Bộ trưởng Công Thương: Đào tạo nhân lực thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là vấn đề cấp bách

Nhàđầutư
Tại Hội nghị khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp công nghiệp 4.0” ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách.
NHÂN HÀ
26, Tháng 02, 2018 | 17:17

Nhàđầutư
Tại Hội nghị khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp công nghiệp 4.0” ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách.

bo-truong-cong-thuong

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (Ảnh: Phan Chính)

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thế giới, Việt Nam và ngành Công Thương đang đứng trước những cơ hội cũng như nhiều thách thức mới trong vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng Công Thương cho rằng, thách thức lớn nhất của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đó là tác động từ việc Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới.

Bên cạnh những thay đổi về thương mại và đầu tư, quá trình hội nhập cũng sẽ hình thành và phát triển mạnh mẽ những thị trường lao động có tính chất khu vực và toàn cầu, ở một mặt khác nhân lực chất lượng cao sẽ không chỉ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn trong nước mà sẽ cần phải tính tới những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước ngoài. "Mục tiêu trở thành nhà cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho thị trường lao động quốc tế là vấn đề chúng ta cần đặt ra và cần có những hành động, giải pháp cụ thể ngay tại thời điểm này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, đầu tiên phải kể đến quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện mô hình tăng trưởng từ chiều rộng (chủ yếu dựa vào việc gia tăng đầu tư, khai thác lợi thế về tài nguyên, nhân công giá rẻ) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với động lực chính là việc tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của các ngành kinh tế. Đặc biệt là nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yêu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp đến là sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, tâm điểm của cuộc cách mạng này chính là việc hình thành các nhà máy thông minh, nhà máy số - nơi mà các máy móc, thiết bị sẽ được kết nối, tự động ra quyết định toàn bộ hoạt động của nhà máy từ khâu thu thập, phân tích yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất...

IMG_9595

Các đại biểu lắng nghe ý kiên về đào tạo nhân lực thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0  (Ảnh: Phan Chính)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel cho biết, trước đây, "thực" là quan trọng và dạy cái "thực" là chính. Giờ, mọi cái đã được ảo hóa, nên dạy thế giới ảo và dạy sống, làm việc trong môi trường ảo là quan trọng.

Theo ông Hùng, tài sản quan trọng của nhà trường cũng không còn là sách, thư viện, giảng đường… mà thước đo của trường đại học chính là mức lương trung bình của sinh viên khi ra trường. Nếu trước đây cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn người khác thì giờ cạnh tranh là sự khác biệt và làm khác người khác.

Về người dạy, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nếu trước đây, người dạy giỏi là người giỏi nhất thì bây giờ có thể không như vậy, bởi người giỏi nhất có xu hướng ít học hỏi nên lại có thể trở thành người "dốt".

"Điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi, nên chúng ta cần luôn cố gắng, luôn đặt mục tiêu cao hơn, khó hơn để thoát khỏi vòng tròn an toàn" - ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Kiều Xuân Thực - Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) nhắc tới sự phân hóa mạnh của thị trường lao động. Trong đó, robot được sử dụng rộng rãi thay con người; lao động kỹ năng thấp và trung bình dư thừa nếu không thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất; tăng mạnh nhu cầu lao động có năng lực sáng tạo, hàm lượng chất xám cao để tạo ra giá trị thặng dư lớn.

Cùng với đó là việc không thể dự đoán được các kiến thức, kỹ năng mà thị trường lao động cần trong tương lai gần, bởi công nghệ thay đổi nhanh, nhiều ngành nghề truyền thống biến mất, nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Ranh giới giữa các ngành nghề ngày càng mờ nhạt, xu hướng xuyên ngành, liên ngành có gắn kết với CNTT trở nên phổ biến.

“Mục đích của giáo dục 4.0 phải là sáng tạo và tạo ra giá tri; chương trình đào tạo là xuyên ngành. Việc giảng dạy diễn ra ở mọi nơi và đầu ra là người sáng tạo và khởi nghiệp…", ông Thực nói.

Ông Kiều Xuân Thực cũng cho biết, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội hiện đã có sự chuyển mình kịp thời và nhạy bén khi thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo để sinh viên thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, khảo sát để nắm bắt nhu cầu xã hội; nghiên cứu, phát triển các chương trình đào tạo mới; áp dụng tiếp cận CDIO trong phát triển chương trình đào tạo; đổi mới phương thức, phương pháp đào tạo; phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT và truyền thông, đẩy mạnh quốc tế hóa và đổi mới công tác quản lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ