[Cafe cuối tuần] Đánh thức Vân Đồn - 'người đẹp đang ngủ quên'

Nhàđầutư
Những năm gần đây Quảng Ninh được ví như “người đẹp ngủ quên” được đánh thức và vườn mình mạnh mẽ, trong đó Vân Đồn được xem là điểm nhấn mang tính chiến lược không chỉ của tỉnh mà còn của cả nước trong phát triển kinh tế, xã hội.
TƯỜNG VI
07, Tháng 11, 2020 | 06:51

Nhàđầutư
Những năm gần đây Quảng Ninh được ví như “người đẹp ngủ quên” được đánh thức và vườn mình mạnh mẽ, trong đó Vân Đồn được xem là điểm nhấn mang tính chiến lược không chỉ của tỉnh mà còn của cả nước trong phát triển kinh tế, xã hội.

Anh 1

Một góc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Có lẽ, chưa bao giờ mà lãnh đạo tỉnh, huyện và các sở ngành lại “gần” và “sâu sát” với doanh nghiệp (các nhà đầu tư) đến như vậy. Từ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến các Phó Chủ tịch UBND tỉnh gần như thay phiên nhau đến những công trường các dự án trọng điểm, những dự án “đua tiến độ”; tổ chức liên tiếp những cuộc họp, đối thoại với các nhà đầu tư để thảo gỡ khó khăn, vướng mắc…

Đáng nói hơn, những cuộc “gặp gỡ, chuyện trò” ấy luôn cụ thể, chi tiết và có “đáp số” cho từng vấn đề; cho từng doanh nghiệp; cho từng dự án… Tất cả để Quảng Ninh nói chung và những địa phương được xem là “điểm nhấn” (như điểm đến Vân Đồn chẳng hạn) phải nhanh có nơi ở đàng hoàng (những khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp...), những khu vui chơi đặc thù và xứng tầm và cả những nơi khách trong và ngoài nước có thể tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị kết hợp nhiều loại hình du lịch chất lượng cao.

Việc áp dụng các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước là cần thiết và đã, đang phát huy tác dụng đối với Quảng Ninh. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư thì “sức hút” đến với địa phương này ngoài thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế thì còn là công tác cải cách thủ tục hành chính và đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo Đảng, chính quyền thuộc “tóp” năng động và quyết liệt bậc nhất. Điều này thực sự là động lực lớn đối với doanh nghiệp khi quyết định đầu tư ở vùng đất địa đầu tổ quốc này.

Một nhà đầu tư thuộc loại “lão làng” khi bộc bạch về “sức hút đầu tư” của Quảng Ninh chỉ ngắn gọn rằng: “Chẳng thảm đỏ nào thu hút nhà đầu tư bằng lãnh đạo Tỉnh chịu nghe, chịu chia sẻ với nhà đầu tư dù bất kể thời gian, hoàn cảnh nào để có sự đồng hành đích thực…”. Một trong những vị lãnh đạo trẻ thuộc thế hệ “7X” mà được các nhà đầu tư rất ấn tượng và “nể” về độ nhiệt huyết, quyết liệt và cũng rất “tâm lí” trong giai đoạn vừa qua như ông Nguyên Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịnh UBND tỉnh (vừa nhận chức Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên), ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnhQuảng Ninh…

Tại nhiều cuộc họp, gặp gỡ đối thoại doanh nghiệp hay khi nghe báo cáo tiền khả thi các dự án, ngoài ý kiến ở góc độ quản lý, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh còn cởi mở trao đổi những kinh nghiệm, những xu thế, nhu cầu mà mình lĩnh hội, thấy được trong quá trình công tác và truyền lại cho doanh nghiệp. Ví dụ như khi nói về tổ hợp khách sạn 5 sao ở Vân Đồn, sau khi nghe nhà đầu tư báo cáo, lãnh đạo tỉnh đã chỉ ra việc nhà đầu tư chưa tính đến yếu tố đặc thù của khách từng nước; hay dự án chưa thấy có những hạng mục dành cho tổ chức hội thảo, hội nghị đạt tiêu chuẩn và đẳng cấp mà thực tế nhu cầu này rất lớn và có tính chất “mồi câu” kéo khách đến với mình. Ngoài ra, còn rất nhiều thông tin cụ thể, thực tế thiết thực khiến các nhà đầu tư rất tâm đắc về cái tầm, trách nhiệm và sự sâu sát, thực tế của lãnh đạo tỉnh.

Nói về chiến lược đầu tư để Vân Đồn sớm trở thành điểm đến như mong đợi, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương đã định hướng các nhà đầu tư “mạnh tay” hết mức về mảng dịch vụ, thương mại, không đầu tư phát triển quá mức về đô thị (giảm tỷ lệ đất ở) nhằm có những dự án chất lượng, thu hút được du khách và đàm bảo hài hòa, bền vững. Để đồng hành cùng các nhà đầu tư tạo nên sự khác biệt đó, Quảng Ninh đã mạnh dạn có những đề xuất với Trung ương về những cơ chế hỗ trợ, thậm chí là cơ chế đặc thù nhằm có được sự đột phá trong tương lai gần. Và Vân Đồn sẽ là một điển hình như vậy.

Vân Đồn càng được lan tỏa hơn khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1856/QĐ-TTg). Theo Quy hoạch này thì đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất đạt 5,6 tỷ USD, tương ứng GRDP đạt 1,6 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 10% giá trị xuất khẩu. Tốc độ tăng dân số trung bình trong các giai đoạn đến 2020, 2021-2025, 2026-2030 tương ứng là 6%, 11%, 8%. Quy mô dân số tăng từ 52.000 người năm 2019 lên 140.000 người vào năm 2030.

Mục tiêu đến 2050, xây dựng, phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; là trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch, sản xuất sản phẩm cao cấp và dịch vụ; phấn đấu là thành phố hiện đại, thông minh, một nơi hấp dẫn để mọi người đến sinh sống, làm việc, vui chơi hòa hợp với thiên nhiên. Vân Đồn tạo lập môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn kết hợp với xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ để phát triển ngành Du lịch. Phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch.

Với bức tranh đầu tư của Quảng Ninh nói chung và Khu kinh tế Vân Đồn nói riêng, có thể thấy rõ sự đột phá từ cơ chế chính sách đến hoạt động đầu tư diễn ra hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tế ở địa phương này đi song hành với vị trí đắc địa trong phát triển kinh tế thì nơi đây cũng là vùng đất tiền tiêu của Tổ Quốc, gắn với an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách (nhất là cấp tỉnh) cũng như lựa chọn, giám sát đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp cũng cần có sự thận trọng.

Điển hình như Khu Kinh tế Vân Đồn là vùng đất rất đặc biệt, vừa biển đảo, vừa có bề dày về lịch sử văn hóa (Thương cảng cổ Vân Đồn là nơi giao thương quốc tế đầu tiên của Việt Nam lại là khu vực có môi trường tự nhiên, dân cư đặc thù nằm trong vịnh Bãi Tử Long…) nên cần có sự đầu tư, phát triển hài hòa giữa các lợi ích (kinh tế, an ninh quốc phòng, doanh nghiệp và người dân địa phương).

Hài hòa giữa chính các doanh nghiệp nhằm tránh những xung đột dẫn đến khủng hoảng thừa (kiểu mạnh ai người ấy làm) hay sự phân biệt, “ưu ái” quá mức giữa nhà đầu tư “chiến lược” và nhà đầu tư “thường” dễ đi đến tình trạng dự án treo, hay tài nguyên đất đai bị thâu tóm, sử dụng kém hiệu quả; và cuối cùng là cần có chính an sinh cụ thể, bền vững đối cho tất cả người dân địa phương cũng như các nhà đầu tư nhằm tạo ra một điểm đến đẳng cấp thực sự như mong đợi.   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ