cuộc làm việc giữa các doanh nghiệp, nắm được tâm tư của các doanh nhân dù đóng cửa vì không đủ điều kiện thực hiện mô hình “3 tại chỗ” nhưng vẫn cố gắng trả lương để giữ chân lao động. Thậm chí, vào thời điểm Chính phủ chưa có kế hoạch tiêm vắc - xin miễn phí cho toàn dân, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị được chi khoản tiền này cho người lao động và gia đình.

8426F3CE-F8CE-4B0C-9B18-C0E8482C7B6E

Gặp mặt các doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10), Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những đóng góp, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng doanh nhân và khẳng định tiếp tục chia sẻ, đồng hành với đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Ảnh VGP

Những ngày không chỉ nghĩ về kinh doanh

Hơn 120 ngày qua với ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và nhiều hội viên của Hội không có ngày nghỉ. Nhưng trong lịch công tác hàng ngày, nhiều hoạt động lần đầu tiên xuất hiện.

Đó là các chuyến đi đến bệnh viện để hỗ trợ tiền lương cho F0 ở lại bệnh viện, tham gia chống dịch trong Chương trình ATM F0 mà Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khởi xướng. Đó là các chuyến đi làm việc với các doanh nghiệp cơ khí, để bàn thảo việc chuyển sang sản xuất o-xy y tế cung cấp cho Chương trình ATM Oxy...; bàn với các cơ sở y tế tư nhân để cung cấp nhân lực cho Chương trình ATM nhân lực...

Hiện tại, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang vận động hội viên tham gia Chương trình ATM yêu thương, nhận bảo trợ, đỡ đầu trẻ em bị mồ côi cha, mẹ do COVID-19.

Ông Đặng Hồng Anh và Tập đoàn TTC đã tiên phong nhận bảo trợ và đỡ đầu 7 cháu đầu tiên do Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM cung cấp danh sách và thẩm định, trung bình một em sẽ nhận bảo trợ với chi phí 120 - 216 triệu đồng trong thời gian là 10 - 18 năm.

“Nếu trong thời gian chương trình hoạt động và chu kỳ hỗ trợ các cháu vẫn còn hiệu lực mà có thay đổi về vị trí Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, người kế nhiệm vẫn có thể tiếp tục hoạt động vì Quỹ “ATM Yêu thương” được tách bạch với các Quỹ khác và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cam kết hỗ trợ đến khi các cháu có trong danh sách nhận bảo trợ đủ 18 tuổi”, ông Đặng Hồng Anh chia sẻ.

Đây chỉ là số ít những hoạt động liên quan đến phòng, chống COVID-19 mà cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã khởi xướng, tham gia trong vài tháng qua, với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Nhìn vào các con số hơn 8.700 tỷ đồng tính đến đầu tháng 1/10/2021và vẫn tăng lên hàng ngày của Quỹ Vắc-xin phòng COVID-19 mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động hồi đầu tháng 6/2021, doanh nghiệp Việt chiếm phần lớn, trong đó có cả những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

22303819-CB08-4C95-8362-0FB862D1946C

Các doanh nghiệp tham dự buổi gặp mặt Thủ tướng Chính phủ nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Ảnh: VGP

Thế hệ doanh nhân trách nhiệm

Ngay lúc này, cuộc chiến chống COVID-19 đã chuyển giai đoạn, từ Zero COVID-19 sang chung sống an toàn, với mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, các doanh nhân cũng không muốn chậm chân trong các kế hoạch.

Liên tiếp trong thời gian Chính phủ thảo luận về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cũng họp liên tục. Có những cuộc làm việc trực tuyến kéo dài tới 10 giờđêm, bàn tới cả các vấn đề thuộc về y tế vốn không phải là tay phải của các doanh nhân.

Nhưng, nhiều doanh nhân, như ông Đặng Hồng Anh hay ông Lê Vĩnh Sơn đều nói, không thể ngồi yên, khi doanh nghiệp sẽ hiểu hơn ai hết về nhu cầu sản xuất an toàn, đòi hỏi chuỗi sản xuất, cung ứng an toàn... nên muốn tham gia ngay từ đầu cùng chính quyền địa phương, các bộ, ngành. Đây là lý do các doanh nhân đề nghị được tham gia vào các tổ phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp các cấp, đề xuất chính quyền địa phường ngồi cùng doanh nghiệp lên kịch bản mở cửa và kịch bản tái cơ cấu, định vị lại các hoạt động kinh doanh trong tình hình mới... Chỉ khi đó, kịch bản chung mới dành cho tất cả, chấm dứt tình trạng cát cứ, không  phù hợp như đã từng xảy ra trong giai đoạn chống dịch.

Chưa bao giờ vai trò và sự sẵn sàng góp công, góp của, sức lực với nền kinh tế của doanh nhân Việt lại nổi rõ như vậy.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ