Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Nên tận dụng bã mía để làm giá thể nấm'

Nhàđầutư
Tại buổi làm việc với lãnh đạo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam chiều 3/4, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc dùng bã mía làm giá thể nấm là tốt, sau bã có thể làm phân. Đặc biệt, nấm sẽ là sản phẩm thức ăn tiềm năng, trong 10 năm nữa chưa sản xuất đủ.
HÀ MY
03, Tháng 04, 2019 | 18:08

Nhàđầutư
Tại buổi làm việc với lãnh đạo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam chiều 3/4, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc dùng bã mía làm giá thể nấm là tốt, sau bã có thể làm phân. Đặc biệt, nấm sẽ là sản phẩm thức ăn tiềm năng, trong 10 năm nữa chưa sản xuất đủ.

56775637_1257438357738199_1231379871226134528_n

Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam phát biểu tại cuộc họp

Hiện, cả nước có 36 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày, tăng 12,7 lần so với năm 1995. Diện tích mía cả nước có khoảng 300.000ha, tăng khoảng 10 lần so với năm 1995. Hàng năm ngành mía đường đã sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường (tạo giá trị khoảng 300.000 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2018/2019 là năm thứ ba liên tiếp chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, nhất là kết quả kinh doanh giảm sút, thua lỗ của nhiều nhà máy/công ty trong niên vụ 2017/2018.

Tính đến ngày 15/3, có 36/36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần 8 triệu tấn mía, sản xuất được 750.000 tấn đường các loại. Tình hình tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho từ vụ trước lớn.

Giá đường có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là tồn khi lớn từ trước, buôn lậu chưa giảm. Đường lỏng tiếp tục nhập khẩu gia tăng (năm 2014 nhập khẩu 46.000 tấn thì năm 2018 nhập khẩu 140.000 tấn, tăng hơn 3 lần)...Ước thực hiện niên vụ 2018/2019, sản lượng mía đạt khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn, giảm so với niên vụ trước và tương đương niên vụ 2015/2016 và 2016/2017. Dự kiến tình hình sản xuất niên vụ 2019/2020 sẽ tiếp tục giảm so với niên vụ 2018/2019, diện tích còn khoảng 220.000ha, sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn và sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018/2019.

Đánh giá đây là thời điểm khó khăn nhất đối với ngành mía đường từ trước đến nay, Bộ trưởng NN&PTNT đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh theo đúng kinh tế thị trường.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp chiều 3/4, đại diện lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, tại các nước cơ cấu sản phẩm đường chỉ chiếm 60%, còn lại 40% là các sản phẩm phụ (điện, cồn, phân vi sinh...) trong khi đó các nhà máy Việt Nam chủ yếu làm ra sản phẩm đường nên chi phí giá thành sản xuất cao, không đủ sức cạnh tranh với đường của các nước, nhất là Thái Lan. 

Chính vì thế, câu chuyện cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh đã được đặt ra với mục tiêu phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg.

Theo hướng đi này, cùng với sản phẩm đường các loại (đường trắng, đường luyện, đường oganic...), thì các doanh nghiệp/nhà máy sẽ phát triển thêm các sản phẩm: điện sinh khối từ bã mía; nhiên liệu sinh học (ethanol, cồn từ mật rỉ và mía); phân bón hữu cơ, vi sinh từ bã bùn. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tư vấn nên tận dụng bã mía để làm giá thể nấm. Đây là một hướng tiếp cận mới. Bộ trưởng dẫn chứng mô hình ở Vĩnh Phúc, làm nấm trên diện tích hơn 2.000 m2, nhưng tháng nào cũng thu 400-500 triệu nấm tỏi gà. Rồi mô hình trồng nấm rơm tại Lâm Đồng, cứ 1m2 nấm rơm bằng công nghệ của Nhật Bản cho 20 kg nấm mà 1kg nấm bây giờ bán 150.000 đồng. 

Với công nghệ như vậy, Bộ trưởng khẳng định lúc đó “bã mía quý hơn nước mía” và khuyên các doanh nghiệp nên sang Nhật Bản học công nghệ và nhập giống gốc về và ngành mía đường phải có Viện chuyên sâu về cái này.

Theo Bộ trưởng, việc dùng bã mía làm giá thể nấm là tốt, sau bã có thể làm phân. Đặc biệt, nấm sẽ là sản phẩm thức ăn tiềm năng, trong 10 năm nữa chưa sản xuất đủ. 

Câu chuyện dùng lá chuối hay hộp làm từ bã mía, túi ngô đựng thực phẩm tại các siêu thị đang được các siêu thị ở Tp. Hồ Chí Minh hưởng ứng đã làm dấy lên chuyện nâng cao giá trị cho các sản phẩm phụ từ sản xuất nông nghiệp trong dư luận xã hội những ngày qua.

Với “tư vấn” của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bã mía vốn là phụ phẩm ít có giá trị lại có thể sử dụng làm nấm để nâng cao giá trị ngành mía đường.

Về phía Bộ Nông nghiệp, trong thời gian tới, ngành sẽ đồng hành cùng Hiệp hội, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất giống 3 cấp để đáp ứng đủ giống cho nông dân trồng, qua đó nâng cao năng suất trồng mía của Việt Nam lên 90-100 tấn, thay vì 50-60 tấn như hiện nay. Cùng với đó, về hệ thống canh tác cần cơ giới hóa tất cả các khâu, tưới nước khoa học và bón phân cân đối để tạo ra sản phẩm chất lượng, chi phí sản xuất thấp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ