[CAFÉ CUỐI TUẦN] Chất vấn kỳ họp thứ 7: Nóng mà nguội

Nhàđầutư
Cử tri và dư luận cho rằng các nhóm vấn đề ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội XIV chưa đủ 'nóng', chưa đáp ứng mong mỏi của người dân, đặc biệt là tăng giá xăng, giá điện.
TRẢM PHONG
01, Tháng 06, 2019 | 08:57

Nhàđầutư
Cử tri và dư luận cho rằng các nhóm vấn đề ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội XIV chưa đủ 'nóng', chưa đáp ứng mong mỏi của người dân, đặc biệt là tăng giá xăng, giá điện.

Từ ngày 4-6/6, các Bộ trưởng Bộ Công an, Xây dựng, GTVT, VH, TT&DL được chọn lên "ghế nóng" tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Các tư lệnh ngành này sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội theo nhóm vấn đề.

Phiên chất vấn được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, chương trình, nội dung phiên chất vấn sau khi được công bố khiến người dân "thất vọng", bởi nhiều vấn đề nóng như: giá điện, giá xăng tăng; bạo lực học được, giáo viên xâm phạm tình dục đối với học sinh, loạn sách giáo khoa, gian lận thi cử; tình trạng chạy chức chạy quyền; tham nhũng... sẽ không được các đại biểu Quốc hội chất vấn.

Đáng chú ý, nhóm nội dung liên quan đến ngành Công Thương và đề xuất chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh không được đưa ra trong khi rất nhiều vấn đề của ngành này đang được đặc biệt quan tâm.

Trả lời vấn đề này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Văn phòng Quốc hội chỉ thu được 3 ý kiến đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương. Trong 9 nhóm vấn đề xin ý kiến để chất vấn thì có Bộ Công Thương gửi phiếu xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội trước một tháng để đề nghị các văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu gửi nội dung liên quan tới vấn đề chất vấn.

tran-tuan-anh

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh không được chọn chất vấn tại kỳ họp thứ 7. Ảnh: Bảo Lâm.

"471 phiếu mà chỉ có 3 phiếu đề xuất chất vấn Bộ trưởng Công Thương thôi, như vậy ít quá", ông Phúc nói. Dư luận đặt ra câu hỏi về việc này: 468 đại biểu dân cử ở đâu mà không đề xuất chất vấn những bức xúc của cử tri và nhân dân?

Đề cập vấn đề này, viết trên trang Facebook của mình, nhà báo Nguyễn Quyết chia sẻ: "Các phóng viên Quốc hội thử phỏng vấn 10 đại biểu bất kỳ (quay clip hay livestream càng tốt) xem trong số ấy có bao nhiêu người trả lời muốn chất vấn Bộ trưởng Công Thương hay không?

Nếu trên 3 đại biểu "say yes" thì biết là thế nào rồi đấy! Hoặc nếu tập thể đại biểu Quốc hội từ chối thay mặt cho người dân để chất vấn vì lý do nào đó, thì các báo thử đi phỏng vấn những người bên ngoài nghị trường này xem sao?".

Bạn đọc của Nhadautu.vn Nguyễn Trung Hiếu (ở khu đô thị Nam An Khánh, Hà Nội) cũng nghi ngờ: "Chủ đề nóng được cử tri cả nước quan tâm sao không được chất vấn. Có thực sự là chỉ có 3 đại biểu muốn chất vấn Bộ trưởng Công Thương không?".

Lĩnh vực giáo dục cũng "nóng" không kém công thương nhưng các đại biểu Quốc hội cũng không đặt lên hàng đầu.

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV cho hay cử tri và nhân dân tiếp tục quan tâm, theo dõi việc xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La; hoan nghênh việc các cơ quan chức năng đã kiên quyết điều tra, xử lý sai phạm.

"Đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm và công khai các đối tượng có liên quan đến vi phạm. Nhất là đối với những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thống nhất cách xử lý đối với các thí sinh gian lận điểm thi, bảo đảm công bằng xã hội", báo cáo nêu rõ.

Về nạn bạo lực học đường, cử tri nhiều tỉnh đã kiến nghị từ nhiều kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã kiến nghị tại kỳ họp thứ 6. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường, bạo hành trẻ em tại một số cơ sở giáo dục vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, cả khu vực nông thôn và thành thị, có dấu hiệu gia tăng kể cả số lượng và mức độ nghiêm trọng đối với từng vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh và phụ huynh.

Cụ thể, vụ việc nữ sinh ở Hưng Yên bị bạn cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, quay clip đưa lên mạng; và một số vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua ở Hải phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Bình...

Theo báo cáo số 757/BC-BGDĐT ngày 31/8/2018, năm học 2017 – 2018, có trên 2.000 vụ học sinh đánh nhau và vi phạm pháp luật (trung bình khoảng 6 vụ/ngày). Sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường và thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng gây bức xúc trong nhân dân.

Hay, tình trạng "chạy chức, chạy quyền", "chạy" thi tuyển dụng, thi chuyển ngạch công chức, viên chức… vẫn tồn tại mà rất ít được phát hiện và xử lý; "tham nhũng vặt” chưa được khắc phục. Những vấn đề đáng quan tâm, lo ngại của cử tri và nhân dân như thế mà không được đưa chất vấn tại kỳ họp này khiến dư luận bất bình.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, một nguyên lãnh đạo Quốc hội cho rằng phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 7 thực ra "nguội" chứ không "nóng" như mong đợi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ