Các công ty con của MBB đang làm ăn thế nào?

Nhàđầutư
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, ông Lưu Trung Thái - CEO Ngân hàng TMCP Quân Đội (mã MBB) cho biết, 6 công ty con trong năm 2018 đóng góp 715 tỷ đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Cùng với đó, MBB cũng đặt mục tiêu tổng lợi nhuận 6 đơn vị này trong năm 2019 là 1.421 tỷ đồng.
BẢO LINH
27, Tháng 04, 2019 | 13:17

Nhàđầutư
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, ông Lưu Trung Thái - CEO Ngân hàng TMCP Quân Đội (mã MBB) cho biết, 6 công ty con trong năm 2018 đóng góp 715 tỷ đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Cùng với đó, MBB cũng đặt mục tiêu tổng lợi nhuận 6 đơn vị này trong năm 2019 là 1.421 tỷ đồng.

nhadautu - hop dhdcd MBB

 

Kết quả, triển vọng kinh doanh của các công ty con

Mặc dù các tờ trình ĐHĐCĐ thường niên 2019 đã chỉ ra chi tiết kết quả kinh doanh 2018, cũng như triển vọng kinh doanh 2019, tuy vậy MBB lại không công bố cụ thể kết quả kinh doanh của các công ty con, cũng như chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 với các đơn vị này. 

Tổng Giám đốc Lưu Trung Thái cho hay, hiện tại MBB có 6 công ty thành viên, tổng lợi nhuận năm 2018 nhóm này đóng góp đạt 715 tỷ đồng, trong khi năm 2017 chỉ đạt 29 tỷ đồng. Nguyên nhân năm 2017 kết quả kinh doanh thấp do MBB phải triển khai liên doanh công ty bảo hiểm và lỗ đến 220 tỷ đồng. 

Về lợi nhuận cụ thể của từng đơn vị trong năm 2018: Công ty AMC lãi 215 tỷ, tăng 224%; MBCaptial lợi nhuận trước thuế 61 tỷ, tăng 20%; MBS lợi nhuận trước thuế 202 tỷ, tăng 800%; MIC 135 tỷ, (năm 2017 lãi đạt 55 tỷ); MB Ageas lỗ 319 tỷ; MC Credite 2018 lãi 320 tỷ.

Với kế hoạch năm 2019, MBB đặt ra cho 6 công ty con là 1.421 tỷ đồng, trong đó: Chỉ tiêu AMC lãi 215 tỷ đồng; MBCapital lãi 75 tỷ đồng; MIC lãi 380 tỷ đồng; MC Creditelãi 100 tỷ đồng. Đáng chú ý, MBB đặt ra mục tiêu MB Ageas sẽ hòa vốn - đây là điểm ông Thái đánh giá là khiến đối tác liên doanh phải bất ngờ, vì thường công ty bảo hiểm nhân thọ phải mất khoảng 7 -10 năm mới có thể hoà vốn.

Về vấn đề thoái vốn khỏi MBS, ông Thái cũng đánh giá, MBB vẫn giữ MBS làm thành viên và giữ cổ phần chi phối từ 51%- 55%. Ngân hàng sẽ tìm kiếm cổ đông chiến lược dự kiến là cổ đông nước ngoài và hoạt động trong lĩnh vực công nghê, chứng khoán. "Hiện tại, MBB đang trong quá trình dự thảo tính toán và chưa lộ ra tên cũng như mức giá", ông Thái phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên 2019. 

Ông Thái cũng nói về vấn đề khoản phải thu đột biến trên BCTC quý I/2019. Chia sẻ từ CEO MBB cho hay, việc tăng này chỉ mang tính thời điểm và các khoản phải thu này liên quan đến các dịch vụ liên quan tới MB (ví dụ Viettel Pay) và không liên quan đến các khoản tín dụng!

Vấn đề tăng vốn điều lệ tầm nhìn đến năm 2024

Sau khi bàn bạc với các cổ đông lớn, MB cho biết cần tăng vốn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngân hàng với doanh thu 20 – 25%. Tuy vậy, việc tăng vốn trong 5 năm tới phải đảm bảo không pha loãng quá, giữ cơ cấu cổ đông chiến lược, cổ đông lớn ổn định, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông nhỏ. 

Ông Thái đánh giá, MBB gồm hai cấu trúc tăng vốn là: trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ. Ông cũng cho hay, với room ngoại của MBB là 10%, ngân hàng kỳ vọng sẽ bán được với giá 3x - 4x. Từ đó, ngân hàng trong 5 năm tới không cần duy trì tăng vốn với khối lượng lớn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu mà chỉ cần phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược và trả cổ tức bằng cổ phiếu là đủ. 

Người của SCIC, Viettel, Tân Cảng Sài Gòn tham gia HĐQT MBB nhiệm kỳ mới (2019 - 2024)

11 ứng viên HĐQT cho nhiệm kỳ mới đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua gồm: ông Lê Hữu Đức, ông Lê Viết Hải, ông Kiều Đặng Hùng (thay ông Hà Tiến Dũng), bà Vũ Thái Huyền (thay ông Nguyễn Chí Thành), bà Nguyễn Thị Ngọc, ông Đỗ Minh Phương (thay ông Nguyễn Mạnh Hùng - rời HĐQT MB sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), bà Vũ Thị Hải Phượng, ông Lưu Trung Thái, ông Ngô Minh Thuấn (thay ông Nguyễn Đăng Nghiêm), bà Nguyễn Thị Thủy, ông Trần Trung Tín (ứng viên Thành viên HĐQT độc lập).

Có thể thấy, 7 gương mặt thành viên HĐQT thì có 5 cá nhân "lạ", trong đó 4 cá nhân có liên quan tới cổ đông lớn của MBB. 

Cụ thể, ông Ngô Minh Thuấn hiện tại là Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, sinh năm 1971. Tân Cảng Sài Gòn cũng là cổ đông lớn sở hữu gần 6% vốn điều lệ của MB.

Ông Đỗ Minh Phương (sinh năm 1969) là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel. Ông Phương tham gia vào MB với tư cách là đại diện vốn của Viettel tại MB - sở hữu 11,69% vốn, sau khi ông Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Tổng giám đốc Viettel, phó chủ tịch MB) lên làm Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông.

Bà Vũ Thái Huyền (sinh năm 1976) là Trưởng ban đầu tư 1 của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Được biết, SCIC hiện đang nắm 7,8% vốn của MB.

Ông Kiều Đặng Hùng (sinh năm 1972) là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, thành viên HĐQT Công ty CP Đào tạo bay Việt Nam. Hiện Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đang nắm 6,21% vốn điều lệ của MB.

Cuối cùng, ông Trần Trung Tín đang là giảng viên khoa Tài chính ngân hàng của Học viện Hậu Cần, ông Tín sinh năm 1956, từng công tác tại Báo Quân đội Nhân dân, sau đó là Cục kinh tế Bộ Quốc phòng, rồi là Phó tư lệnh Binh đoàn 15, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty 15. Từ 2004 đến 2016 ông Tín là Phó cục trưởng rồi Cục Trưởng của Cục kinh tế Bộ Quốc phòng.

Đối với việc bầu Ban kiểm soát mới, danh sách ứng viên gồm: ông Đỗ Văn Hưng, bà Lê Thị Lợi, bà Đỗ Thị Tuyết Mai, bà Phạm Thu Ngọc.

Hiện tại, Ban kiểm soát của MB gồm: Trưởng ban Vũ Thị Hải Phượng, ông Đỗ Văn Hưng, bà Lê Minh Hồng, ông Đặng Quốc Tiến.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ