Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam

MAI PHƯƠNG - NGUYÊN NGA
07:33 20/04/2025

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu căng thẳng, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn VN làm nơi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển dài hạn nơi đây.

"Đại bàng" Mỹ đẩy mạnh đầu tư

Cách đây 2 ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã lần lượt có buổi tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus, đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC). Warburg Pincus là một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, quản lý hơn 83 tỷ USD. Tại VN, quỹ đầu tư này đã có mặt từ năm 2013 và đến nay ước tính đã rót hơn 2 tỷ USD vào nhiều dự án, cả trực tiếp lẫn gián tiếp như dự án Hồ Tràm tại Bà Rịa-Vũng Tàu, khách sạn Metropole tại Hà Nội hay rót vốn vào các công ty hàng đầu trên thị trường như Vincom Retail, MoMo, Techcombank, BW Industrial...

Mới nhất, Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm, một thành viên trong hệ sinh thái của Warburg Pincus, đã đề xuất đầu tư xây cao tốc nối từ sân bay Long Thành tới Hồ Tràm. Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trình Chính phủ dự án xây dựng tuyến cao tốc kết nối từ sân bay Long Thành đến Hồ Tràm, với tổng đầu tư dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.

Trao đổi với lãnh đạo Đảng và Chính phủ VN, ông Jeffrey Perlman khẳng định mong muốn tiếp tục đầu tư lâu dài, mang lại những thay đổi tốt đẹp ở VN. Ông cũng cho rằng thành công tại các dự án của quỹ ở VN, trong đó có Hồ Tràm tại Bà Rịa-Vũng Tàu và khách sạn Metropole tại Hà Nội, sẽ là những biểu tượng của thành công trong hợp tác giữa hai nước.

Ông khẳng định các doanh nghiệp (DN) Mỹ coi VN là đối tác rất tin cậy. VN đã rất tích cực cải cách, mang lại thành công cả trong ngắn hạn và dài hạn; các nhà đầu tư Mỹ tin vào tiềm năng, triển vọng lâu dài của VN. Cá nhân ông và lãnh đạo quỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ, tư vấn cho các bộ, ngành của VN về các giải pháp thuế quan mang lại lợi ích cho người dân và DN hai nước.

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam - Ảnh 1.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Warburg Pincus, đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC). Ảnh: TTXVN

Không chỉ riêng Quỹ đầu tư Warburg Pincus muốn mở rộng hoạt động tại VN, trước đó vào trung tuần tháng 3, đoàn DN USABC cũng đến thăm và làm việc tại VN. Với khoảng 60 DN tham gia, đây là phái đoàn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay sang VN trong khuôn khổ chương trình do USABC tổ chức, với các tập đoàn hàng đầu như Boeing, Apple, Intel, Coca-Cola, Nike, Amazon, Bell Textron, Excelerate Energy… Các công ty như Apple, Intel và Nike đã có hoạt động lớn tại VN, trong khi những tập đoàn như Boeing và Amazon có thể đang tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư.

Cũng trong giữa tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại VN. Đây là tập đoàn tư nhân đa ngành thuộc sở hữu của gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tập đoàn này đã đầu tư và sở hữu một loạt khách sạn, sân golf, bất động sản thương mại và nhà ở khắp nước Mỹ và ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện dự án đầu tiên của tập đoàn này ở VN là khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, thể thao và sân golf cao cấp tại tỉnh Hưng Yên, cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn cấp cao nhất của Tập đoàn Trump Organization, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD, được thực hiện bởi liên danh gồm Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên (một thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc) và IDG Capital (đại diện Trump Organization).

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam - Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đoàn Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và khoảng 60 DN lớn thăm và làm việc tại VN vào giữa tháng 3/2025. Ảnh: NHẬT BẮC

Ông Charles James Boyd Bowman cho biết tập đoàn đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan với mong muốn đẩy nhanh dự án càng nhanh càng tốt và hy vọng dự án hoàn thành trong 2 năm tới (tháng 3/2027) để phục vụ dịp APEC 2027 (được tổ chức tại Phú Quốc). Đồng thời DN cũng đang tiến hành nghiên cứu đầu tư trong các dự án, lĩnh vực khác tại VN. Cuối tháng 3, Reuters dẫn lời người phát ngôn của Trump Organization cho biết tập đoàn cùng đối tác có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào VN.

Ngoài dự án trị giá 1,5 tỷ USD đầu tiên tại Hưng Yên dự kiến được khởi công vào tháng 5, chỉ vài tháng sau khi thỏa thuận được ký kết. Người phát ngôn của Trump Organization cho biết dự án bao gồm ba sân golf 18 lỗ, khu phức hợp nhà ở là dự án lớn nhất ở Đông Á của tập đoàn. Hai sân golf đầu tiên dự kiến hoạt động giữa năm 2027… Ngoài ra, dự án thứ hai của Trump Organization có thể được công bố trong năm nay.

Việt Nam là trung tâm sản xuất quan trọng

Việc ngày càng nhiều DN Mỹ đến VN đã cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng và tiềm năng hợp tác kinh tế song phương trong tương lai. Ông Kenneth Tse, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nhà máy Intel Việt Nam, khẳng định dù gặp phải những khó khăn từ những biến động khó lường của kinh tế thế giới, VN vẫn duy trì vai trò là một trung tâm sản xuất quan trọng của tập đoàn.

Để đảm bảo tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế TP.HCM, đại diện Intel Việt Nam kiến nghị TP.HCM cần tận dụng Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội nhằm đưa ra các chính sách hỗ trợ thiết thực cho các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao - ngành có động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Ngoài ra, một số DN khác cũng đề xuất ưu tiên sử dụng các sản phẩm công nghệ cao sản xuất trong nước hoặc ngay trong khu công nghệ cao để tạm thời giải quyết các thách thức ngắn hạn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là bài toán có thể được giải tại đàm phán thuế quan với Mỹ sắp tới. TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, nhấn mạnh: VN cần đàm phán, tháo gỡ thuế quan thương mại với mức có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Đó sẽ là tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong thời gian tới. Đặc biệt, cơ hội thu hút vốn FDI từ Mỹ phụ thuộc rất lớn vào các đàm phán thương mại về thuế quan sắp tới giữa Mỹ và các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có VN.

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam - Ảnh 3.
Tập đoàn Intel là một trong những nhà đầu tư Mỹ đầu tiên xây dựng nhà máy tại VN. Ảnh: CTV

Theo vị chuyên gia này, VN có một số lợi thế để thực hiện đàm phán. Chẳng hạn, bước đầu có thể đàm phán về thuế quan đối với các mặt hàng dệt may, da giày, nông thủy sản. Đó là những mặt hàng có nhiều DN Mỹ đang sản xuất hay đặt hàng tại VN như Nike, trong khi người Mỹ không mạnh sản xuất mặt hàng này do không có lợi thế về chi phí nhân công. Áp thuế những mặt hàng xuất khẩu này cao thì chính các công ty của Mỹ tại VN bị ảnh hưởng. Song song đó, VN có thể tăng nhập khẩu các mặt hàng nông sản mà chúng ta cần và không sản xuất như nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đổi lại, VN xuất khẩu sang Mỹ hàng nông, thủy sản thuộc thế mạnh.

VN cũng đã bày tỏ kế hoạch gia tăng mua nhóm hàng năng lượng - gián tiếp tăng thu hút đầu tư FDI Mỹ ngành năng lượng như điện gió vào VN, nhập thêm khí hóa lỏng. Ngoài ra, công nghệ là lĩnh vực VN có thể có lợi thế hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia do có nguồn nhân lực trẻ, có các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên tốt hơn (dựa trên kết quả các kỳ thi PISA). Nhờ vậy, VN có thể thu hút vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ tốt hơn so với các nước khác trong khu vực.

Lợi thế nữa là định hướng của Chính phủ trong thu hút đầu tư công nghệ, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo… rất rõ ràng kèm với các chính sách ưu đãi đột phá. Đây là lợi thế để thu hút vốn FDI rất lớn, đặc biệt FDI từ Mỹ do xu hướng chuyển dịch đầu tư, xu hướng mở rộng chuỗi cung ứng sang ASEAN…

Cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đánh giá về cơ hội thu hút vốn FDI từ Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, theo PGS-TS Nguyễn Quốc Việt, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), trước hết vẫn khẳng định VN có vị trí địa chính trị rất tốt. VN không chỉ có 100 triệu dân mà xét chung trong cả ASEAN có hơn 600 triệu dân là một khu vực kinh tế mở, kết nối với nhau. Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại thế giới lên cao, ASEAN càng nổi lên như một khu vực có thể thay thế, một thị trường tiêu thụ tốt cho bất kỳ chuỗi sản xuất nào. Dù Tổng thống Donald Trump khuyến khích kêu gọi DN Mỹ quay lại thị trường nội địa nhưng ở Mỹ thế mạnh vẫn là dịch vụ với giá trị gia tăng cao.

Trong khi đó, các tập đoàn, DN lớn của Mỹ vẫn phải gắn kết hoạt động sản xuất với các nước đang phát triển để cung cấp nguồn nhân lực và nguyên liệu đầu vào phù hợp, chi phí thấp. Đồng thời hoạt động sản xuất cũng phải đa dạng, trong đó VN cũng được xem là một khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Hơn nữa, thời gian qua VN được biết đến nhiều với sự ổn định về chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh được cải thiện nhiều do các chính sách cải cách đã tạo ra thuận lợi cho các DN trong và ngoài nước.

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam - Ảnh 4.
Khách sạn Metropole tại Hà Nội do Quỹ Warburg Pincus đầu tư được xem là biểu tượng của thành công trong hợp tác giữa hai nước. Ảnh: NGỌC THẮNG

"Đã có nhiều DN Mỹ đang đầu tư sản xuất hay hiện diện thương mại, đầu tư gián tiếp tại VN. Việc thu hút sự tham gia của các DN này càng nhiều càng tốt và đây cũng là một yếu tố hỗ trợ tốt cho quá trình đàm phán thương mại với Mỹ. Chúng ta có thể định hướng việc các tập đoàn Mỹ đầu tư vào VN để mở rộng việc tiêu thụ hàng hóa trong nước và cả thị trường ASEAN và đây là hướng đi có lợi ích lâu dài. Tôi kỳ vọng việc đàm phán giữa VN và Mỹ sẽ thành công khi chúng ta tạo được niềm tin rằng sẽ giải quyết được các yêu cầu của đối tác trên cơ sở có đi có lại, triển vọng lợi ích dài hạn song phương", PGS-TS Nguyễn Quốc Việt chia sẻ.

Đồng tình, TS Phùng Đức Tùng cho rằng trong bối cảnh hiện tại, dòng vốn FDI từ Mỹ sẽ khó chọn Trung Quốc để đầu tư vào lúc này, mà sẽ chuyển hướng sang các nước khác trong khu vực ASEAN và kể cả châu Á. VN cần chứng tỏ được vị thế của mình trong khu vực ASEAN, không chỉ là vấn đề kinh tế mà là chính trị ổn định, an ninh an toàn. Chúng ta phải cho các nhà đầu tư thấy rõ về tiến độ thực hiện cải cách đầu tư, môi trường hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, có chính sách thuế ưu đãi tốt, hạ tầng đang được đẩy mạnh đầu tư lớn. Thực tế cũng cho thấy Chính phủ đặc biệt chú trọng bằng việc triển khai loạt dự án đầu tư xây dựng lớn tầm quốc gia, các dự án sân bay, cảng biển, cao tốc… đã và đang xây dựng, khánh thành sẽ tháo gỡ điểm nghẽn về logistics vốn từng là rào cản, quan ngại của nhà đầu tư.

Sẵn sàng mở rộng đầu tư

Tại buổi gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong đợt đến VN giữa tháng 3, lãnh đạo đoàn Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và khoảng 60 DN Mỹ đánh giá cao những bước tiến của quan hệ VN - Mỹ cũng như những thành tựu và tiềm năng phát triển to lớn, môi trường đầu tư kinh doanh của VN. Các DN Mỹ đánh giá những cải cách gần đây của VN không chỉ thúc đẩy hoạt động cải cách kinh tế trong dài hạn mà còn giảm thiểu các rào cản đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Mỹ, từ đó tăng cường củng cố vị thế của VN trong thương mại toàn cầu. Điều này cũng tạo ra môi trường hấp dẫn hơn để mở rộng đầu tư cũng như những hoạt động kinh doanh. Các DN Mỹ mong muốn và sẵn sàng đầu tư, mở rộng đầu tư tại VN trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn gồm các ngành năng lượng, công nghệ cao, bán dẫn, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu, hàng không, logistics, tài chính, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, du lịch, giáo dục, nông nghiệp…

Đẩy mạnh cải cách thể chế, môi trường kinh doanh

Việc các nhà đầu tư Mỹ khẳng định vẫn coi VN là đối tác chiến lược quan trọng là thể hiện mong muốn thực sự của họ. Đổi lại, VN cần đẩy mạnh cải cách thể chế để nhà đầu tư nhìn thấy rõ hơn. Ai cũng nhìn thấy rõ lợi thế của chúng ta về dân số vàng, thị trường lao động giá rẻ, khát vọng đổi mới…, nhưng điều nhà đầu tư cần chúng ta thay đổi và những thay đổi này có thể "sờ" được. Đó là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính. Rồi kế hoạch cắt giảm chi phí phi chính thức cụ thể ở đâu? DN chỉ ra rồi, nhưng nhà quản lý ngành, địa phương có làm tới không. Bài toán đặt ra không quá khó, khó là người giải bài toán có chịu giải ngay không. Lúc này là cơ hội lớn để nhà quản lý, địa phương giải bài toán giảm chi phí, cải cách hành chính, trải thảm mời nhà đầu tư.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

(Theo Thanh Niên)

  • Cùng chuyên mục
Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện

Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện

Hiện Hà Nội chưa công bố số phường xã sau sắp xếp, nhưng 7 quận đã triển khai lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.

Sự kiện - 19/04/2025 16:47

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới

Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Sự kiện - 19/04/2025 13:12

Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Sự kiện - 19/04/2025 10:02

[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng

[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng

Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.

Sự kiện - 19/04/2025 09:32

 Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Sự kiện - 18/04/2025 16:41

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.

Sự kiện - 18/04/2025 08:32

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.

Sự kiện - 18/04/2025 07:31

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.

Sự kiện - 18/04/2025 06:45

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.

Sự kiện - 18/04/2025 05:33

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.

Sự kiện - 17/04/2025 16:33

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....

Sự kiện - 17/04/2025 11:55

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.

Sự kiện - 17/04/2025 06:36

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Sự kiện - 16/04/2025 17:55

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.

Sự kiện - 16/04/2025 15:42

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.

Sự kiện - 16/04/2025 12:38