Blue-chips sẽ sớm trở lại?
Khi định giá nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trở nên đắt đỏ hơn trung bình chung của thị trường, cũng như so với nhóm vốn hóa lớn, dòng tiền có thể sẽ chuyển hướng.

Tiền trên thị trường vẫn dồi dào
Dòng tiền, yếu tố quyết định sự lên xuống của mỗi cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung, theo đánh giá của các công ty chứng khoán, vẫn rất dồi dào và tham gia vào thị trường ở cường độ cao.
Cơ sở cho nhận định này là số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 10 đạt trên 130.000 và 10 tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu, cho thấy lượng cầu đang áp đảo nguồn cung. Đồng thời, số dư tiền gửi của các nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán tính đến cuối quý III/2021 ở mức trên 100.000 tỷ đồng - con số lớn nhất trong lịch sử.
Ông Trần Xuân Bách, Giám đốc Vĩ mô, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu sẽ giúp Chính phủ có thêm dư địa thực thi các chính sách tiền tệ nới lỏng, qua đó kỳ vọng sẽ giúp cho mặt bằng lãi suất thấp được duy trì ít nhất đến cuối năm 2021.
Điều này sẽ tiếp tục là yếu tố giữ chân và thu hút thêm dòng tiền của nhà đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Đó là lý do thanh khoản thị trường luôn được duy trì ở mức cao, trên 20.000 tỷ đồng mỗi phiên trên sàn HOSE. Đặc biệt là trong tháng 11, thị trường đã ghi nhận phiên xác lập kỷ lục giá trị giao dịch mới ở mức 43.000 tỷ đồng, qua đó, nâng mặt bằng thanh khoản trung bình mỗi phiên trên sàn HOSE lên mức trên 30.000 tỷ đồng.
Theo quan sát của BVSC, quy mô margin của các công ty chứng khoán vẫn liên tục gia tăng trong thời gian gần đây. Tính đến hết quý III, tổng lượng margin của các công ty chứng khoán đạt hơn 150.000 tỷ đồng và con số này đã tiếp tục nhích lên trong tháng 10, nhưng dường như vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn tăng trưởng còn nhanh hơn đến từ “tiền tươi” của các nhà đầu tư trong nước. Diễn biến này cho thấy dòng tiền vào thị trường còn rất mạnh và sẽ giúp thị trường tăng trưởng bền vững hơn.
Thị trường đã trải qua một vài thời điểm mà bóng ma margin đe dọa khiến điểm số giảm mạnh vào thời điểm nhạy cảm như cuối quý, hay cuối tháng khi các công ty chứng khoán kết sổ để lập báo cáo tài chính.
Nhưng ảnh hưởng của những thông tin về việc công ty này, công ty kia siết margin ngày càng nhỏ đi và đến thời điểm tháng 10, khi giới đầu tư quan ngại về tình trạng căng cứng margin, thị trường chứng khoán có thể sẽ phải trải qua một nhịp điều chỉnh để cân bằng, thì các chỉ số lại bứt phá mạnh mẽ nhờ kỳ vọng về gói hỗ trợ tăng trưởng. Điều đó cho thấy, dòng tiền mới đã vào thị trường, tạo ra lực cầu chờ mua mạnh mẽ.
Xét về mặt vĩ mô, dòng tiền vào thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục ổn định khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, các kênh đầu tư cạnh tranh (vàng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…) đều giảm sức hút do nhiều yếu tố khách quan.
Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam, về cơ bản, không có nhiều dấu hiệu cho thấy rủi ro dòng tiền sẽ rút mạnh khỏi thị trường trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc nhà đầu tư có giải ngân mạnh hay không, hay thị trường chung có tiếp tục xu hướng tăng điểm, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình dịch Covid-19, các gói kích thích kinh tế quy mô lớn của Chính phủ và tốc độ phục hồi trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
Cổ phiếu vừa nhỏ tăng nóng, áp lực chốt lời cao
Từ đầu quý III tới nay, dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa lớn đã giảm 25%, trong khi nhóm cổ phiếu midcap tăng gấp đôi và đặc biệt là nhóm vốn hóa nhỏ đã tăng mạnh 121%.
“Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ vẫn còn thu hút được sự quan tâm của dòng tiền trong ngắn hạn, nhờ sự cải thiện tích cực về mặt lợi nhuận”, ông Bách nhận định.
Nhóm cổ phiếu VN30 hay dòng ngân hàng bứt phá được một, hai phiên nhưng rồi lại tắt. Dòng tiền xoay vòng liên tục, các nhóm cổ phiếu thay nhau nâng đỡ chỉ số. Thị trường đã chứng kiến dòng tiền luân giữa các nhóm bất động sản, thép, ngân hàng, chứng khoán, phân bón rồi nhóm ngành nông nghiệp.
Thực tế, trong nhịp tăng mạnh của thị trường trong hai tuần trước, một số nhà đầu tư liên tục chạy theo sóng đã bị lỡ nhịp, vì nhiều cổ phiếu được đẩy lên 2 phiên rồi lại quay đầu giảm.
Anh Trần Long, nhà đầu tư có kinh nghiệm chia sẻ, giai đoạn hiện tại, anh thực hiện chiến lược đa dạng danh mục đầu tư để có thể tận dụng nhiều đợt sóng của thị trường. Anh giữ tỷ trọng mỗi cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế đẩy margin quá cao vì lo ngại gây rủi ro cho cả danh mục khi thị trường bất ngờ đảo chiều.
“Việc lướt sóng ngắn hạn, đặc biệt là dựa theo tâm lý FOMO (mua đuổi, bán đuổi), rủi ro sẽ cao do thị trường biến động lớn. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể phân bổ các tỷ trọng đầu tư hợp lý, áp dụng chiến lược nắm giữ và điều chỉnh ngưỡng dừng lỗ phù hợp”, anh Long chia sẻ.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank cho rằng, ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên tập trung dòng tiền vào các ngành và các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt trong giai đoạn quý IV/2021 và năm 2022.
Điểm đến dòng tiền nên là các nhóm ngành được dự báo hưởng lợi khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại và tự tin nắm giữ trong dài hạn như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công, vật liệu xây dựng, bất động sản, bán lẻ, xuất nhập khẩu, bảo hiểm…
“Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý mức giá mua cổ phiếu đi kèm với mức tăng trưởng lợi nhuận dự phóng khả thi của doanh nghiệp để tránh bẫy dòng tiền đầu cơ kỳ vọng quá mức”, ông Trung lưu ý.
Trong khi đó, ông Võ Văn Cường, Giám đốc đầu tư, Công ty Chứng khoán Everest cho rằng, hiện chưa nhận thấy những yếu tố rủi ro lớn tác động mạnh để thị trường sụt giảm sâu nhưng áp lực chốt lời, hoặc các yếu tố bất ngờ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong tháng 11 và vì vậy, nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn này cơ cấu lại danh mục, hiện thực hóa lợi nhuận và bắt đầu tìm kiếm những cổ phiếu triển vọng cho giai đoạn đầu năm 2022.
Ông Cường cho biết, dựa trên các phân tích và số liệu cũng như triển vọng cho những tháng cuối năm 2021, một số cổ phiếu đơn lẻ có thể sẽ thu hút dòng tiền như trong ngành bất động sản có VHM, KDH, NLG, SZC.
Đây là những doanh nghiệp đang có tích luỹ tiền mặt dồi dào, cũng như ảnh hưởng tích cực nhờ dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh và mở rộng quỹ đất phát triển khu công nghiệp, kết nối cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng đường bộ phía Nam.
Với nhóm ngành nguyên vật liệu, ông Cường khuyến nghị các cổ phiếu HPG, PTB, VCS, HT1. Các doanh nghiệp này đã duy trì mức tăng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng vượt trội trong quý III cũng như có triển vọng lợi nhuận tích cực trong quý IV/2021 nhờ thúc đẩy đầu tư công. Ngoài ra, còn một số cổ phiếu trong nhóm ngành hàng tiêu dùng - bán lẻ, như PNJ, PET, VHC, dựa trên kỳ vọng lực cầu sẽ gia tăng mạnh sau giai đoạn giãn cách, đặc biệt trong mùa mua sắm, lễ hội cuối năm.
Quan sát mức định giá của 3 chỉ số VN30, VNMID và VNSML, đại diện cho nhóm vốn hóa lớn, vốn hóa vừa và vốn hóa nhỏ, mức P/E của nhóm VNSML đang tiệm cận mức P/E trung bình +1, trong khi VNMID đang quanh mức P/E trung bình 1 năm, còn VN30 thì đang ở sát mức P/E trung bình -1, ông Bách nhận xét, “với mức định giá đang trở nên hấp dẫn nhờ tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong quý IV/2021 và năm 2022, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ sớm thu hút được dòng tiền lớn trở lại trong thời gian tới”.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Đầu tư cổ phiếu nào đón sóng nâng hạng?
Nếu được nâng hạng, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK Việt Nam có thể lên vài tỷ USD, tạo ra cú hích lớn. Các CTCK điểm tên loạt cổ phiếu vốn hóa lớn hưởng lợi.
Tài chính - 13/07/2025 07:27
'Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có hiệu suất sinh lời rất cao'
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc khối Đầu tư Dragon Capital cho rằng, trong 5 năm tới khi nền kinh tế bứt phá, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư hiệu suất rất cao.
Tài chính - 13/07/2025 07:25
Nhóm Vingroup kéo VN-Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp
VN-Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong khi nhiều cổ phiếu bước vào pha điều chỉnh. Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh.
Tài chính - 11/07/2025 16:34
Đạm Phú Mỹ phát quà ‘khủng’ cho cổ đông
Đạm Phú Mỹ đang triển khai các thủ tục cần thiết để thực hiện chia thưởng lớn cho cổ đông theo quyết định đã được thông qua từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Tài chính - 10/07/2025 15:38
Chính sách thuế quan mới của Mỹ: Thách thức và cơ hội chiến lược cho Việt Nam
Chính sách thuế quan mới của Mỹ là thách thức lớn đối với các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên cũng mở ra cơ hội để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và nâng cao vị thế cạnh tranh trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy biến động.
Tài chính - 10/07/2025 08:41
Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thực hiện các cải cách để hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán lên hạng mới nổi (Emerging Market), vai trò của nhà đầu tư cá nhân ngày càng trở nên quan trọng.
Tài chính - 10/07/2025 07:30
‘Mưa’ cổ tức sau mùa đại hội
Hàng loạt doanh nghiệp thông báo chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức trong tháng 7. Nổi bật nhất, Bia Hạ Long trả cổ tức tiền mặt lên đến 110%.
Tài chính - 10/07/2025 07:00
[E] Nhìn lại 25 năm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Đánh dấu 25 năm mở cửa, chứng khoán Việt Nam đứng trước cột mốc mới là được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Điều này sẽ giúp thị trường Việt Nam trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn trên bản đồ tài chính thế giới.
Tài chính - 10/07/2025 07:00
Vốn ngoại ‘ồ ạt’ chảy vào chứng khoán và ngân hàng
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị gần 2.000 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán và ngân hàng.
Tài chính - 09/07/2025 16:12
Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina
Tân cổ đông của Vinaconex ITC là Công ty TNHH Sàn giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha.
Tài chính - 09/07/2025 08:00
Niềm tin trở lại với chứng khoán
Chuyên gia VPBankS cho rằng niềm tin đã trở lại với chứng khoán khi VN-Index tăng tốt từ đầu tháng 4. Còn nhiều động lực để VN-Index chinh phục mốc 1.500 điểm phía trước.
Tài chính - 09/07/2025 07:00
'Có dư địa để tăng trưởng tín dụng cao hơn 16%'
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 8% cho năm 2025, ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết con số tăng trưởng tín dụng 16% không chỉ khả thi mà còn có thể cao hơn, với điều kiện kiểm soát tốt lạm phát và nợ xấu.
Tài chính - 08/07/2025 21:31
Cổ đông TCBS chốt phương án IPO và lên sàn
Sau đợt IPO, TCBS sẽ triển khai việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, niêm yết HoSE hoặc đăng ký giao dịch UPCoM nếu không thỏa điều kiện niêm yết.
Tài chính - 08/07/2025 15:58
UOB: Kỳ vọng lãi suất ổn định, tỷ giá dần hạ nhiệt
Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng UOB nhận định, lạm phát tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát và chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được giữ ở mức hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Tài chính - 08/07/2025 15:57
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp
Giao dịch của khối ngoại tiếp tục là điểm sáng đáng chú ý khi họ có phiên mua ròng thứ 5 phiên liên tiếp (tổng giá trị đạt 7.679,37 tỷ đồng) trên sàn HoSE.
Tài chính - 08/07/2025 15:56
Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp
Bà Nguyễn Hoàng Yến, Chủ tịch Mirae Asset cho biết, không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng nhà đầu tư cũng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng nhiều nhà đầu tư bắt đầu tiếp cận phương pháp quản lý tài sản, đầu tư có kỷ luật thay vì chỉ đơn thuần giao dịch ngắn hạn.
Tài chính - 08/07/2025 14:10
- Đọc nhiều
-
1
Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'
-
2
Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina
-
3
Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp
-
4
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
-
5
Người nước ngoài được mua những dự án nhà ở nào ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago