Bình Dương đưa ra hàng loạt giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó thời dịch COVID-19

Nhàđầutư
Theo UBND tỉnh Bình Dương, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất công nghiệp của tỉnh, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước giảm mạnh, các hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài cũng bị ngưng trệ.
CHU KÝ
21, Tháng 04, 2020 | 09:47

Nhàđầutư
Theo UBND tỉnh Bình Dương, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất công nghiệp của tỉnh, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước giảm mạnh, các hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài cũng bị ngưng trệ.

Báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh giảm, chỉ bằng 54% so với cùng kỳ năm 2019; số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể tăng 63%.

unnamed (1)

Ảnh minh họa: ALPHA

img-1584660708994-1584663306080

 

Đây là thời điểm hết sức khó khăn của các doanh nghiệp, là thời điểm mà hơn bao giờ hết chúng ta phải thể hiện sự sát cánh, đồng hành cùng với doanh nghiệp, cùng gánh vác, chia sẻ, tích cực hỗ trợ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đánh giá, mặc dù kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quí I/2020 vẫn đạt khá nhưng dịch bệnh COVID-19 đã tác động lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực.

“Nhìn chung, dịch bệnh đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa trong và ngoài nước; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước giảm mạnh; các hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài bị gián đoạn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, điện tử…”, UBND tỉnh Bình Dương cho hay.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch hành động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19 nhằm đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, bù đắp, giảm thiểu các thiệt hại do dịch bênh gây ra.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính tham mưu triển khai kịp thời các biện pháp, chính sách của Trung ương, Bộ Tài chính ban hành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các chính sách về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; đồng thời tham mưu phương án giảm phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương đã đề nghị các tổ chức tín dụng theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… một cách phù hợp, đúng quy định theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang rà soát, lên kế hoạch giãn nợ, giảm lãi suất vay vốn cho các trường hợp bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Trong khi đó, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bình Dương phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và không tính lãi chậm nộp phạt.

Đồng thời, Cục Thuế, Cục Hải quan xem xét không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm để doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp rà soát về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thanh Toàn, Sở sẽ tiếp tục theo dõi, dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế để có biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

“Bên cạnh việc củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, Sở tiếp tục nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực (từ giữa năm 2020)”, ông Toàn cho biết.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Dương cũng giao Sở LĐ-TB&XH thống kê tình hình lao động nước ngoài trở lại làm việc; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19; báo cáo thực trạng và giải pháp quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Bình Dương, nhất là lao động đến từ vùng dịch hoặc di chuyển qua vùng dịch để có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài.

Theo số liệu ước tính của UBND tỉnh Bình Dương, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2020 tăng 6,14% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn 1,02% so với mức tăng 7,16% của quý I/2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,65% nhưng mức tăng trưởng đã thấp hơn 3% so với mức tăng của quý I/2019.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2020 ước đạt 5.839 triệu USD, tăng 3,6%, thấp hơn 9,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4.200,1 triệu USD, tăng 4,3%, thấp hơn 1% so với mức tăng trưởng của quý I/2019.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đã ký hợp đồng và chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu để duy trì sản xuất đến tháng 4-5/2020 thì đến nay hoạt động tương đối ổn định. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu, thiếu lao động là chuyên gia nước ngoài, việc tuyển dụng lao động cũng đang gặp khó khăn, một số doanh nghiệp phải hoạt động dưới công suất, hoạt động cầm chừng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ