Bộ Công Thương đề xuất 5 giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19 trong thời gian tới
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất 5 nhóm nội dung, giải pháp về công tác tháo gỡ khó khăn cho phát triển thị trường nhằm bảo đảm nguồn cung cho sản xuất trong nước và đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Bộ Công Thương đề xuất 5 giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19 trong thời gian tới
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 9/5, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, thời gian vừa qua, tình huống rất nhiều khó khăn và áp lực đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như đối với phát triển kinh tế đất nước. Dù vậy, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực chủ động trong không chỉ vượt qua khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội đối với người dân, người lao động.
“Chúng tôi đánh giá rất cao những tinh thần này của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ. Dịch bệnh diễn biến phức tạp và ngày càng khó lường vì vậy trong giai đoạn mới hiện nay đòi hỏi ta phải có tâm thế mới, ứng phó mới.
Với bối cảnh mới, tư lệnh ngành Công Thương đề xuất với Chính phủ 5 nội dung giải pháp về công tác tháo gỡ khó khăn cho phát triển thị trường nhằm bảo đảm nguồn cung cho sản xuất trong nước và đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Thứ nhất, trọng tâm quan trọng là phải rà soát, đánh giá và bám sát thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực đặc thù để xác định rõ thách thức, áp lực, yêu cầu nhằm tiếp tục tồn tại vượt qua khó khăn.
"Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các Bộ, ngành và các Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để rà soát đánh giá thực trạng, cũng như khả năng thẩm thấu các gói hỗ trợ và các chính sách, cơ chế của Chính phủ để đánh giá mức độ, yêu cầu và hiệu quả của điều hành Chính phủ trong thời gian tới", Bộ trưởng Công Thương nói.
Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ cụ thể hơn cho doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa cắt giảm điều kiện kinh doanh, hoan thiện hệ thống pháp luật để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hoạt động đầu tư sản xuất. Đặc biệt trong đó là các dịch vụ công trực tuyến sẽ tiếp tục được đưa lên cấp độ 3 và cấp độ 4 ngay trong năm 2020.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong giai đoạn sau của Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục được thực hiện ngay trong năm 2020, hay Chính phủ điện tử, cấp C/O điện tử cũng như các thủ tục khác để hỗ trợ, minh bạch hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ ngay.
Điểm thứ ba Bộ Công Thương đề xuất là cần đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, coi đây là nền tảng quan trọng để tạo thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển kinh tế năm 2020.
Có 4 nhiệm vụ cần triển khai, thứ nhất, khơi thông thị trường thông qua thương mại điện tử và hạ tầng thương mại; thứ hai, rà soát cùng địa phương để tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thương mại, tạo kích cầu lớn hơn, tạo động lực lớn hơn cho tăng trưởng phục vụ phát triển thị trường trong nước; thứ ba, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hiệu quả hơn nữa bằng việc tập trung quyết liệt cho những địa bàn, mặt hàng đang là điểm nóng.
Về điểm này, Bộ Công Thương cho rằng, rất cần địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và Bộ Công Thương để có những biện pháp và cơ chế đấu tranh hữu hiệu hơn nữa với hệ thống buôn lậu đang rất tinh vi và ngày càng xảo quyệt, phức tạp; thứ 4, phát triển thông qua gói kích cầu tập trung cho một số ngành hàng có nhu cầu và tiềm năng phát triển, đặc biệt gắn với đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các hiệp hội ngành hàng xây dựng các gói chính sách để báo cáo Thủ tướng.
Thứ tư, thị trường ngoài nước cũng được đặc biệt quan tâm trọng điểm trong nửa cuối năm 2020, như là một điểm nhấn tạo nên sức bật cho kinh tế của Việt Nam và cho thương mại, trong đó có thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN… sẽ là những thị trường trọng điểm cần có những khung khổ tổng thể để thực hiện phát triển nửa cuối năm 2020.
Bộ Công Thương cũng đang xây dựng các Đề án cụ thể phát triển cho từng khu vực, thị trường, ngành hàng ngay khi COVID-19 được kiểm soát và khống chế thành công trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ chủ động triển khai với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ này tập trung 4 nội dung, gồm: mở cửa thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại; gắn kết với chuỗi cung ứng thị trường ngoài nước; các hoạt động phòng vệ thương mại, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong các vụ kiện tranh chấp cũng như phát triển bền vững tại thị trường này.
Thứ năm, tái cơ cấu chuỗi cung ứng là cơ hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Thông qua các khung khổ hợp tác quốc tế cũng như những chủ trương, điều hành của Đảng, Chính phủ, chúng ta sẽ tập trung khai thác các Hiệp định thương mại tự do, các khung khổ hợp tác để xây dựng các chuỗi cung ứng mới thông qua các hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư, liên kết đầu tư với các đối tác lớn trong hàng loạt các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo, từ đó tạo ra vị thế mới của chúng ta trong các chuỗi cung ứng này.
Theo Bộ trưởng Công Thương, cần tiếp tục khai thác lợi thế từ các Hiệp định với EU, CPTPP, RCEP (dự kiến hoàn tất và ký kết cuối năm nay) để tiếp tục hoàn thiện các khung khổ hợp tác với các chuỗi cung ứng này, với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các khung khổ chính sách thúc đẩy các cơ chế liên kết trong chuỗi cung ứng và tạo ra chuỗi cung ứng cả trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về công nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về năng lượng, Nghị định 111 về công nghiệp hỗ trợ…
"Tất cả những nội dung này sẽ tạo nền tảng để chúng ta có chính sách và cơ chế cụ thể để thực hiện các chuỗi cung ứng này. Trên tinh thần đó chúng tôi báo cáo tóm tắt một số nội dung như vậy để định hướng và phối hợp cùng cộng đồng doanh nghiệp, thực hiện những điều hành Chính phủ", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, trên tinh thần báo cáo nhanh gọn những nội dung Bộ Công Thương sẽ triển khai thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ cùng cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển đất nước.
Sáng ngày 9/5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”.
Đây được đánh giá là Hội nghị Diên Hồng trong bối cảnh nền kinh tế như “lò xo nén lại” vì dịch COVID-19 và nay đang chờ bật lên, tái khởi động khi dịch bệnh đã cơ bản được đẩy lùi tại Việt Nam.
Diễn ra trong “trạng thái bình thường mới”, Hội nghị lần này được tổ chức theo hình thức đặc biệt với quy mô tiếp cận lớn nhất từ trước tới nay, được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành cũng như truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Do đó, khoảng 800.000 doanh nghiệp trên toàn quốc, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.
- Cùng chuyên mục
Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên
Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, gồm 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và 14 ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Sự kiện - 26/06/2025 14:03
Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới
Tổ công tác số 10 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội vừa có buổi làm việc với các quận, huyện Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mỹ Đức để nắm bắt tình hình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 26/06/2025 08:28
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia
Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Sự kiện - 26/06/2025 06:45
Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp
UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm trụ sở làm việc của Đảng ủy và UBND 126 phường, xã sau sắp xếp, để vận hành thí điểm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kể từ 1/7.
Sự kiện - 26/06/2025 06:45
Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam
Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đức, mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.
Sự kiện - 25/06/2025 20:10
Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới
Nhà báo Lưu Quang Định, tân Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới là người gắn bó với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
Sự kiện - 25/06/2025 16:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tận dụng hiệu quả hạ tầng cảng biển nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy, các khu kinh tế ven biển và vùng nguyên liệu dọc hành lang Đông - Tây.
Sự kiện - 25/06/2025 15:41
[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, phải học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới để nắm vững, làm chủ công nghệ AI, phát triển các mô hình AI cho chính Việt Nam.
Sự kiện - 25/06/2025 12:56
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Hà Nội đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, như: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; các dự án cầu vượt Sông Hồng; các dự án nhà máy xử lý rác thải, xử lý nước thải, cải thiện môi trường sông Tô Lịch và các sông nội đô...
Sự kiện - 25/06/2025 09:55
Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng
Để đảm bảo quá trình sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra trơn tru, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiến hành đồng bộ việc sắp xếp nhân sự, sẵn sàng hạ tầng số; không để gián đoạn, ùn ứ thủ tục hành chính do sáp nhập.
Sự kiện - 25/06/2025 09:14
Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới
Lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất và chủ trì xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp xã cho 34 tỉnh thành mới phục vụ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.
Sự kiện - 25/06/2025 06:45
Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Lê Hữu Hoàng và Đinh Văn Thiệu đã có đơn xin nghỉ công tác.
Sự kiện - 24/06/2025 17:21
Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 24/06/2025 11:08
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghỉ hưu trước tuổi, bắt đầu từ ngày 1/7.
Sự kiện - 24/06/2025 11:05
Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng
Trong bối cảnh thời điểm hợp nhất hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất cận kề, kỳ họp thứ 33 là kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 24/06/2025 10:32
Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran: Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?
Nhiều dự báo cho thấy căng thẳng địa chính trị Israel - Iran làm cho giá dầu có khả năng lên tới 120 USD/thùng thay vì kỳ vọng duy trì dưới ngưỡng 70 USD/thùng đến hết năm 2025. Trong nước, giá xăng dầu đã tăng “khủng” từ ngày 19/6, dấy lên lo ngại về chỉ số CPI.
Sự kiện - 24/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago