Các quốc gia trên thế giới làm gì để 'giải cứu' các hãng hàng không?
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch, vận tải toàn cầu trong 2 năm vừa rồi, qua đó đẩy các hãng hàng không đến bờ vực phá sản, với nhiều khoản thua lỗ lên đến hàng tỷ USD. Điều này đã khiến chính phủ nhiều nước phải sớm hành động nhằm giải cứu các doanh nghiệp này.

Các chính phủ châu Âu đã vào cuộc với mức hỗ trợ tài chính chưa từng có giải cứu các hãng hàng không trong khu vực. Ảnh: Internet.
Các chính phủ châu Âu đã vào cuộc với mức hỗ trợ tài chính chưa từng có giải cứu các hãng hàng không trong khu vực trong thời kỳ đại dịch. Sự can thiệp tài chính của chính phủ ở châu Âu đã được thực hiện dễ dàng hơn một phần bởi Ủy ban châu Âu đã nới lỏng các quy tắc viện trợ của nhà nước để đối phó với sự bùng phát của đại dịch.
EU đã đưa ra các quy định tạm thời cho phép một số biện pháp, bao gồm các khoản vay trực tiếp, ưu đãi thuế và bảo lãnh khoản vay, để bù đắp tác động tài chính của việc buộc phải hạ cánh các chuyến bay trong thời gian xảy ra đại dịch.
Vào tháng 4/2021, Chính phủ Hà Lan cho biết họ chấp nhận giảm 14% cổ phần của mình trong Air France-KLM theo một thỏa thuận được công bố giữa công ty và chính phủ Pháp. Được biết, Pháp sẽ cung cấp tới 4 tỷ euro (4,7 tỷ USD) để tái cấp vốn cho hãng hàng không, qua đó tăng cổ phần của họ trong tập đoàn hàng không này.
Trong đợt hỗ trợ đầu tiên vào năm ngoái, Pháp đã cung cấp cho Air France-KLM 7 tỷ euro, trong khi Hà Lan cung cấp khoản vay 3,4 tỷ euro cho KLM.
Trong động thái mới nhất, Pháp đã đồng ý với Ủy ban châu Âu rằng Air France phải nhượng lại 18 chỗ tại Sân bay Paris-Orly để đổi lấy viện trợ của nhà nước, nhưng chính phủ Hà Lan vẫn đang đàm phán về những điều kiện nào sẽ được gắn với sự hỗ trợ của họ đối với KLM.
Vào tháng 5/2021, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã thông qua khoản viện trợ 12,8 triệu euro mà Italy dành cho hãng hàng không Alitalia đang trên bờ vực phá sản nhằm giúp hãng này khắc phục những thiệt hại do đại dịch COVID-19. Hoạt động kinh doanh của Alitalia vốn đã thua lỗ trong thời gian dài càng trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, ngày 15/7, Italy thông báo đạt thỏa thuận với EC về việc thành lập và vận hành một hãng hàng không mới, thay thế hãng hàng không Alitalia. Theo đó, hãng hàng không mới mang tên Italia Trasporto Aereo (ITA) sẽ đi vào hoạt động từ ngày 15/10 tới sau khi Italy đạt được "giải pháp mang tính xây dựng và cân bằng" với EU.
Về phần mình, Tập đoàn hàng không Liên Âu Lufthansa cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ một số chính phủ cho các hãng hàng không của họ. Theo đó, Đức đã đóng góp 6 tỷ euro để tái cấp vốn cho Lufthansa, thông qua quỹ ổn định kinh tế của đất nước (WSF), cũng như cung cấp sự bảo lãnh của nhà nước cho khoản vay trị giá 3 tỷ euro.
Ở những nơi khác, Áo đã cung cấp một khoản vay phụ trị giá 150 triệu euro cho Austrian Airlines để bù đắp cho các chi phí, tổn thất khi ngừng hoạt động.
Bỉ cũng đã cung cấp gói viện trợ trị giá 290 triệu euro cho Hãng hàng không Brussels. Khoản tiền đó chủ yếu bao gồm khoản vay sáu năm lên tới 287,1 triệu euro với lãi suất được trợ cấp, không chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu, cũng như khoản tái cấp vốn 2,9 triệu euro.
Bên cạnh đó, chính phủ Thụy Sĩ đề xuất cung cấp bảo lãnh 85% cho các khoản vay trị giá 1,5 tỷ Swfr (1,52 tỷ USD) cho các công ty con của Lufthansa là Swiss và Edelweiss.

Chính phủ Mỹ đã công bố 3 đợt hỗ trợ ngành hàng không. Ảnh: Reuters.
Trong quý I/2021, 11 hãng không lớn nhất Mỹ đã phải chịu khoản lỗ trước thuế là 5,5 tỷ USD, doanh thu hoạt động giảm 56% so với cùng kỳ năm 2020.
Trước tình hình nghiêm trọng, thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế (CARES Acts) với tổng trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, Chính phủ Mỹ đã đưa ra gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho ngành hàng không (dưới hình thức hỗ trợ tiền mặt trực tiếp và các chương trình cho vay ưu đãi), đây là gói cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay cho lĩnh vực này.
Theo đó, đối với hình thức hỗ trợ tiền mặt, các doanh nghiệp hàng không vận tải chở khách nhận được 25 tỷ USD, các hãng vận chuyển hàng hóa nhận được 4 tỷ USD, các nhà thầu trong lĩnh vực hành không, như phi hành đoàn mặt đất… nhận được 3 tỷ USD để trả lương cho người lao động.
Đối với các chương trình cho vay ưu đãi, các hãng hàng không chở khách và các hãng hàng không vận chuyển được tiếp cận với các gói cho vay có giá trị lần lượt là 25 tỷ USD và 4 tỷ USD.
Để tránh nguy cơ doanh nghiệp sử dụng nguồn hỗ trợ sai mục đích, nằm ngoài mục tiêu chính hướng tới người lao động của gói cứu trợ, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các hãng hàng không nhận viện trợ không được cắt giảm biên chế và mức lương, không sa thải nhân viên, tiếp tục duy trì dịch vụ và các chặng bay đang vận hành.
Riêng đối với khoản vay ưu đãi, các doanh nghiệp sẽ phải phát hành chứng quyền cổ phiếu cho Chính phủ, đồng thời Chính phủ Mỹ sẽ được quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp với một mức giá cố định.
Ảnh hưởng của COVID-19 đối với ngành là vô cùng nghiêm trọng, do đó, Chính phủ Mỹ đã tiếp tục đưa ra gói cứu trợ trị giá 14 tỷ USD cho các hãng hàng không, giúp các doanh nghiệp này chi trả chi phí lương cùng điều kiện cấm sa thải người lao động và duy trì các chặng bay.
Đối với lần cứu trợ thứ 3, Tổng thống Joe Biden tiếp tục đưa ra gói trị giá 14 tỷ USD, nằm trong khuôn khổ gói kích thích Kế hoạch giải cứu nước Mỹ. Gói cứu trợ tiếp tục đưa ra các yêu cầu cấm sa thải, cắt giảm lương và có hiệu lực trong vòng 6 tháng (hết hạn vào tháng 9/2021). Theo Bộ Ngân khố Mỹ, có tổng cộng 354 hãng hàng không chở khách đã nhận được hỗ trợ trong đợt 1; 318 hãng trong đợt 2 và 11 hãng trong đợt 3
Tại châu Á, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản cũng đang có kế hoạch đưa vào ngân sách tài khóa 2021 của chính phủ khoảng 120 tỷ yên để hỗ trợ các hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Trong số tiền này, 90 tỷ yên sẽ được sử dụng để giảm hoặc miễn phí sử dụng sân bay và hạ cánh, và 30 tỷ yên để giảm bớt gánh nặng thuế liên quan đến nhiên liệu sử dụng trong các chuyến bay nội địa.
Hiệp hội hàng không của Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ và các đảng cầm quyền viện trợ hơn 100 tỷ yên cho ngành hàng không.
Trong khi đó, để đối phó với sự sụt giảm số lượng người sử dụng sân bay, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản hy vọng sẽ đảm bảo 3,1 tỷ yên cho các khoản vay không lãi suất cho các sân bay mà quyền quản lý đã được bán cho khu vực tư nhân và 5 tỷ yên cho sân bay quốc tế Narita gần Tokyo.
Ngân sách tài khóa 2021 của Nhật Bản cũng sẽ bao gồm 50,2 tỷ yên để cải thiện khả năng tiếp cận đường sắt đến Sân bay Quốc tế Tokyo, hoặc Sân bay Haneda, và 7,7 tỷ Yên dành cho phát triển cơ sở vật chất liên quan đến việc mở rộng Nhà ga số 3 tại Narita, với kỳ vọng nhu cầu đi lại hàng không phục hồi sau đại dịch.
Một hãng hàng không lớn tại châu Á là Cathay Pacific cũng phải cầu cứu Hồng Kông để vượt qua đại dịch COVID-19. Theo đó, chính quyền Hồng Kông sẽ thực hiện kế hoạch tái cấp vốn trị giá 5 tỷ USD cho doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất vẫn là gói cứu trợ mà Singapore Airlines nhận được. Nhà đầu tư nhà nước Temasek Holdings và một số tổ chức khác đã cùng nhau đưa ra một gói tài trợ lên tới 19 tỷ SGD (13,27 tỷ USD) cho Singapore Airlines trong cuộc giải cứu lớn nhất và duy nhất cho một hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Cổ đông chủ chốt của SIA là Quỹ đầu tư Temasek Holdings cho biết họ sẽ bảo lãnh việc bán cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của hãng với tổng trị giá lên tới 15 tỷ SGD (khoảng 10,46 tỷ USD). Ngân hàng lớn nhất của Singapore là DBS Group cũng sẽ cung cấp cho hãng hàng không này khoản vay trị giá 4 tỷ SGD (khoảng 2,8 tỷ USD) cho đến khi SIA nhận được nguồn tài chính từ việc phát hành quyền mua cổ phiếu.
Theo giới quan sát, đây là gói tài chính lớn nhất mà một hãng hàng không công bố kể từ khi nhu cầu bay sụt giảm vì dịch bệnh, buộc các hãng vận chuyển trên khắp thế giới phải ngừng các tuyến bay, buộc nhân viên nghỉ phép không lương và kêu gọi thêm tiền mặt để đảm bảo sự sống còn cho hãng.
- Cùng chuyên mục
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
F88 thông báo đã đạt được thỏa thuận huy động 30 triệu USD (tương đương khoảng 780 tỷ đồng) từ Lendable – tổ chức tài chính quốc tế có trụ sở tại London (Anh quốc). Khoản vay trên có kỳ hạn 3 năm, là khoản vay có giá trị lớn nhất mà Lendable từng cấp cho một doanh nghiệp tài chính tại Việt Nam.
Doanh nghiệp - 20/05/2025 17:46
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Mới đây, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030, với sự tham dự của 300 đại biểu đại diện cho ý chí, trí tuệ, nguyện vọng của hơn 12.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Doanh nghiệp - 20/05/2025 14:48
Bộ Công Thương phát đi thông tin mới về đàm phán thuế quan Việt Nam
Bộ Công Thương vừa thông tin về kết quả trong ngày đầu phiên đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thị trường - 20/05/2025 13:01
Tổng Bí thư đánh giá cao thành công của TH true MILK cả trong nước và thế giới
Thăm gian hàng của TH true MILK tại Triển lãm thành tựu kinh tế tư nhân sáng 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ khen ngợi và động viên trước những thành công của Tập đoàn mà mới nhất là bước tiến trong dự án sữa tại Liên bang Nga.
Doanh nghiệp - 20/05/2025 11:41
Hàng hóa không nhiều tại cảng biển Hoa Kỳ sau đình chiến thuế quan Trung-Mỹ
Người đứng đầu cảng bận rộn nhất của Hoa Kỳ không kỳ vọng lượng hàng nhập khẩu sẽ tăng vọt sau thỏa thuận đình chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh vào tuần trước.
Thị trường - 20/05/2025 08:58
Thanh Xuan Valley nâng tầm chuẩn sống giữa thiên nhiên với hệ tiện ích toàn diện
BIM Land thiết lập tại Thanh Xuan Valley một hệ sinh thái sống đẳng cấp gồm hơn 240 tiện ích và dịch vụ 5 sao, chạm đến những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.
Doanh nghiệp - 20/05/2025 08:00
Các quan chức Fed thận trọng khi thị trường Hoa Kỳ bị hạ cấp
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tỏ ra thận trọng xem xét hậu quả của việc hạ cấp tín nhiệm mới nhất của Moody’s khi họ tiếp tục điều hướng trong một môi trường kinh tế rất không chắc chắn.
Thị trường - 20/05/2025 07:25
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với nhựa công nghiệp
Trung Quốc vừa công bố thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% vào hôm Chủ Nhật đối với hàng nhập khẩu copolymer POM, một loại nhựa kỹ thuật, đến từ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Đài Loan.
Thị trường - 19/05/2025 15:33
Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế, bảo vệ nhà đầu tư
Hôm thứ Hai, Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp chính sách có trách nhiệm để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, theo Reuters.
Thị trường - 19/05/2025 15:20
Đại Hùng giai đoạn 3: Bản lĩnh của người lao động Petrovietnam
Sau một quá trình triển khai đầy gian khó, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên (FO) vào lúc 18 giờ 50 phút ngày 7/5/2025. Để ghi nhận dấu mốc quan trọng này, tối ngày 16/5 tại thành phố Hồ Chí Minh, Petrovietnam đã tổ chức Lễ đón dòng dầu đầu tiên của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3, Lô 05-1(a).
Doanh nghiệp - 19/05/2025 12:47
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế, Petrovietnam luôn đặt công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nền tảng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp - 19/05/2025 12:46
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank triển khai gói hỗ trợ tài chính cho người lao động tham gia BHXH
Ngày 17/5/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai Gói hỗ trợ dành cho người lao động trong mạng lưới an sinh xã hội.
Doanh nghiệp - 19/05/2025 12:46
Hyundai Care Day 2025 khởi động thành công tại Bắc Giang
Ngày 18/5/2025, Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại Bắc Giang, đánh dấu bước mở màn cho hành trình chăm sóc xe lưu động diễn ra tại 10 tỉnh, thành trên cả nước trong mùa hè năm nay.
Doanh nghiệp - 19/05/2025 12:07
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
Doanh nghiệp - 19/05/2025 10:40
Giá vàng thế giới bật tăng mạnh
Giá vàng bật tăng mạnh sáng đầu tuần, hiện giá vàng thế giới giao dịch quanh mốc 3.222 USD/ounce, vàng miếng SJC mua - bán ở mức 116,8 - 119,3 triệu đồng/lượng.
Thị trường - 19/05/2025 09:24
Chứng khoán KIS ưu đãi hoa hồng lên tới 70% cho cộng tác viên
Chứng khoán KIS tung chương trình "Kết nối ngay – Hoa hồng về tay", tạo cơ hội gia tăng thu nhập cho các cá nhân mong muốn cộng tác phát triển mạng lưới khách hàng đầu tư chứng khoán. Chính sách hoa hồng lên tới 70%.
Doanh nghiệp - 19/05/2025 08:00
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
3
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago