Bidiphar: Sau tranh cãi thượng tầng, người từng bị loại - ông Tạ Nam Bình làm Chủ tịch

MỸ HÀ
13:18 13/05/2024

Đại hội cổ đông Bidiphar diễn ra ngày 27/4 nóng với việc bầu cử HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029. Ông Tạ Nam Bình bất ngờ bị loại khỏi danh sách bầu cử trình tại đại hội nhưng sau đó đã được đưa vào lại danh sách và trở thành Chủ tịch HĐQT.

bidiphar

Ông Nguyễn Tiến Hải - cựu Chủ tịch Bidiphar. Ảnh: Bidiphar

Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Đình – Bidiphar (mã: DBD) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về các chức danh trong HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029. Ông Tạ Nam Bình được bầu làm Chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Tiến Hải – cựu Chủ tịch HĐQT làm Thành viên.

Theo tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2024, Bidiphar (mã: DBD) trình việc bầu HĐQT nhiệm trì 2024 – 2029 với 7 thành viên HĐQT, trong đó ít nhất 2 thành viên độc lập.

Theo danh sách công bố ngày 17/4, 7 ứng cử viên gồm ông Nguyễn Tiến Hải, bà Phạm Thị Thanh Hương, ông Trương Thanh Liêm, ông Nguyễn Ngọc Dũng, bà Nguyễn Thị Minh Giang, ông Phan Tấn Thư và ông Tạ Nam Bình. Trong đó, hầu hết là người cũ bầu lại, người mới gồm bà Nguyễn Thị Minh Giang – Giám đốc TIM Việt Nam JSC và ông Phan Tấn Thư – Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT Chứng khoán Bảo Minh.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ĐHCĐ diễn ra ngày 27/4, Bidiphar chỉ đưa ra danh sách 6 người, ông Tạ Nam Bình bị loại khỏi danh sách bầu cử. Ông Tạ Nam Bình sinh năm 1975, trước đó là Phó Chủ tịch HĐQT của Bidiphar nhiệm kỳ 2019 – 2023.

Ông Bình cho biết theo cuộc họp ngày 17/4 và 26/4, số phiếu HĐQT bỏ cho ông là 4/7. Song, HĐQT kết luận ông Bình không được bỏ cho bản thân nên là 3 phiếu bỏ và 3 phiếu đồng tình. Với trường hợp đều phiếu bầu, ông Nguyễn Tiến Hải dùng quyền Chủ tịch HĐQT phủ quyết việc tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029 của ông Bình.

Việc thay đổi đột ngột số lượng thành viên HĐQT và loại bỏ ông Bình trở thành chủ đề “nóng” nhận được nhiều ý kiến quan tâm của cổ đông. Các cổ đông cho rằng việc thay đổi đột ngột sẽ không có thời gian xem xét thấu đáo để đưa ra quyết định đúng đắn nên đại hội cần dành thời gian làm rõ vấn đề. Ngược lại, một bên khác thì cho rằng để ứng cử vào HĐQT cần sở hữu từ 10% cổ phần trở lên, công ty có kế hoạch phát hành riêng lẻ 30% cổ phần, cần giữ trống 1 ghế cho nhà đầu tư chiến lược.

Đồng thời, vấn đề số lượng thành viên HĐQT nên là 6 hay 7 người cũng gây tranh cãi và cổ đông yêu cầu bỏ phiếu biểu quyết xác định con số chính xác. Trong lần kiểm phiếu đầu tiên, tỷ lệ đồng ý số lượng thành viên HĐQT 6 người là 47,4%, đồng ý 7 người là 48,6%. Cổ đông đề nghị kiểm đếm lại theo số lượng đang dự tại đại hội thì cho ra kết quả đồng ý điều chỉnh số lượng HĐQT từ 7 xuống 6 là 48,8% và không đồng ý 51,2%. Như vậy, sau 2 lần biểu quyết, số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029 được chốt là 7 người.

Mặt khác, nhóm cổ đông ủng hộ ông Tạ Nam Bình chỉ sở hữu 6 triệu cổ phiếu, tương đương 8% vốn Bidiphar, còn thiếu 1,4 triệu đơn vị nữa để ứng cử vào HĐQT. Với sự ủng hộ thêm của đại diện ủy quyền Quỹ đầu tư Bảo Việt – ông Nguyễn Đức Lương (sở hữu 2,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,7% vốn), ông Tạ Nam Bình được đưa trở lại danh sách bầu cử nhiệm kỳ 2024 – 2029. Cuối cùng, ông Tạ Nam Bình trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029 với tỷ lệ 84,82%.

danh-sach

Danh sách HĐQT Bidiphar nhiệm kỳ 2024 - 2029. Nguồn: Bidiphar

Huy động vốn đầu tư 2 nhà máy

Bidiphar là doanh nghiệp dược phẩm lớn tại Bình Định, vốn điều lệ gần 749 tỷ đồng. Công ty được hình thành từ 1976, lên sàn chứng khoán vào 2018. Cơ cấu cổ đông Bidiphar khá phân mảnh và chỉ có 2 cổ đông lớn. Đó là cổ đông nhà nước - Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Định sở hữu 13,34% vốn, nhà đầu tư nước ngoài KWE Beteiligungen AG (Thụy Sĩ) nắm giữ 7,29% vốn. KWE Beteiligungen AG thành cổ đông lớn Bidiphar từ đầu 2023 và đang miệt mài gom thêm.

Năm nay, Bidiphar có kế hoạch chào bán riêng lẻ 23,3 triệu cổ phiếu với giá tối thiểu 50.000 đồng/cp. Nguồn tiền huy động để đầu tư 2 nhà máy là nhà máy sản xuất vô trùng thể tích nhỏ và nhà máy OSD Non – Betalactam. Dự án OSD Non – Betalactam có công suất thiết kế 1,3 tỷ sản phẩm/năm, tổng đầu tư 870 tỷ đồng. Bidiphar chia dự án thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 công suất 500 triệu sản phẩm/năm, kỳ vọng hoạt động từ 2029. Giai đoạn 2 thực hiện sau 2029 để nâng công suất lên 1,3 tỷ sản phẩm/năm.

Ngoài ra, để dồn vốn đầu tư, công ty tiếp tục giữ lợi nhuận để chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 25%. Số lượng cổ phiếu phát hành 18,7 triệu đơn vị, tăng vốn lên 936 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, Bidiphar báo cáo tổng doanh thu bán hàng năm qua đạt 1.732 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 269 tỷ đồng, tăng 7% và tăng 10% so với 2022.

Năm nay, lãnh đạo Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu tăng 15% lên 2.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế đi ngang ở mức 320 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 20%. Quý đầu năm, công ty đạt 398 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 79 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 20% và 24,6% kế hoạch năm.

  • Cùng chuyên mục
Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15