Bộ Công Thương: 'Thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không dẫn đến phình to về biên chế của Bộ'

Nhàđầutư
Bộ Công Thương dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm 8 đơn vị với tổng số khoảng 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức.
HỒNG NGUYỄN
07, Tháng 04, 2019 | 08:22

Nhàđầutư
Bộ Công Thương dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm 8 đơn vị với tổng số khoảng 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức.

tinh-gian-bien-che-

Bộ Công Thương: 'Thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không dẫn đến phình to về biên chế của Bộ'. Ảnh minh họa

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia vừa được Bộ Công Thương công bố, Bộ sẽ lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.

Dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban có tất cả 8 đơn vị: Cục Điều tra và Giám sát cạnh tranh (dự kiến 25-30 biên chế); Cục Bảo vệ người tiêu dùng (dự kiến 25-30 biên chế); Vụ Thư ký xử lý vụ việc cạnh tranh: 10-15 biên chế; Vụ Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: 10-15 biên chế; Vụ Hợp tác quốc tế: 10-15 biên chế; Vụ Thanh tra pháp chế: 10-15 biên chế; Văn phòng Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và bảo vệ người tiêu dùng: 10-15 biên chế.

Riêng Văn phòng Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tại TP.HCM dự kiến có từ 8-10 biên chế. Ngoài ra còn có 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thông tin tư vấn và đào tạo với khoảng 20-25 biên chế.

Liên quan đến vấn đề này, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều ngày 5/4, một câu hỏi được báo chí đặt ra cho lãnh đạo ngành Công Thương, trong khi Chỉ thị của Chính phủ là các Bộ, ngành cần tinh giản biên chế, tại sao Bộ Công thương lại “phình to” biên chế khi lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia?

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, tháng 6/2018, Quốc hội đã thông qua Đạo luật quan trọng là Luật Cạnh tranh 2018, thay thế Luật Cạnh tranh 2014, có hiệu lực từ 1/7/2019, tức là 3 tháng nữa có hiệu lực. Trong Luật này có nhiều nội hàm liên quan điều chỉnh các hành vi bị cấm, tác động đến quản lý cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát tập trung kinh tế…

Cũng tại đây, Quốc hội thấy rằng cần có một mô hình cơ quan có đủ năng lực, trình độ, đủ khả năng để thực thi Luật Cạnh tranh 2018. Cũng tại Quốc hội, các đại biểu đã bấm nút thông qua điều 46, quy định rõ về mô hình cơ quan cạnh tranh quốc gia. Cơ quan này đã được định danh rõ và khi Luật cạnh tranh có hiệu lực, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (UBCTQG) có thể được ra đời để thực thi Luật Cạnh tranh 2018.

Luật Cạnh tranh 2018 quy định rõ chức năng nhiệm vụ cơ quan UBCTQG (tại điều 46 đã quy định 2) chức năng cơ bản là giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chính phủ quản lý Nhà nước về cạnh tranh. Thứ hai, thực hiện chức năng tài phán, quy trình thủ tục tố tụng cạnh tranh để xử lý, điều tra các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh như lạm dụng vị trí độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh… Đó là 2 chức năng cơ bản đã được quy định rõ trong Luật Cạnh tranh 2018.

Luật Cạnh tranh 2018 đã giao Chính phủ có quy định hướng dẫn chi tiết về bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Sau khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương xây dựng 3 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018: Nghị định hướng dẫn nội dung (Bộ Công Thương đã hoàn thành và trình Chính phủ); Những quy định xử lý vi phạm về Luật Cạnh tranh (Bộ Công Thương đã hoàn thiện); Xây dựng mô hình UBCTQG.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện nay, các thông tin liên quan đến Ủy ban, các nội dung qua Website Chính phủ đã được báo chí phản ánh đúng mực, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

"Chúng tôi sẽ triển khai đúng các văn bản quy phạm pháp luật, trình các cấp thẩm quyền xem xét thông qua. Khi Nghị định này được Chính phủ đồng ý thông qua sẽ là cơ sở ra đời UBCTQG", Cục trưởng khẳng định.

Theo ông Tân, Uỷ ban không chỉ thực hiện 1 việc theo Luật Cạnh tranh mà còn liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

"Chúng tôi đang thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quền lợi người tiêu dùng. Đó cũng là nhiệm vụ được gửi gắm tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Việc một cơ quan phải nhận nhiều nhiệm vụ chính là cách thu gọn đầu mối, một đầu mối làm nhiều việc", ông Tân nhấn mạnh.

Cơ sở thứ 4 là UBCTQG được thành lập trên cơ sở kiện toàn bộ máy, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ và tổ chức trên cơ sỏ hiện trạng. Cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay có 2 cơ quan là Hội đồng Cạnh tranh quốc gia và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chúng tôi đang thành lập đề án thành lập UBCTQG, trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị này. Đó chính là đáp ứng yêu cầu thu gọn bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

"Tăng biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng chỉ là luân chuyển cán bộ trong nội bộ của Bộ Công Thương, về cơ bản, vẫn đảm bảo con số tổng, do đó, không "phình to" biên chế", ông Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Theo Bộ Công Thương, tổng biên chế được giao hiện nay của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là 50 biên chế công chức và Văn phòng Hội đồng cạnh tranh 8 biên chế (tổng biên chế sau khi hợp nhất 2 đơn vị là 58 công chức); viên chức là 10 biên chế.

Dự thảo cũng cho hay, trong giai đoạn 2020-2025, tổng biên chế, nhân sự dự kiến của các đơn vị của Ủy ban có trung bình 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức (tăng trung bình khoảng 70-80 biên chế công chức; 15 biên chế viên chức).

Bộ Công Thương cũng đề xuất, số lượng biên chế, nhân sự còn thiếu, thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ các đơn vị của bộ hoặc các bộ, ngành khác nhằm bảo đảm các nguyên tắc không làm tăng biên chế trong tổng số biên chế của bộ và biên chế hành chính nhà nước nói chung; việc bổ sung sẽ triển khai theo lộ trình 5 năm.

Chủ tịch Ủy ban sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ