BHXH Việt Nam dồn lực cho 2 tháng cuối năm

Nhàđầutư
Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, việc hiện các nhiệm vụ trong thời gian qua cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết. Tại một số địa phương, công tác truyền thông còn chưa thực sự phát huy hiệu quả; nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách BHXH, BHYT còn chưa đầy đủ...
PV
09, Tháng 11, 2021 | 15:35

Nhàđầutư
Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, việc hiện các nhiệm vụ trong thời gian qua cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết. Tại một số địa phương, công tác truyền thông còn chưa thực sự phát huy hiệu quả; nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách BHXH, BHYT còn chưa đầy đủ...

Cũng theo BHXH Việt Nam, một số người lao động chưa được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin về các chính sách hỗ trợ. Tình trạng chi vượt dự toán kinh phí KCB BHYT vẫn xảy ra ở một số tỉnh, thành phố, cùng với đó việc lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT cả về phía người bệnh và cơ sở y tế vẫn chưa được kiểm soát toàn diện và đầy đủ. Việc triển khai thanh tra, kiểm tra theo hình thức điện tử, rà soát, khai thác, phân tích dữ liệu trên các phần mềm nghiệp vụ để cảnh báo, đôn đốc, nhắc nhở đơn vị của một số đơn vị, địa phương chưa thực sự được quan tâm, phát huy hiệu quả...

hoi nghi nganh bhxh

BHXH Việt Nam đang dồn lực cho 2 tháng cuối năm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cho biết, toàn ngành BHXH đã trách nhiệm và nỗ lực triển khai thực hiện các Nghị quyết 116 của Chính phủ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Đặt quyết tâm đạt được các chỉ tiêu cao nhất trong năm 2021, Tổng giám đốc chỉ rõ: Tháng 11/2021 sẽ vẫn còn không ít khó khăn trong bức tranh kinh tế- xã hội chung, tuy nhiên tinh thần của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” cũng áp dụng vào các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, xây dựng giải pháp, kịch bản điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ tương ứng với từng cấp độ dịch.

Với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển đối tượng, giảm nợ, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định, trong 2 tháng cuối năm, toàn ngành "dồn lực" triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong những tháng cuối năm.

Tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển đến từng cán bộ, đại lý thu. Thực hiện phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát trong thực hiện mọi nhiệm vụ. Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đảm bảo nguyên tắc: rõ người, rõ việc, rõ quy trình trách nhiệm, rõ kết quả; khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt; xử lý nghiêm vi phạm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân.

BHXH Việt Nam cũng Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí, cũng như chỉ đạo BHXH các địa phương triển khai kế hoạch truyền thông chính sách BHXH, BHYT năm 2021 linh hoạt, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 từng địa bàn. Đồng thời tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng cung cấp các DVC trực tuyến mức độ 4 (đảm bảo 100% DVC của Ngành được thực hiện ở mức độ 4); tích hợp, cung cấp thêm các DVC của Ngành trên Cổng DVC Quốc gia, đặc biệt là các DVC liên quan đến chính sách hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19…

Đặc biệt, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2022; tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra năm 2021 phù hợp với tình hình diễn biễn dịch bệnh Covid-19; tăng cường đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra theo hình thức điện tử (khai thác các cơ sở dữ liệu của Ngành, phân tích, đánh giá, đưa ra cảnh báo, đôn đốc); tập trung thanh tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị, doanh nghiệp nợ đóng kéo dài, có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp...

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, từ đầu năm đến nay, ngành BHXH cũng đã nỗ lực mở rộng số người tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt quan tâm việc tăng độ bao phủ chính sách an sinh đến những nhóm người khó khăn. BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc đánh giá tác động, trên cơ sở đó để đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2021; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành liên quan trong việc đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc nhóm đối tượng không được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT sau khi triển khai Quyết định 861/QĐ-TTg). Tiếp tục phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu, lộ trình phát triển BHXH, BHYT giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương...

Ban hành và triển khai trong toàn Ngành Kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác thu, khai thác, phát triển người tham gia từ năm 2021 và năm 2022 trở đi phù hợp với các địa bàn, khu vực tương ứng từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

BHXH Việt Nam cũng phối hợp, thống nhất với Bộ Y tế về thanh toán thuốc BHYT vượt hạng bệnh viện tại các bệnh viện tuyến cơ sở; giải quyết các vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT đối với cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, trạm y tế lưu động. Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở y tế tổ chức thực hiện việc KCB BHYT sau giai đoạn giãn cách xã hội, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia. Ngay trong tháng 10/2021, khi dịch bệnh được khống chế tại một số địa phương, số lượt KCB BHYT đã tăng lên nhiều hơn 8,8 triệu lượt, số chi 6.688 tỷ đồng. Trong 10 tháng năm 2021, cả nước có tổng số lượt KCB BHYT là trên 108 triệu lượt, tổng số chi là 73.199 tỷ đồng…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ