Bộ trưởng Nông nghiệp làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi

Nhàđầutư
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Việc thành lập Ban chỉ đạo là rất cần thiết trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh. Các bộ, ngành TW và các đơn vị cùng nhau triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tuyên truyền đến người dân không quay lưng với thịt lợn".
NGUYỄN TRANG
26, Tháng 03, 2019 | 20:01

Nhàđầutư
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Việc thành lập Ban chỉ đạo là rất cần thiết trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh. Các bộ, ngành TW và các đơn vị cùng nhau triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tuyên truyền đến người dân không quay lưng với thịt lợn".

26032019-1

 

Sáng 26/3, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội. Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là Phó trưởng ban, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc; phối hợp với các bộ, ban ngành đoàn thể nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi; tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Việc thành lập Ban chỉ đạo là rất cần thiết trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh. Các bộ, ngành TW và các đơn vị phải cùng nhau phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đặc biệt là tuyên truyền đến người dân không hoang mang, quay lưng với thịt lợn".

Báo cáo tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) - cho biết, dịch bệnh đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu và Bắc Giang, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 64.879 con. Giai đoạn đầu, bệnh dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt.

Theo ông Nguyễn Văn Long, tình trạng người chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng thức ăn dư thừa, không qua xử lý nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan, bùng phát. Đây cũng là điểm chung của các ổ dịch xảy ra tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên và thành phố Hà Nội.

Đáng lưu ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lây lan vào trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Trong đó, tại Hưng Yên, dịch bệnh xuất hiện tại trang trại 4.500 con lợn trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi cho biết, dù đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhưng dịch bệnh này vẫn có diễn biến rất phức tạp và đang lan nhanh. Thực tế khảo sát cho thấy, ở địa phương nào nếu cả hệ thống chính trị vào cuộc thì dịch không lan rộng hoặc giữ được nguyên hiện trạng, không phát sinh ổ dịch mới.

Để kiểm dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, theo ông Nguyễn Văn Long, cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn qua địa phương. Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi bị bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy triệt để tránh làm lây lan dịch bệnh. Bố trí đầy đủ lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có đường giao thông vận chuyển từ phía Bắc vào phía Nam.

Tạm dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ các vùng có dịch ra khỏi địa bàn (vùng có dịch) trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi được tiêu hủy trên địa bàn. Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh dịch tả lợn châu Phi), lợn không có triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi trong vòng 30 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ